I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được nguyên nhân diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất và những hậu quả của nó, vai trò to lớn của Lênin trong việc chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất và góp phần trong việc bảo vệ hoà bình của nước Nga và thế giới.
- Rèn kỹ năng phân tích, thực hành.
II. Nội dung
11 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bồi dưỡng môn Lich sử - Phần II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suy yếu
2. Vì sao quân triều đình đông nhưng để mất thành Hà Nội
- Do đường lối quân sự của triều đình lạc hậu
- Vũ khí thô sơ
- Triều đình không phối hợp và tổ chức cho nhân dân kháng chiến
- Nguyễn Tri Phương chủ quan, chiến đấu lẻ loi và thất bại
3. Nhân dân Hà Nội và Bắc Bộ đã chiến đấu chống thực dân Pháp?
- Đêm đêm các toán nghĩa binh tấn công vào trại giặc, đốt kho đạn giặc.
- Ở cửa ô Thanh Hà một đội nghĩa binh đã anh dũng chặn địch và hy sinh anh dũng đến người cuối cùng để bảo vệ thành à nhân dân Hà Nội đã cảm phục và đổi tên Ô Quan Chưởng.
- Sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng, đi đâu chúng cũng bị nhân dân ta đánh trả quyết liệt. Ở Thái Bình có căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến và Phạm Văn Nghị
4. Diễn biến chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và kết quả
- Diễn biến: SGK
- Kết quả: làm nức lòng quân dân ta hăng hái đánh giặc, thực dân Pháp lo sợ buộc phải bỏ thành Hà Nội
5. Hậu quả của việc ký hiệp ước Giáp Tuất
- Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2
6. Âm mưu của thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 2
- Bắc Kỳ là 1 thị trường đông dân cư đất đai, tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có như than đá vì Pháp rất cần than nên quyết tâm xâm lược Bắc Kỳ
7. Tinh thần đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ khi thực dân Pháp đánh chiếm lần
- Nhân dân phối hợp với quân triều đình kháng chiến
- Nhân dân Hà Nội tự tay đốt nhà tạo thành những bức tường lửa cản giặc.
- Tự tổ chức thành đội ngũ để bảo vệ thành
- Sau khi Hoàng Diệu mất cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn đặc biệt là chiến thắng Cầu Giấy lần 2
PHONG TRÀO CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CUỐI TK XIX
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX đến đầu TK XX
- Rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng làm bài.
II. Nội dung
1. Vì sao nhân dân ta ủng hộ phong trào Cần Vương
- Phong trào Cần Vương đáp ứng được nguyện vọng đứng lên chống Pháp của nhân dân
- Nhà vua đứng về phía nhân dân, được nhân dân ủng hộ
2. Nét nổi bật của khởi nghĩa Ba Đình
- Căn cứ Ba Đình xây dựng theo lối truyền thống ruộng- tre- nước- công sự, có khả năng phòng thủ trực tiếp đối đầu với quân Pháp
- Nhược điểm dễ bị bao vây phong toả
- Khi bị tấn công không có đường rút lui
3. Căn cứ Bãi Sậy khác căn cứ Ba Đình ở những điểm nào?
- Căn cứ Bãi Sậy không có thành luỹ công sự trên mặt đất như Ba Đình mà dựa vào điều kiện tự nhiên, địa thế hiểm trở của vùng đầm lầy, lau sậy um tùm để làm căn cứ -> toả ra đánh địch hoạt động trên các trục đường giao thông...
- Nghĩa quân không đóng quân tập trung như Ba Đình mà trà trộn, phân tán vào trong nhân dân, mở rộng địa bàn nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình
- Giống nhau: Lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy đều là những văn thân yêu nước.
4. Khởi nghĩa Hương Khê
- Căn cứ khởi nghĩa Hương Khê có gì khác với các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy?
+ Căn cứ Hương Khê dựa vào rừng núi hiểm trở của 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh sang tận Lào.
