LỊCH SỬ- Khối 4
Bài: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Tiết: 20
DKTG: 40 phút
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân Minh. Trận Chi lăng là một trongnhững trận quyết định thắng lợi của KN Lam Sơn.
+ Diễn biến của trận Chi lăng.
+ Ý nghĩa;đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của nhà Minh ,quân Minh phải xin hàng và rút xề nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê thành lập: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428) mở đầu thời Hậu Lê.
Nêu một số câu chuyện về Lê lợi.
19 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến đổi hoá học (tiếp theo).
b. Dạy bài:
*HĐ 1: Thực hiện trò chơi “Bức thư bí mật”
- Làm việc nhóm.
Nhóm trưởng cho các bạn đọc lại “Bức thư bí mật”, kiểm tra những đồ dùng mà các thành viên trong nhóm đã chuẩn bị sau đó điều khiển nhóm mình thực hiện chơi trò chơi được giới thiệu ở sgk trang 80.
- Làm việc cả lớp.
Từng nhóm giới thiệu các bức thư của mình với các bạn trong nhóm khác.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
*HĐ 2: Thảo luận nhóm – QS và trao đổi theo nhóm nhỏ
- Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80, 81 sgk.
+Hãy giải thích hiện tượng đó. (trang 80 sgk)
+Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hoá học?
- Làm việc cả lớp.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận:
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
4. Hoạt động nối tiếp:
Hệ thống lại bài.
Nhận xét tiết học
Dặn bài sau: Năng lượng.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 13 tháng 01 năm 2012
Khoa học- Khối 4
Bài: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
Tiết:40
DKTG: 40 phút
I.Mục tiêu :
Giúp HS:
- Biết và luôn làm những việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- KNS: Kĩ năng trình bày , tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- GDBVMT: Cần hạn chế ô nhiễm không khí (HĐNT)
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí - Các tình huống ghi sẵn vào trong phiếu
HS: Sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí
- Phương pháp kĩ thuật: Điều tra
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2.KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng và trả lời câu hỏi.
+ Thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm ?
+ Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
+ Ô nhiễm không khí có những tác hại gì đối với đời sống của sinh vật.
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
- Ô nhiễm không khí đều gây tác hại đến sức khỏe của con người.
3.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ môi trường không khí ? Chúng ta sẽ biết điều đó qua bài học hôm nay.
b.Dạy bài:
* Hoạt động 1: Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với yêu cầu.
Quan sát các hình minh hoạ trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một hình minh hoạ. HS khác bổ sung (nếu có ý kiến khác).
- Nhận xét sau mỗi HS trình bày và khẳng định những việc nên làm nêu trong tranh:
*.Việc nên làm:
+ Hình 1: Các bạn HS đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.
+ Hình 2: Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc.
+ Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải.
+ Hình 5: Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
- Hỏi: em, gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Kết luận: Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí:
+ Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp.
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh hai bên đường để hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ các-bô-níc trong quang hợp của cây.
+ Quy hoạch và xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí trong dân cư.
+ Ap dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu, lọc bụi và xử lí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ “chống khói”.
*Hoạt động 2: Sắm vai “Đội tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch”- Điều tra
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
- Yêu cầu HS:
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Phân công từng thành viên trong nhóm
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Yêu cầu những nhóm được bình chọn cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm khác có thể bổ sung để nhóm bạn hoàn thiện hơn.
- Nhận xét, tuyên dương tất cả các nhóm đã có những sáng kiến hay trong việc tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. Nhắc HS luôn có ý thức thực hiện và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.
4.Hoạt động nối tiếp:
+ Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
- Cần hạn chế ô nhiễm không khí
- Về học thuộc bài và luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Chuẩn bị một vật dụng có thể phát ra âm thanh( vỏ lon bia, lon sữa bò, chén, bát)
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời cáccâu hỏi.
- Lắng nghe và phát biểu tự do.
+ Ít sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận và trình bày.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch:
+ Hình 6: Cô công nhân vệ sinh đang thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác , tránh bị ô nhiễm môi trường.
+ Hình 7: Cánh rừng xanh tốt, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
*Việc không nên làm:
+ Hình 4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh trực tiếp hít phải.
- HS tiếp nối nhau phát biểu:
+Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trường học, khu vui chơi công cộng của địa phương.
+ Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp củi cải tiến có ống khói.
+ Đổ rác đúng nơi qui định.
+ Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
+ Xử lí phân, rác hợp lí.
+ Ít sử dụng phân bón, chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở, vui chơi, học tập
- HS nghe.
-HS hoạt động nhóm.
-Vài HS trình bày.
-HS nghe.
- HS trả lời.
KHOA HỌC- Khối 5
Bài: Năng lượng
Tiết: 40
DKTG: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năn lượng. Nêu được ví dụ.
- GDBVMT: Cung cấp cho HS biết mọi phương tiện giao thông hoạt động được đều phải nhờ năng lượng (xăng, dầu)à làm ô nhiễm không khí. ( Liên hệ - HĐ 2)
II/Chuẩn bị:
- GV: Nến,diêm- Phiếu học tập
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Nến, diêm.
- Dự kiến hình thức: N
- Dự kiến phương pháp: QS,TL,TH
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài: Sự biến đổi hoá học.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Năng lượng.
b.Dạy bài:
*Hoạt động 1: Thí nghiệm,
- HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Trong mỗi thí nghiệm, HS cần nêu rõ:
- Hiện tượng quan sát được.-Vật bị biến đổi như thế nào?Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Từ đó, GV đưa ra nhận xét như sgk:
+Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
+Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
+Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
- Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận..
- HS tự đọc mục Ban cần biết trang 83 sgk, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp. GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
Vd:
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng,...
Thức ăn
Chim đang bay,....
Thức ăn
Máy cày
Xăng
...........
........
GDBVMT: cho HS biết mọi phương tiện giao thông hoạt động được đều phải nhờ năng lượng (xăng, dầu)à làm ô nhiễm không khí.
4. Hoạt động nối tiếp:
Hệ thống bài
Nhận xét tiết học
Dặn bài sau: Năng lượng mặt trời.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 20
I. Mục tiêu giáo dục:
Giáo dục ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh.
Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới.
Giúp học sinh nhân thức đúng đắn việc học tập để học sinh có cố gắng hơn trong học tập.
Đề ra phương hướng tuần sau.
Lồng ghép an toàn giao thông
II.Nội dung và hình thức:
1.Nội dung:
Đánh giá hoạt động của tuần 20
Triển khai kế hoạch tuần 21.
2.Hình thức:
Triển khai, đánh giá, thảo luận.
III.Lên lớp:
*HĐ1: Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới.
*HĐ2: Đề ra phương hướng tuần sau.
*HĐ3: Lồng ghép an toàn giao thông
Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua.
Lớp phó, các tổ trưởng bổ sung ý kiến.
Ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp.
Nhận xét hoạt động tuần 20
Đạo đức: Đa số các bạn ngoan ngoãn
chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra.
Tồn tại:
Tránh tình trạng nghỉ học
Học tập:
- Duy trì tốt nề nếp dạy và học
Các hoạt động khác:
Thể dục: Nghiêm túc.
VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ
Chăm sóc bồn hoa thường xuyên.
Kế hoạch tuần 21:
Duy trì nề nếp dạy và học
Hoàn thiện tiền kế hoạch nhỏ.
Lớp đi vận động các bạn thường xuyên nghỉ học ra lớp.
Bài: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông (HĐ: Tìm hiểu nguyên nhân một tai nạn giao thông)
DUYỆT KT DUYỆT BGH
File đính kèm:
- giao an bo mon tuan 20.doc