Giáo án bộ môn lớp 4 tuần thứ 23

KHOA HỌC

ÁNH SÁNG

I.Mục tiêu

 Giúp HS:

 - Phân biệt được các vật tự phát ra ánh sáng.

 - Làm thí nghiệm để xác định được các vật cho ánh sáng truyền qua và các vật không cho ánh sáng truyền qua.

 - Nêu VD hoặc tự làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.

 - Nêu VD hoặc tự làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.

II.Đồ dùng dạy học

 -HS chuẩn bị theo nhóm: Hộp cat-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kín mờ, tấm gỗ, bìa cát-tông.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần thứ 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng. -HS trình bày kết quả thí nghiệm. -Dự đoán ban đầu giống với kết quả thí nghiệm. -HS làm thí nghiệm. -HS trình bày kết quả thí nghiệm: +Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp. +Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp. +Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp. -HS trả lời : +Anh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được. +Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng. +Ở phía sau vật cản sáng. +Khi vật cản sáng được chiếu sáng. -HS nghe. -HS trả lời; +Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi. +HS giải thích theo sự hiểu biết của mình. -HS nghe. -HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi. -Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái. -HS trả lời : +Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. +Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng. -HS nghe. -3 HS đọc. LỊCH SỬ VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ I. YÊU CẦU: - Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời hậu Lê) - Tác giả tiêu biểu: lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên. * HS khá, giỏi: Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chỉ, Lam Sơn thực lục. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Hình trong SGK phóng to. -Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu. -PHT của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: -GV cho HS hát . 2.Kiểm tra bài cũ : - Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Lê? - Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? -GV nhận xét và ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng b. Giảng bài: *Hoạt động 1:Hoạt động nhóm bàn: -GV phát PHT cho HS. -GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê). Tác giả Tác phẩm Nội dung -Nguyễn Trãi -Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân -Hội Tao Đàn -Nguyễn Trãi -Lý Tử Tấn -Nguyễn Húc -Bình Ngô đại cáo -Các tác phẩm thơ -Ức trai thi tập -Các bài thơ -Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. -Ca ngợi công đức của nhà vua. -Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước. -GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Lê. *Hoạt động2 : Hoạt động cả lớp: -GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS. -GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học hoặc ngược lại). -GV yêu cầu HS báo cáo kết quả. -GV đặt câu hỏi: Dưới thời Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất? -GV: Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước. 4.Củng cố: -GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung . -Kể tên các tác phẩm vá tác giả tiêu biểu của văn học thời Lê. -Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này? 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”. -Nhận xét tiết học. - HS hát. - HS hỏi đáp nhau. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại. -HS thảo luận và điền vào bảng. -Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Lê. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS phát biểu. -HS điền vào bảng thống kê. -Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Lê. -HS thảo luận và kết luận: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS cả lớp. ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ ( tiếp theo ) A .MỤC TIÊU : - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước. + Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dâu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. HS khá, giỏi: Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước: Do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển. B .CHUẨN BỊ Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ. C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước? - Nêu những ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây, thuỷ sản lớn nhất nước ta. - GV nhận xét ghi điểm III/ Bài mới : a/ Vùng công nghịệp phát triển mạnh nhất nước ta Hoạt động 1 : làm việc theo nhóm GV yêu cầu HS dựa vào SGK, bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý: - Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh? - Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? - Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ? GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời Hoạt động 2 : GV đưa câu hỏi cho HS thảo lụân: - Chợ họp ở đâu ? - Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? - Hàng hoá bán ở chợ gồm những gì? Loại hành hoá nào nhiều hơn? - Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ? GV nhận xét tuyên dương nhóm kể hay nhất Bài học SGK IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Vì sao ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh? - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài: Thành phố Hồ Chí Minh - Hát -2 -3 HS nêu - HS thảo luận trả lời - Nhờ nguồn nguyên liệu và lao động được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB trở thành vùng CN phát triển mạnh. - ĐBNB tạo ra được hơn một nữa giá trị sx công nghiệp của cả nước. - Khai thác dầu khí, sản xuất điện hóa chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực, thực phẩm dệt . - HS trao đổi kết quả trước lớp. - HS thi kể chuyện mô tả về chợ nổi trên sông ĐBNB Vài HS đọc - HS trả lời KỸ THUẬT TRỒNG CÂY RAU, HOA .( tiết 2 ) A .MỤC TIÊU: - Biết cách chọn rau, hoa để trồng. - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. - Ở những nơi có điều kiện về đất, có thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để học sinh thực hành trồng cây rau, hoa phù hợp. - Ở những nơi khơng có điều kiện thực hành, không bắt buộc học sinh thực hành trồng cây rau, hoa. B .CHUẨN BỊ: - Dụng cụ trồng rau hoa: + Túi bầu, có chứa đất. + Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen. C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức II / Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vật liệu và dụng cụ III / Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu và thực hành cách trồng cây con rau, hoa b. Hướng dẫn Hoạt động 1 : HS thực hành trồng cây con. - GV hệ thống các bước trồng cây con. - Nêu các bước và cách thực hiện trồng cây con? - GV có thể hướng dẫn kĩ những điểm cần lưu ý trong SGK để học sinh thực hiện đúng thao tác kĩ thụât trồng rau hoa. - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành của học sinh. - Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ nơi làm việc. - GV : Lưu ý những điểm sau: + Đảm bảo khoảng cách giữa các cây cho đúng. + Kích thứơc của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ. + Khi trồng phải để cây thẳng đứng rể không được công ngược lên phía trên. + Tránh đỗ nước nhiều hoặc đỗ nước mạnh khi làm cây bị nghiêng ngã. + Nhắc nhở học sinh rữa sạch các công cụ và vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực hành xong. * Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập. - GV gợi ý cho học sinh tự đánh giá thực hành theo các tiêu chuẩn. + Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ trồng cây con. + Trồng đúng khoảng cách + Cây con sau khi trồng đứng thẳng + Hoàn thành đúng thời gian quy định. - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh. - GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK. IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Dặn dò HS tưới nước cho cây đọc trước và chuẩn bị vật liệu dụng cụ của bài học “Chăm sóc rau hoa ” - Hát + Xác định vị trí trồng. + Đào hốc và cụm đất ấn chặt quanh gốc cây. + Tưới nhẹ nước quanh gốc cây. - Các nhóm làm việc - Cả lớp lắng nghe TOÁN(ÔN) ÔN TẬP VỀ SỐ BỊ CHIA, SỐ CHIA, THƯƠNG. I. Mục tiêu: - Củng cố cách nhận biết; nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. - Rèn kĩ năng nêu đúng đủ, chính xác tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính chia. II.Hoạt động dạy – học: 1/G/V nêu y/c nội dung tiết học. 2/ H/S thực hành làm bài * Bài 1: - Nêu nội dung bài, gọi h/s nhắc lại y/c của đề Em hãy tự lập 1số phép chia sau đó nêu kết quả của phép chia. Hãy nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của các phép tính chia đó. - Y/C h/s nối tiếp nhau nêu 1 phép tính chia và nêu tên gọi thành phần của nó. * Bài 2: Tính nhẩm 2 3 = 4 3 = 3 3 = 3 5 = 6 : 3 = 12 : 3 = 9 : 3 = 15 : 3 = - Gọi h/s nêu y/c của đề và nêu cách tính nhẩm. - Y/C h/s làm miệng . Gọi h/s nhận xét. * Bài 3: Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống( theo mẫu) Phép nhân Phép chia số bị chia Số chia Thương 35=15 15:3=5 15 3 5 34=12 36=18 -Y/C h/s tự làm bài , gọi h/s nhận xét. 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học - 2 h/s đọc nội dung bài tập và nêu y/c của bài - Thực hiện theo y/c. H/S khác nghe và nhận xét bổ sung. - 1 h/s đọc đề và nêu y/c . Vài h/s nêu cách tính nhẩm - H/S nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của phép tính. Sau đó nêu tên gọi các thành phần và kết quả của các phép tính. - Đọc và nêu y/c của đề - Thực hiện theo y/c của g/v

File đính kèm:

  • docTuần 23.doc
Giáo án liên quan