+ Địa bàn hoạt động rộng dễ di chuyển
- Nêu những hiểu biết của em về người lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê?
+ Phan Đình Phùng, làm quan ngự sự triều đình Huế tính tình cương trực, thẳng thắn chống lại triều đình nên bị đuổi về quê.
+ Phong trào Cần Vương bùng nổ ông mộ quân khởi nghĩa và trở thành người lãnh đạo có uy tín nhất, ông hy sinh ngày 25/12/1895.
- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê tồn tại lâu hơn
+ Nhờ ý chí ngoan cường và tinh thần anh dũng của những người lãnh đạo và nghĩa quân Hương Khê.
+ Nhờ sự chỉ đạo sáng suốt và vận dụng sáng tạo chiến tranh du kích, được nhân dân ủng hộ
+ Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa sản xuất, vừa tích luỹ lương thực và tự sản xuất vũ khí
- Vì sao khởi nghĩa Hưong Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình của phong trào Cần Vương?
+ Có quy mô rộng lớn, địa bàn hoạt động rộng, trình độ tổ chức chiến đấu cao, sản xuất được vũ khí mới nhất, thời gian tồn tại lâu.
+ Đẩy lùi được nhiều cuộc tấn công của địch
- Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương?
+ Do gặp nhiều khó khăn về lực lượng và người chỉ huy
+ Thủ đoạn của thực dân Pháp thâm độc
+ Quy mô tấn công bao vây chia cắt của địch rộng lớn
________________________
PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ
PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm và những hạn chế của phong trào nông dân Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
- Rèn kỹ năng thực hành, phân tích, đánh giá sự kiện và những vấn đề lịch sử liên quan đến phong trào khởi nghĩa.
II. Nội dung
1. Nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân Yên Thế?
- Giữa TK XIX nhiều nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ mất hết ruộng đất do quan lại địa chủ phong kiến nhà Nguyễn lấn chiếm cướp đoạt phải lên Yên Thế khai phá ruộng đất để kiếm sống
- Khi thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định chiếm đoạt và bóc lột
- Vì vậy nhân dân Bắc Kỳ 2 lần mất đất nên vô cùng căm phẫn phong kiến đế quốc, do đó họ đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ quyền sống
2. Đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế?
- Khởi nghĩa Yên Thế có thời gian dài nhất (gần 30 năm), quy mô lớn nhất, địa bàn hoạt động rộng và có ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước
- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của phong trào Cần Vương, mà là 1 phong trào đấu tranh tự phát của nhân dân đấu tranh giữ đất, giữ làng, giữ quyền sống thiết thực của mình.
- Tinh thần chiến đấu quyết liệt buộc địch 2 lần phải giảng hoà và nhượng bộ cho nghĩa quân 1 số quyền lợi cho nghĩa quân
- Nghĩa quân còn liên lạc với những nhà yêu nước khác như Phan Bội Châu
3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?
- Nghĩa quân ngày càng gặp nhiều khó khăn
- Phong trào Cần Vương tan rã nên thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa
- Kẻ thù dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc, chia rẽ bao vây tấn công
- Phong trào chưa liên kết với các cuộc khởi nghĩa khác để tạo nên 1 phong trào đấu tranh rộng lớn, mạnh mẽ
4. Đặc điểm của phong trào khởi nghĩa của đồng bào miền núi có nổi bật gì?
- Phong trào nổ ra bền bỉ lâu dài
- Phạm vi hoạt động khắp các miền núi từ Nam đến Bắc
- Phong trào có sự tham gia đông đảo của các dân tộc miền núi
5. Tác dụng của phong trào khởi nghĩa của đồng bào miền núi?
- Phong trào nổ ra kịp thời mạnh mẽ
- Thời gian khởi nghĩa duy trì khá dài
- Hỗ trợ với các vùng đồng bằng
- Làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp
________________________
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI TK XIX
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được hoàn cảnh đất nước cuối TK XIX, hoàn cảnh ra đời của trào lưu cải cách duy tân, nội dung cải cách
- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét
II. Nội dung
1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối TK XIX?
