Giáo án Lịch sử Khối 7 - Đề cương ôn tập học tập học kì II

I. Hãy khoanh tròn một chữ cái đứmg trước câu trả lời đúng :

 1. Kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là của :

A. Lê Lợi B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Chích D. Lê Lai

 2. Dưới thời Lê Sơ việc định lại chính sách công làng xã gọi là :

A. Phép quân điền B. Phép tịch điền C. Phép lộc điền D. Cả 3 ý trên đều đúng.

3. Thời Lê Sơ tôn giáo nào chiếm vị trí độc tôn trong xã hội :

A. Phật giáo B. Đạo giáo ` C. Nho Giáo D. Thiên chúa giáo

4. Tác phẩm sử học nào dưới thời Lê Sơ gồm 15 quyển :

A. Đại Việt sử kí B. Đại Việt sử kí toàn thư

C. Đại Việt sử kí tiền biên D. Dư địa chí

5. Ông vua anh minh nhất trong thời Lê Sơ là :

A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Thánh Tông D.Lê Nhân Tông.

6. Luật Hồng Đức ra đời trong thời kì nào ở nước ta :

A. Thời Lý B. Thời Trần C. Thời Lê Sơ D. Thời Nguyễn

7. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở :

A. Điện Biên ( Lai Châu) B. Ba Tơ ( Quảng Ngãi)

C. Truông Mây ( Bình Định) D. Tây Sơn

8.Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là :

