KHOA HỌC
TIẾT KIỆM NƯỚC
I/ Mục tiêu:
- Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
-Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61.
- HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
11 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lắng nghe.
-Cả lớp.
-HS làm theo.
-Quan sát và trả lời.
+ Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
+ Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
Thí nghiệm: 1
Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy. Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy.
Thí nghiệm 2
Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước. Không khí có ở trong chai rỗng.
Thí nghiệm 3
Nhúng miếng hòn gạch, (cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng hòn gạch (cục đất). Không khí có ở trong khe hở của hòn gạch, (cục đất).
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch, đất khô.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe.
-3 HS nhắc lại.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I.Mục tiêu :
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.
- Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đế cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mính trông coi việc đắp đê.
II.Chuẩn bị :
- Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
- Bản đồ tự nhiên VN .
- PHT của HS.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
GV cho HS hát .
2.KTBC :
HS đọc bài : Nhà Trần thành lập .
+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
-GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
GV: Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy ? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay là bài“Nhà Trần và việc đắp đê”.
b.Phát triển bài :
Ø Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt.
*Hoạt động nhóm :
GV phát PHT cho HS .
-GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
+Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông .
+Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin .
-GV nhận xét về lời kể của một số em.
-GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp .
*Hoạt động cả lớp :
-GV đặt câu hỏi : Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
-GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm. GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
Ø Kết quả đắp đê của nhà Trần.
*Hoạt động nhóm đôi:
-GV cho HS đọc SGK
-GV đặt câu hỏi : Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
-GV nhận xét, kết luận: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì ?
4.Củng cố :
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
- Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta?
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài và xem trước bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
-Nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát .
- 3 HS kiểm tra và đọc bài .
-HS khác nhận xét .
-Cảnh mọi người đang đắp đê.
- HS nhắc lại.
-HS cả lớp thảo luận .
-Vài HS kể .
-HS nhận xét và kết luận .
-HS tìm các sự kiện có trong bài .
-HS lên viết các sự kiện lên bảng.
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
HS đọc.
-HS thảo luận và trả lời: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.
-HS khác nhận xét .
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-Cả lớp nhận xét .
-HS cả lớp .
ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦANGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tiếp theo)
A .MỤC TIÊU
- Biết đống bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống: Dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ .
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
HS khá, giỏi:
+ Biết khi nào một lảng trở thành làng nghề.
+ Biết quy trình sản xuất đồ gốm.
B .CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về nghề thủ công , chợ phiên
C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định :
II/ Kiểm tra bài cũ
- Vì sao lúa được trồng nhiều ở ĐBBB ?
- Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của đồng bằng BB?
- GV nhận xét.
III / Bài mới
a/ Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm
Bước 1 : HS thảo luận câu hỏi
- Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
- Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
Bước 2 :
- GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 2 :làm việc cá nhân
Bước 1 :HS quan sát trả lời
- Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đọan tạo ra sản phẩm gốm ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống.
b/ Chợ phiên
Hoạt động 3 :
Bước 1 : Trả lời câu hỏi
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
- Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào?
Bước 2 :
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân .
- Bài học SGK
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở ĐBBB
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau
- Hát
- 3 HS trả lời .
- Dựa và tranh ảnh SGK trả lời
- Có hàng trăm nghề thủ công , sản phẫm nổi tiếng : lụa Vạn Phúc ,gốm Bát Tràng ..
- ( HS khá , giỏi ) - Nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên làng nghề , Bát Tràng ở HN , Vạn Phúc và Hà Tây lụa , Đồng Ki gỗ .
-Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
-HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- ( HS khá , giỏi )
- HS trình bày kết quả quan sát hình – nhào luyện đất – phơi đất – vẽ hoa - tạo dáng – tráng men – đưa vào nung – lấy sản phẫm ra lò.
- Nhiều người dân đến chợ mua bán rau cải , trứng
- Nhóm báo cáo kết quả
- HS trao đổi kết quả trước lớp
- Vài HS đọc
- HS nêu
KỸ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
A .MỤC TIÊU :
- Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản . Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt , khâu , thêu đã học .
Không bắt buộc HS nam thêu .
- Với HS khéo tay:
Vận dụng kiến thức , kĩ năng cắt , khâu , thêu để làm được đồ dùng đơn giản , phù hợp với học sinh .
B .CHUẨN BỊ :
- Bộ đồ dùng kĩ thuật .
- Tranh qui trình các bài trong chương
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I / Ổn định tổ chức
II / Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét
III / Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b .Hướng dẫn
+ Hoạt động1 :
- Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình .
- GV nhận xét
+ Hoạt động 2:
- HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .
- Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn .
- Gợi ý 1 số sản phẩm
1 / Cắt khâu, thêu khăn tay .
2 / Cắt khâu, thêu túi rút dây.
3 / Cắt khâu , thêu các sản phẩm khác .
a ) Váy em bé
b ) Gối ôm
* Cắt khâu thêu khăn tay cần những gì và thực hiện như thế nảo ?
* Cắt khâu túi rút dây như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS làm
* Cắt khâu thêu váy em bé ra sao ?
- GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích .
- GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn .
IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Hát
- 2 - 3 học sinh nêu.
- HS nhắc lại các mũi thêu đã học
- HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản.
- Vải cạnh 20 x 10cm, kẻ đường dấu 4 cạnh khâu gấp mép.
- Vẽ mẫu vào khăn, hoa, gà, vịt, cây, thuyền, cây mấm có thể khâu tên mình.
- Vải hình chữ nhật 25 x 30 cm gấp đôi theo chiều dài 2 lần.
- Vạch dấu vẽ cổ tay, thân áo cắt theo đường vạch dấu. Khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu áo, thân áo, thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích lên cổ gấu và váy.
TOÁN(ÔN)
ĐƯỜNG THẲNG
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được và gọi đúng đoạn thẳng, đường thẳng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm (bằng thước và bút), biết ghi tên các đường thẳng
- Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
Thước thẳng. Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 71 - VBT trang 75.
Bài 1:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào VBT.
- Đổi vởi kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Chấm bài, nhận xét chung bài làm của HS.
- Củng cố về vẽ đường thẳng và đọc tên đường thẳng đó.
Bài 2:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào VBT.
- Đổi vởi kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Chấm bài, nhận xét chung bài làm của HS.
- Củng cố về nối 3 điểm thẳng hàng.
Bài 3:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào VBT.
- Đổi vởi kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Chấm bài, nhận xét chung bài làm của HS.
- Củng cố đọc tên 3 điểm thẳng hàng.
File đính kèm:
- Tuần 15.doc