KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I.Mục tiêu :
Giúp HS:
-Phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
-Nêu được những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
-Nêu được những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
II.Đồ dùng dạy học :
-Phiếu điều tra khổ to.
-Hình minh hoạ trang 78, 79 SGK.
-Sưu tầm tranh, ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
12 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần thứ 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh địch vào ải, quân ta tấn công, liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê thành lập:
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẫu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lơi trả gươm cho Rùa thần,).
* HS khá, giỏi:
Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng; Ải là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trong SGK phóng to.
- Phiếu học tập của HS.
-GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
- Y/C lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ:
GV Y/C HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài “Nước ta cuối thời Trần.”
-GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
- GV ghi tựa
b.Giảng bài :
* Hoạt động1: Làm việc cả lớp:
-GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: SGV/39
* Hoạt động2: Làm việc cả lớp :
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trận Chi Lăng trong SGK/45 và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng.
- Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào nước ta?
- Hai bên thung lũng là gì?
- Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
- Theo em với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch?
- GV nhận xét , kết luận.
* Hoạt động3: Làm việc nhóm 6
- Y/C HS thảo luận nhóm theo nội dung sau:
+Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
+Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
+Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
-GV cho HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
-GV nhận xét,kết luận.
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp :
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
+Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+Sau trận Chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao ?
-GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.
4.Củng cố :
-GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
-Cho HS đọc bài ở trong khung .
5. Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”.
-Nhận xét tiết học .
- Cả lớp hát
-2 HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét .
- HS nhắc lại
-HS cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát đọc thông tin và trả lời
- Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời .
-Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
-HS kể.
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
ĐỊA LÝ
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
A .MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua chín cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đông bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào cánh đồng.
B .CHUẨN BỊ
- Bản đồ dịa lí tự nhiên VN.
- Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định :
II/ Kiểm tra bài cũ
III / Bài mới :
Hoạt động 1 :
a / Đồng bằng lớn nhất của nước ta
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi:
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)
- Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau,
Hoạt động 2 :
b / Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt
- Em hãy dựa vào SGK để nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long?
* GV chỉ lại vị trí của sông Mê Công, sông Tiền, Sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế...trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3 : làm việc cá nhân
- Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
- Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô,người dân nơi đây đã làm gì?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
* GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
- Bài học SGK
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
- Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Hát
- Nằm ở phía Tây của đất nước. Do phù sa của sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi đắp
- Có diện tích rộng lớn địa hình bằng phẳng , đất đai màu mỡ .
- HS lên bảng chỉ
- Quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi của mục 2.
- HS ( khá , giỏi ) giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
- ( HS khá , giỏi )
- HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân để trả lơi câu hỏi.
- HS trả lời các câu hỏi
Vài HS đọc
KỸ THUẬT
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
A .MỤC TIÊU :
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
B .CHUẨN BỊ :
- Hạt giống, một số loại phân hóa học, cuốc, vồ đập, bình xịt nước,
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I / Ổn định tổ chức
II / Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra ghi nhớ và dụng cụ
III / Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và nêu mục đích của bài học
b .Hướng dẫn
+ Hoạt động 1 :
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau hoa .
- Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK :
+ Muốn gieo trồng cây trước tiên chúng ta cần có gì ?
- GV giới thiệu cho HS quan sát một số mẫu hạt giống đã chuẩn bị .
+ Muốn cây phát triển tốt nhiều quả chúng ta cần có gì ?
+ Mỗi loài cây có cần nhửng loại phân bón giống nhau không ?
- GV cho HS xem mẫu phân
+ Ngoài phân giống cây còn cần điều kiện nào ?
- GV kết luận nội dung 1 theo các ý chính trong SGK
+ Hoạt động 2 :
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng , chăm sóc rau hoa .
+ Hình a tên dụng cụ là gì?
+ Cuốc dùng để làm gì?
+ Cuốc gồm những bộ phận nào?
+ Cách sử dụng cuốc như thế nào?
* Tương tự đặt câu hỏi với : dầm xới
- GV bổ sung : Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ khác như: cày, bừa, máy cày, máy bừa . . Giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và năng suất lao động cao hơn.
- Gv tóm tắt những nội dung chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau hoa.
- Hát
- HS đọc nội dung 1 SGK
- Cần có hạt giống hoặc cây giống
- Cần có phân
- Cần những loại phân khác nhau .
- Có đất trồng tốt .
- HS đọc mục 2 SGK trả lời các câu hỏi theo yêu cầu .
- Là cái cuốc
- Dùng để cuốc lật đất lên , lên luống và vun xới đất .
- Có 2 bộ phận : lưỡi cuốc và cán cuốc .
- Một tay cầm gần giữa cán , tay kia cầm gần phía đuôi cán .
- 2 – 3 HS đọc lại .
TOÁN(ÔN)
LUYỆN BẢNG NHÂN 3.
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3. áp dụng bảng nhân 3 để giải các bài toán có liên quan.
-Rèn kĩ năng làm toán nhanh, chính xác.
II.Hoạt động dạy – học:
1/Kiểm tra: H. lập bảng nhân 3 bằng trò chơi truyền điện.
2/Thực hành:
*Bài 1: Ra để y/c H. đọc đề và tự làm bài
Tính( Theo mẫu)
3cm 2 = 6 cm 3kg 4 =
3dm 6 = 3kg 7 =
3cm 5 = 3kg 8 =
- Gọi 2 H. lên bảng chữa bài, Y/C H. khác nhận xét.
*Bài2: Tính
3 6 = 3 8 =
3 2 + 3 = 3 3 +3 =
3 5 +76 = 3 7 +59 =
- Y/C H. nêu cách tính và tính.
- Gọi 2 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở
- Y/C H. nhận xét
* Bài 3: Một xe xích lô có 3 bánh. Hỏi 5 xe xích lô có bao nhiêu bánh xe?
Hãy giải bằng 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân
- Y/C H. đọc đề, phân tích đề, nhận dạng đề.
- Gọi 1 H. lên bảng làm bài. Y/C H. làm bài vào vở.
* Bài 4: Mỗi ngày em học trong 3 giờ. Hỏi trong 1 tuần em học trong bao nhiêu giờ?
( Một tuần là 5 ngày học )
-Y/C H. đọc đề, phân tích đề, nhận dạng bài toán
- Y/C H. làm bài tập: 1 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
-Y/C H. nhận xét bài bạn làm
3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- 1 H. đọc đề, nêu y/c của đề
- Thực hành làm bài cá nhân.
- Đổi vở kiểm tra nhau.
- 1 H. đọc đề nêu cách tính và tính
- Thực hành làm bài theo y/c.
-1 H. đọc đề, nêu tóm tắt và dạng bài toán.
1 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài vàop vở
Bài giải
a/ 5 xe ô tô có số bánh xe là:
3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15( Bánh xe)
Đáp số: 15 bánh xe
b/5 xe ô tô có số bánh xe là:
3 5 = 15( bánh xe)
Đáp số: 15 bánh xe
- 1 H. đọc đề, nêu miệng tóm tắt và nêu dạng bài
- H. thực hành làm bài
Bài giải
Số giờ em học trong 1 tuần là:
3 5 = 15(giờ)
Đáp số: 15 giờ
File đính kèm:
- Tuần 20.doc