Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 10 Lớp 3 - Nguyễn Thị Bích Hải

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : giúp HS có biết các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân HS

2. Kĩ năng : HS phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và ba thế hệ.

- Giới thiệu được các thành viên trong một gia đình bản thân HS

3. Thái độ : HS có ý thức học tập, yêu quý gia đình mình.

 

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên : Hình vẽ trang 38, 39 SGK, một số ảnh chụp chân dung gia đình 1, 2, 3 thế hệ ( GV có thể thay bằng tranh vẽ )

 Học sinh : SGK, mỗi 1 HS mang 1 ảnh chụp gia đình mình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 10 Lớp 3 - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang 39 nói về gia đình ai ? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ? + Thế hệ thứ nhất trong gia đìønh bạn Lan là ai ? + Thế hệ thứ hai trong gia đìønh bạn Lan là ai ? + Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình? Giáo viên treo tranh và gọi học sinh lên chỉ vào tranh và trình bày kết quả thảo luận Giáo viên chốt lại : Trang 38, 39 ở đây giới thiệu với chúng ta về hai gia đình bạn Minh và bạn Lan. Gia đình Minh có 3 thế hệ cùng chung sống. Còn gia đình bạn Lan chỉ có 4 người, gồm bố, mẹ, Lan và em trai. Gia đình bạn có 2 thế hệ cùng chung sống. (GV kết hợp chỉ vào tranh ) GV đặt các câu hỏi cho cả lớp : + Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ? GV ghi lên bảng các câu trả lời chung nhất của HS GV đưa ra câu hỏi gợi mở : + Có gia đình chỉ có 1 thế hệ không? Nếu có hãy nêu 1 ví dụ GV kết luận : Như vậy mỗi gia đình chỉ có thể có 1, 2 hoặc nhiều thế hệ cùng sinh sống. Gia đình 1 thế hệ là gia đình chỉ có 1 vợ chồng, chưa có con. Gia đình 2 thế hệ là gia đình có bố, mẹ, con cái ( gia đình bạn Lan ). Gia đình 3 thế hệ là gia đình ngoài bố mẹ, con cái, có thêm ông bà ( gia đình bạn Minh ). Ngoài ra, gia đình nhiều thế hệ là gia đình ngoài bố mẹ, con cái, có thể có thêm ông bà, cụ… Hoạt động 3 : Giới thiệu gia đình mình ( 8’ ) Mục tiêu : biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong lớp về gia đình mình. Phương pháp : giảng giải, thảo luận Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi, dùng ảnh chụp về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong nhóm về gia đình mình GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình qua trò chơi Mời bạn đến thăm gia đình tôi Yêu cầu học sinh phải nêu được : + Giới thiệu các thành viên trong gia đình. + Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ. + Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình (GV gợi ý gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Gia đình em có hay đi chơi không? đi chơi ở đâu?…). GV khen thưởng những HS có giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo. Khuyến khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về gia đình mình mạnh dạn hơn Kết luận: trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ Hát Học sinh trả lời Học sinh thảo luận nhóm đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời câu hỏi của Giáo viên 5 – 6 HS trả lời. Ví dụ: Trong gia đình em có: ông bà em là nhiều tuổi nhất, em là người ít tuổi nhất trong nhà. Trong gia đình em, bố em là người nhiều tuổi nhất, em em là người ít tuổi nhất HS quan sát, tiến hành thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu của giáo viên. Đại diện 3 – 4 cặp đôi học sinh trình bày trước lớp ( mỗi một bạn trả lời 1 câu hỏi ) Trang 38 nói về gia đình bạn Minh. Gia đình bạn Minh có 6 người : ông, bà, bố, mẹ em gái Minh và Minh. Gia đình Minh có 3 thế hệ. Trang 39 nói về gia đình bạn Lan. Gia đình bạn Lan có 4 người: bố, mẹ, Lan và em trai Lan. Gia đình Lan có 2 thế hệ. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung HS trả lời ( 3 – 4 HS ) : Ba thế hệ Hai thế hệ Nhiều thế hệ HS trả lời ( 3 – 4 HS ) Không có 1 gia đình có 1 thế hệ Có gia đình có 1 thế hệ, ví dụ đó là các gia đình có 2 vợ chồng, chưa có con Học sinh thảo luận và giới thiệu với các bạn trong nhóm HS lên bảng giới thiệu về gia đình mình. ( Tùy từng lượng thời gian mà số HS lên nhiều hay ít. HS được khuyến khích giới thiệu về gia đình theo kiểu “hướng dẫn viên”). Chẳng hạn: Mời các bạn đến thăm gia đình tôi. Gia đình tôi có 4 người. Đây là bố tôi, làm bác sĩ. Đây là mẹ tôi, làm giáo viên. Còn đây là tôi, học sinh lớp 3A và em tôi – đang học lớp mẫu giáo. Gia đình tôi sống rất hạnh phúc và đầm ấm. Vào ngày nghỉ, gia đình tôi thường hay đi siêu thị chơi. Gia đình tôi là gia đình có 2 thế hệ bạn ạ Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ 1 bức tranh về gia đình mình. GV có thể gợi ý: vẽ chân dung, vẽ cảnh gia đình đang ăn, đang vui chơi… GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 20 : Họ nội, họ ngoại. Rút kinh nghiệm : Ngày 10 tháng 11 năm 2006 TIẾT 20: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS có khả năng : Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại. Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình Kĩ năng : HS biết xưng hô đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại . Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại. Thái độ : Học sinh có tình cảm yêu quý, quan tâm giúp đỡ những người họ hàng thân thích, không phân biệt bên nội cũng như bên ngoại. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK, giấy bút và một tờ giấy khổ lớn Học sinh : SGK, ảnh họ hàng nội ngoại. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Các thế hệ trong một gia đìønh Giáo viên gọi học sinh lên nói về gia đình của mình Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’) Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những người họ hàng mà em biết Giáo viên giới thiệu : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Họ nội, họ ngoại ” Ghi bảng. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK ( 18’ ) Mục tiêu : giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai. Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 trang 40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi : + Hương cho các bạn xem ảnh của những ai ? + Quang cho các bạn xem ảnh của những ai ? + Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh ? + Ông bà nộïi của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ? Yêu cầu các nhóm trình bày Giáo viên hỏi tiếp học sinh : + Những người thuộc họ nội gồm những ai ? + Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ? GV kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội . Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. Hoạt động 2: kể về họ nội và họ ngoại (15’ ) Mục tiêu : Học sinh biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình Phương pháp : giảng giải, thảo luận. Cách tiến hành : Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn. Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp nhóm. Giáo viên giúp học sinh hiểu : mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại. Hoạt động 3 : đóng vai (15’ ) Mục tiêu : Học sinh biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình Phương pháp : giảng giải, thảo luận, đóng vai. Cách tiến hành : Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai một trong các tình huống sau : + Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng. + Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng + Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm. Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình. Kết luận : ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. Hát Học sinh kể Học sinh kể HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy. Hương cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại, mẹ và bác ruột Hương. Quang cho các bạn xem ảnh của ông bà nộïi, bố và cô ruột Quang. Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra mẹ Hương và bác ruột Hương. Ông bà nộïi của Quang đã sinh ra bố Quang và cô ruột Quang Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Những người thuộc họ nội gồm : ông bà nộïi, bố, cô, chú, … Những người thuộc họ ngoại gồm : ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu, … HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn trong lớp. Cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương. Từng nhóm treo tranh của mình lên bảng. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô. HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tình huống Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 17 : Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. Rút kinh nghiệm : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docTNXH TUAN 10.doc
Giáo án liên quan