A. Hạ thành Quy Nhơn B. Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm- Xoài Mút

C. Đánh bại 29 vạn quân Thanh D. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 - Đề cương ôn tập học tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n : A. Đại Việt sử kí B. Đại Việt sử kí toàn thư C. Đại Việt sử kí tiền biên D. Dư địa chí 5. Ông vua anh minh nhất trong thời Lê Sơ là : A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Thánh Tông D.Lê Nhân Tông. 6. Luật Hồng Đức ra đời trong thời kì nào ở nước ta : A. Thời Lý B. Thời Trần C. Thời Lê Sơ D. Thời Nguyễn 7. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở : A. Điện Biên ( Lai Châu) B. Ba Tơ ( Quảng Ngãi) C. Truông Mây ( Bình Định) D. Tây Sơn 8.Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là : A. Hạ thành Quy Nhơn B. Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm- Xoài Mút C. Đánh bại 29 vạn quân Thanh D. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn. 9. Vua Quang Trung đã làm gì để phát triển nông nghiệp : A. Ban chiếu lập học B. Ban chiếu Khuyến nông C. Giảm thuế D. Tăng thuế. 10. Sau khi quân Xiêm thất bại, Nguyễn Aùnh tiếp tục cầu viện thế lực nào bên ngoài để chiếm lại Gia Định : A. Quân Thanh B. Quân Minh C. Quân Pháp D. Quân Chân Lạp. 11. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Aùnh : A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh. C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm D. Quang Toản nối ngôi nhưng không đủ năng lực. 12. Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XVIII là : A. Tranh đánh vật B.Tranh hứng dừa C. Tranh chăn trâu thổi sáo D. Dòng tranh Đông Hồ 13. Nhà bác học lớn nhất của Việt nam thế kỉ XVIII là : A. Lê Hữu Trác B. Phan Huy Chú C. Lê Quý Đôn D. Ngô Nhân Tĩnh 14. Ông là người thầy thuốc có uy tín lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVIII, ông tên là : A. Lê HưÕu Trác B. Lê Quý Đôn C. Phan Huy Chú D. Lê Văn Hưu. II. Hãy điền các chính sách về kinh tế ( KT) và Xã hội ( XH) vào ô trống trước các câu sau : 0 Phép quân điền 0 Nông dân là giai cấp bị bóc lột 0 Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công phải nộp thuế cho nhà nước 0 Nghề đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm càng phát triển. III. Điền vào ô trống trước các câu sau : nguyên nhân thắng lợi (N) và ý nghĩa lịch sử (Y) 0 Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, ý chí quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước. 0 Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh 0 Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi 0 Mở ra một thời kì phát triển mới cho đất nước. IV. Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trước các câu sau : 0 Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tỳ hoặc bức dân làm nô tỳ. 0 Chính sách «  ngụ binh ư nông » chỉ thực hiện ở thời Lý 0 Trong lúc nguy cấp Lê Lai thay Lê Lợi chỉ huy cuộc khởi nghĩa 0 Năm 1777 nghĩa quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong bị lật đổ. V. Điền vào chỗ trống để hoàn thành niên biểu về hoạt động của phong trào Tây Sơn từ 1771-1789 : Thời gian Những hoạt động chính _ Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ _9-1773 _1774 _1776-1783 _ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong _ Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút _1786 _1789 _B. Phần tự luận : 1. Trình bày tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang ( 10-1427)? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khời nghĩa Lam Sơn ? 2. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ ? 3.Trình bày tổng quát bức tranh kinh tế cả nước ở thế kỉ XVI-XVIII ? 4. Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? 5. Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ? Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung ? 6. Trình bày khái quát tình hình giáo dục, khoa học-kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX ? Thái độ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đối với những thành tựu đó như thế nào ? Câu 1 : Diễn biến: - Đầu tháng 10-1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Lạng Giang. - 8-10-1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng. Phó tướng là Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang, bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, Lương Minh bị giết. Mấy vạn tên còn lại cố tiến xuống Xương Giang, co cụm giữa cánh đồng nhưng bị nghĩa quân tấn công từ nhiều hướng, gần 5 vạn bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống. - Cùng lúc đó Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh biết Liễu Thăng đã bị giết hoảng sợ vội rút quân về nước. Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt. Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi. - Nguyên nhân thắng lợi: - Nhân dân ta có lòng yêu nướcù nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước. - Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. b. Ý nghĩa lịch sử : - Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- thời Lê Sơ. Câu 2 : a. Nông nghiệp . - Giải quyết ruộng đất . - Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. - Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng . - Đặt ra một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà Đê sứ . Thực hiện phép quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. àNhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. b. Công thương nghiệp * Thủ công nghiệp: - Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. - Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền * Thương nghiệp : + Trong nước: Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. + Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng. Câu 3 : Nông nghiệp Đàng ngoài : - Cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang. - Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. - Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn phải bỏ làng đi nơi khác. . Đàng Trong: - Các chúa Nguyễn Khuyến khích khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng. - Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định. - Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghịêp phát triển rõ rệt, năng suất lúa cao. a. Thủ công nghiệp: - Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm các làng thủ công nổi tiếng ( Gốm Bát Tràng, các làng làm đường mía ở Quảng Nam) b. Thương nghiệp: - Buôn bán phát triển, nhất là các vùng đồng bằng và ven biển - Xuất hiện nhiều một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Gia Định. Câu 4 : Tháng 11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyên thêm quân - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc . - Đêm 30 tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. a. Nguyên nhân thắng lợi: - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hy sinh cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. a. Ý nghĩa lịch sử: - Lật đổ các tập đoàn phong kiến, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. - Đánh đuổi quân Xiêm, Thanh giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. Câu 5: Quang Trung bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền mới. - Ban hành những biện pháp phục hồi kinh tế: ban Chiếu khuyến nông, giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, giảm nhẹ nhiều loại thuế, yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải thông thương chợ búa. Nghề thủ công, buốn bán phục hồi - Về văn hoá giáo dục: ban Chiếu lập học, dùng chữ Nôm, lập Viện Sùng Chính để dịch sách. - Về quốc phòng: khẩn trương xây dựng quân đội mạnh chuẩn bị tấn công Nguyễn Aùnh ở Gia Định. - Về ngoại giao: thi hành chính sách mềm dẻo nhưng kiên quyết với nhà Thanh. Chiếu lập học nói lên hoài bão: Mong muốn mọi người dân đều được đi học. Bồi dưỡng năng lực, đào tạo nhân tài đóng góp xây dựng đất nước. Câu 6: Giáo dục, thi cử: Thời Tây Sơn, Quang Trung ban “Chiếu lập học”, chấn chỉnh việc học tập, thi cử, đưa chữ Nôm vào nội dung học tập, thi cử. - Thời Nguyễn, nội dung học tập, thi cử không có gì thay đổi. Quốc tử Giám được đặt ở Huế. Năm1836 Minh Mạng cho thành lập “ Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, Xiêm. *. Sử học, địa lí, y học: - Sử học: Triều Tây Sơn có bộ “ Đại Việt sử kí tiền biên” triều Nguyễn có : Đại Nam thực lục, Đại nam liệt truyện . + Lê Quý Đôn(1726-1783) nhà bác học nổi tiếng của thế kỉ XVIII, tác phẩm nổi tiếng: Đại Việt thông sử, phủ biên tạp lục. + Phan Huy Chú ù(1782-1840) tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí. - Y học: Lê Hữu Trác ( Hải thượng Lãn Ông) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. * Những thành tựu về kĩ thuật: - Từ thế kỉ XVIII một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú đã làm được đồng hồ và kính thiên lí. - Thợ thủ công nhà nước chế tạo được máy xẻ gỗ, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. Thái độ:

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 7.doc
Giáo án liên quan