Giáo án bộ môn lớp 4, 5 tuần 3

KHOA HỌC

BÀI 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

 - Kể được tên có chứa nhiều chất đạm và chất béo.

 - Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.

 - Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 - Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 - Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Pho-mát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa.

 - 4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo.

 - HS chuẩn bị bút màu.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4, 5 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sắt tạo máu cho cơ thể. Phốt pho tạo xương cho cơ thể. +Chất khoáng tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men tiêu hoá, thức đẩy hoạt động sống. +Bị bệnh. -Trả lời: +Các loại rau, các loại đỗ, các loại khoai. +Chất xơ đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. -HS đọc phiếu và bổ sung cho nhóm bạn. -HS lắng nghe. -HS chia nhóm và nhận phiếu học tập. -HS thảo luận theo nội dung phiếu học tập. -Đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG I.Mục tiêu : - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng bản + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu, ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.. HS kh, giỏi: +Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, +Biết được nhửng tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày hôm nay: đua thuyền, đấu vật, +Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống II.Chuẩn bị : -Hình trong SGK phóng to -Phiếu học tập của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC : -GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu : Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài Nườc Văn Lang b.Tìm hiểu bài : *Hoạt động cá nhân: - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . -Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh , xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian . -GV hỏi : +Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ? +Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ? +Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. +Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? +Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. -GV nhận xét và sữa chữa và kết luận. *Hoạt động theo cặp:(phát phiếu học tập ) +Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai? +Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì? +Người dân thường trong xã hội văn lang gọi là gì? -GV kết luận. *Hoạt động theo nhóm: -GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . Sản xuất Ăn, uống ; Mặc và trang điểm Ở Lễ hội -Lúa -Khoai -Cây ăn quả -Ươm tơ, dệt vải -Đúc đồng: giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày -Nặn đồ đất -Đóng thuyền -Cơm, xôi -Bánh chưng, bánh giầy -Uống rượu -Làm mắm Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu. Nhà sàn -Quây quần thành làng -Vui chơi nhảy múa -Đua thuyền -Đấu vật -Yêu cầu HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lý như bảng thống kê. -Sau khi điền xong GV cho vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. -GV nhận xét và bổ sung. *Hoạt động cả lớp: - GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết. -GV nhận xét, bổ sung và kết luận . 4.Củng cố : -Cho HS đọc phần bài học trong khung. -Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt. -GV nhận xét, bổ sung. 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và xem trước bài “Nước Âu Lạc”. -Nhận xét tiết học. -HS hát . -HS chuẩn bị sách vở. -HS lắng nghe, nhắc lại. -HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang ; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian . -Nước Văn Lang. -Khoảng 700 năm trước. -1 HS lên xác định . -Ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. -2 HS lên chỉ lược đồ. -HS có nhiệm vụ đọc SGK và trả lời -Là vua gọi là Hùng vương. -Là lạc tướngvà lạc hầu, họ giúp vua cai quản đất nước. -Dân thướng gọi là lạc dân. -HS thảo luận theo nhóm. -HS đọc và xem kênh chữ, kênh hình điền vào chỗ trống. -Người Lạc Việt biết trồng đay, gai, dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, biết đúc đồng làm vũ khí, công cụ sản xuất và đồ trang sức -Một số HS đại diện nhóm trả lời. -Cả lớp bổ sung. -3 HS đọc. -2 HS mô tả. -Sự tích “Bánh chưng bánh dầy”, “Mai An Tiêm”,... -Tục ăn trầu, trồng lúa, khoai -3 HS đọc. -Vài HS mô tả. -HS cả lớp. ĐỊA LÝ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN A .MỤC TIÊU : - Nêu được tên một số dân tộc ít người ờ Hoàng Liên Sơn : Thái ,Mông , Dao - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn vá trang phục cua một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn : + Trang phục : Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may , thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sở . + Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ , tre , nứa * HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. B .CHUẨN BỊ - Bản đồ địa lí VN - Tranh