- Giữa TK XIX chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương mục ruỗng
+ Kinh tế sa sút, tài chính cạn kiệt, xã hội mâu thuẫn sâu sắc.
+ Thực dân Pháp tăng cường mở rộng xâm lược
+ Đường lối đối nội đối ngoại lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
- Xuất phát từ lòng yêu nước muốn canh tân đất nước để cho đất nước giàu mạnh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp vì vậy các sĩ phu yêu nước đã đề xướng chương trình cải cách duy tân, nổi bật là Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch
2. Vì sao các đề nghị cải cách ở nước ta cuối TK XIX không thực hiện được
- Vì sự bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn không muốn thay đổi hiện trạng đất nước
- Từ chối mọi để nghị cải cách kể cả những cải cách có khả năng thực hiện được
3. Những đề nghị cải cách cuối TK XIX có ý nghĩa gì?
- Dám tấn công vào những tư tưởng phong kiến bảo thủ lỗi thời
- Thể hiện trí thức Việt Nam rất thức thời dám đổi mới
- Góp phần cho phong trào Duy Tân đất nước vào đấu TK XIX
4. Bài tập:
- Sách bài tập nâng cao.
___________________________
NHỮNG CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA
THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ,
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Giúp HS năm những âm mưu chia để trị và những thủ đoạn của thực dân Pháp và làm phân hoá xã hội Việt Nam.
- Rèn kỹ năng đánh giá phân tích.
II. Nội dung:
1. TDP xây dựng hệ thống cai trị ở Đông Dương như thế nào? Mục đích xây dựng hệ thống cai trị trên là gì?
- Chia Đông Dương thành 5 xứà Việt Nam có 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với 3 chế độ thống trị khác nhau. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh. Đứng đầu mỗi xứ và mỗi tỉnh là một viên quan người Pháp. Mục đích của chính sách trên là chia để trị.
2. Âm mưu, mục đích của TDP trong chính sách bóc lột là gì?
- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng của nông dân làm đồn điền, phát canh thu tô ( bóc lột theo kiểu phong kiến)
- Công nghiệp: Tập trung khai thác than, kim loại, mở một số nhà máy xi măng, gạch ngói, chế biến gỗ, xay xát
- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải phục vụ cho chính sách bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Thương nghiệp: Miễn đánh thuế hàng hóa của Pháp, đánh thuế rất nặng đối với hàng hóa của Việt nam và các nước khác.
* Mục đích bóc lột vơ vét tận xương tủy của nhân dân thuộc địa.
3. Âm mưu trong chính sách văn hóa giáo dục? thực chất của chính sách trên là gì?
- Thực hiện chính sách ngu dân, trường học chỉ phục vụ cho con em người Pháp và quan lại tay sai, chỉ đào tạo quan chức để phục vụ chính sách bóc lột dẫn đến 90% dân số mù chữ.
- Khuyến khích các tệ nạn xã hội như ma chay, đồng bóng, rượu chè, cờ bạc
Nhằm đẩy dân ta vào trong vòng ngu muội, tối tăm để dễ bề cai trị.
4.Hậu quả của chính sách bóc lột của TDP đối với Việt Nam?
- Làm cho nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp, công thương nghiệp trì trệ, đời sống nhân dân đặc biệt là công nhân và nông dân vô cùng cực khổ và bị bần cùng hóa.
5. Chính sách khai thác thuộc địa của TDP đã tác động đến các tầng lớp giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?
- Địa chủ, phong kiến ngày càng tăng, một bộ phận cấu kết với đế quốc để bóc lột nhân dân. Còn đa số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước,chống pháp.
- Giai cấp nông dân bị địa chủ và đế quốc bóc lột nặng nề.
File đính kèm:
- giao an(3).doc