ảnh về nhà sàn , trang phục , lễ hội C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Bài “ Dãy Hoàng Liên Sơn ” và trả lời câu hỏi SGK. - Nhận xét ghi điểm cho từng hS. III / Bài mới 1/ Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài 2 / Bài giảng a / HLS – nơi cư trú của một số dân tộc ít người Hoạt động 1 : Làm viêc cá nhân * Dựa vào hiểu biết và mục 1 SGK trả lời : - Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng ? - Kể tên các dân tộc ít người ở HLS ? - Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú thấp đến cao ? - Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời kết luận b / Bản làng với nhà sàn Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm - Bản làng thường nằm ở đâu ? - Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? - Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ? - Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước ? - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời c / Chợ phiên , lễ hội ,trang phục Hoạt động 3: làm việc cả lớp - Nêu những hoạt động trong chợ phiên ? - Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ ? - Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này ? - Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS ? - Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào? trong lễ hội có những hoạt động gì ? - Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4,5 và 6 -GV nhận xét kết luận chốt lại nội dung bài học . IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt, trang phục, lể hội của một số dân tộc ở HLS. - Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau . - Hát -HS trả lời -2 HS nhắc lại - Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng . - Thái , Mông ,Dao - Thái – Dao –Mông. - Người dân thường đi bộ, đi ngựa - HS trả lời từng câu hỏi trước lớp HS dựa vào mục 2 SGk và tranh ảnh trả lời : - Ở sườn núi hoặc thung lũng . - Có ít nhà - ( HS khá giỏi ) - Để tránh ẩm thấp và thú dữ. - ( HS khá , giỏi ) - Hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét bổ sung - HS dựa vào mục 3 tranh ,ảnh về chợ phiên trả lời : - ( HS khá , giỏi ) - Mua bán , trao đổi hàng hoá - Hàng thổ cẩm, măng, mộc nhĩ - ( HS khá ,giỏi ) - Vì đó là những hàng hoá người dân tự làm và tự kiếm được - Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng - Được tổ chức vào mùa xuân, thi hát, múa sạp, múa còn - ( HS khá , giỏi ) Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thêu và trang trí công phu màu sắc rực rỡ . - HS trình bày KỸ THUẬT CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH ĐẬM ( tiết 1) A .MỤC TIÊU : - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu . - Vạch được đường dấu trên vải ( vạch đường thẳng , đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô - Với học sinh khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu . Đường cắt ít mấp mô. B .CHUẨN BỊ : - Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn, cắt 1 đoạn 7- 8cm. - Kéo cắt vải, phấn vạch trên vải, thước C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức II / Kiểm tra bài cũ - Việc chuẩn bị của HS - GV nhận xét III / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài - GV nêu mục đích bài học 2 Bài giảng Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu. - GV gợi ý tác dụng của đường vạch dấu. - GV chốt: Vạch dấu trước để cắt được chính xác. + Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật - Vạch dấu trên vải - GV đính vải lên bảng, gọi HS thực hiện thao tác trên bảng đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm, vạch dấu nối hai điểm. - Cắt vải theo đường vạch dấu. - GV nhận xét, bổ sung. - HS đọc phần ghi nhớ * Lưu ý: + Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn. + Luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống mặt vải để cắt theo đúng đường vạch dấu. Hoạt động 3: HS thực hành - Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu dụng cụ. - Nêu thời gian và yêu cầu thực hành. - Mỗi 2 HS vạch 2 đường dấu thẳng, mỗi đường dài 15cm, 2 đường cong, khoảng cách giữa hai đường 3 –4cm. Sau đó cắt theo đường vạch dấu. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành. - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá kẻ cắt , đường cắt thời gian . - Nhận xét. IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ : - GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập và kết quả thực hành . - Hướng dẫn HS đọc trước và chuẩn bị vật liệu dụng cụ - Hát - HS nhắc lại - HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. - HS nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu. - HS nhận xét. - HS quan sát hình 1 a, 1b và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải. - 1 HS thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải. - HS quan sát hình 2a, 2b và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. - 1, 2 HS đọc ghi nhớ - HS thực hành - HS dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đành giá sản phẩm thục hành

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc
Giáo án liên quan