Giáo án An toàn giao thông Lớp 2 đầy đủ

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.

- Học sinh nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố. (không có hè, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh)

2. Kỹ năng:

- Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm. Biết các đi trong ngõ hẹp, hè đường, qua ngã tư.

3. Thái độ:

- Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông Lớp 2 đầy đủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cong bị che khuất, đường dóc Nơi có đường giao nhau Các điều luật liên quan. Điều 30 K1,1,2,3,4,5 luật giao thông đường bộ. III. Chuẩn bị: 5 tranh vẽ như sách giáo khoa. Phiếu học tập BT3 IV. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Khi đi bộ trên đường, cũng cần chấp hành luật giao thông để đảm bảo an toàn, tránh sảy ra tai nạn. Hoạt động 2 Quan sát tranh: a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được hành vi đúng/sai để đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường phố. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò b. Cách tiến hành: - Chia lớp thành 5 nhóm - Treo tranh - Hành vi nào đúng? - Hành vi nào sai? - Khi đi bộ cần làm gì? - Đường không có vỉa hè? - Muốn qua đường em cần làm gì? - Phân biệt vạch dành cho người đi bộ và vạch giảm tốc độ - Thảo luận nhóm, nhận xét các hành vi đúng, sai trong mỗi bức tranh - Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến, giải thích lý do - Các em khác nhận xét, bổ xung. - Đi trên vỉa hè, nắm tay người lớn - Đi sát lề đường bên phải, chú ý tránh xe đạp, xe máy. - Đi trong vạch dành riêng, đi theo tín hiệu đèn - Vạch ngắn kẻ dọc đường - Vạch dài kẻ ngang đường c. Kết luận: Đi bộ trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè đi sát lề đường bên phải. - Đi đúng đường dành cho người đi bộ hoặc qua đường theo tín hiệu đèn, chỉ dẫn của cảnh sát giao thông Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm a. Mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng thực hiện hành vi đúng khi đi bộ. b. Cách tiến hành - Chia lớp thành 8 nhóm - Phát phiếu học tập - Không nên qua đường ở những chỗ như thế nào? - Khi đi bộ qua đường nơi không có đèn tín hiệu như thế nào? - Nếu không thực hiện quy định đi bộ thì sẽ ra sao? - Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống, ghi vào phiếu. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm bổ xung - Có nhiều xe đỗ, nhiều xe qua lại, ở chỗ khúc quanh bị che khuất - Quan sát xe từ phía tay trái đi sang nửa đường quan sát xe phía bên phải - Xảy ra tai nạn - Gây nguy hiểm c. Kết luận: Khi đi bộ trên đường các em cần quan sát đường đi không mải nhìn ngó vật lạ. Chỉ qua đường ở nơi an toàn. Nếu khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ. - Cho vài em đọc phần ghi nhớ. V. Củng cố: Chơi trò chơi “Sang đường” - Kẻ trên nền lớp vạch sang đường và giảm tốc độ để học sinh phân biệt. - Qua đường khi có nhiều xe đi lại. Dặn dò: Thực hiện đúng nội dung bài học Thứ ngày tháng năm 2007 An toàn giao thông Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ. - Học sinh phân biệt xe thô sơ, xe cơ giới, biết tác dụng của phương tiện giao thông. 2. Kỹ năng: - Biết tên các loại xe thường thấy. - Nhận biết các tiếng động cơ, còi ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm 3. Thái độ: - Không đi bộ dưới lòng đường. - Không chạy theo, bám theo xe ô tô, xe máy đang đi. II. Nội dung an toàn giao thông: - Phương tiện giao thông đường bộ gồm: + Phương tiện giao thông thô sơ: Không có động cơ như xe đạp, xích lô, xe bò… + Phương tiện giao thông cơ giới: Ô tô, máy kéo, mô tô 2, 3 bánh, xe gắn máy. * Điều luật có liên quan: Đ3, khoản 12,13 (luật GTĐB) III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to 2. Học sinh: Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ. IV. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hàng ngày, các em thấy có các loại xe gì trên đường - Học sinh tự nêu: Xe máy, ô tô, xe đạp… Giáo viên: Đó là các phương tiện giao thông đường bộ - Vài em nhắc lại Đi bằng gì nhanh hơn. Xe máy, ô tô nhanh hơn. Phương tiện giao thông giúp người ta đi lại nhanh hơn, không tốn nhiều sức lực, đỡ mệt mỏi. Giáo viên ghi tên bài. Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò b. Cách tiến hành: - Giáo viên treo hình 1+hình 2 lên bảng - Phân biệt 2 loại phương tiện giao thông đường bộ ở 2 tranh. - Giáo viên gợi ý so sánh tốc độ, tiếng động, tải trọng… - Học sinh quan sát hình 1,2 - Hình 1: Xe cơ giới - Hình 2: Xe thô sơ - Xe cơ giới: Đi nhanh hơn, gây điếng động lớn, chở nặng, nhiều, dễ gây tai nạn - Xe thô sơ: Ngược lại c. Kết luận: Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, bò, ngựa Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy… Xe thô sơ đi chậm, ít gây nguy hiểm Xe cơ giới đi nhanh, dễ gây nguy hiểm Khi đi trên đường cần chú ý tiếng động cơ, tiếng còi xe để phòng tránh nguy hiểm Giáo viên: Có một số loại xe ưu tiên gồm xe cứu hoả, cứu thương, công an cần nhường đường cho loại xe đó. Hoạt động 3: Trò chơi a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức ở hoạt động 2 b. Cách tiến hành - Chia lớp thành 4 nhóm - Nếu em đi về quê em đi bằng phương tiện giao thông nào? - Vì sao? - Có được chơi đùa ở lòng đường không? vì sao? - Các nhóm thảo luận trong 3 phút ghi tên phương tiện giao thông đường bộ đã học vào phiếu học tập - Đại diện nhóm trình bày - Học sinh chọn phương tiện - Nêu lý do - Không – vì rất nguy c. Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp… đi lại. Các em không chạy nhảy, đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn. Hoạt động 4: Quan sát tranh a. Mục tiêu: Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều phương tiện giao thông đang đi lại. b. Cách tiến hành - Treo tranh 3,4 - Trong tranh có loại xe nào đang đi trên đường? - Khi đi qua đường cần chú ý loại phương tiện giao thông nào? - Cần lưu ý gì khi tránh ô tô, xe máy? - Học sinh quan sát tranh - Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, xe bò kéo - Xe cơ giới (ô tô, xe máy…) vì nó đi nhanh - Quan sát và tránh từ xa c. Kết luận: Khi đi qua đường phải chú ý quan sát ô tô, xe máy và tránh từ xa để đảm bảo an toàn. - Vài em nhắc lại kết luận. 2 em đọc ghi nhớ. V. Củng cố: Kể tên các loại phương tiện giao thông Xe thô sơ Xe cơ giới Chơi trò chơi: Ghi tên vào đúng cột Cử 2 đội chơi: Mỗi đội 2 người sử dụng 1 bảng phụ kẻ sẵn 2 cột: Giáo viên đọc tên phương tiện. Các đội nghe và tự xếp vào các cột cho đúng. Thứ ngày tháng năm 2007 An toàn giao thông Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. - Học sinh mô tả được các hoạt động động tác lên, xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy. 2. Kỹ năng: - Học sinh thể hiện thành thạo các động tác lên xuống xe đạp hoặc xe máy. - Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm 3. Thái độ: - Học sinh nghiêm chỉnh thực hiện quy định khi ngồi trên xe. - Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. II. Nội dung an toàn giao thông: - Các điều kiện để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy. + Đội mũ bảo hiểm, cài khoá dây mũ. + Khi lên, xuống xe quan sát xung quanh. + Ngồi đằng sau người cầm lái. + Hai tay bám chắc vào người lái xe. + Không đung đưa chân, không cầm ô, vẫn người khác. + Chỉ xuống xe khi xe dừng hẳn. - Các điều luật liên quan: Điều 28- khoản 1,2,4. Điều 29-khoản 1-3. Điều 32-khoản 2 (luật GTĐB) III. Chuẩn bị: 2 bức tranh như sách học sinh phóng to. Mũ bảo hiểm. Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3. IV. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. Em hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà em biết? 2 em kể. Hằng ngày các em đi học bằng phương tiện giao thông gì? 2-3 kể. Khi ngồi trên xe đạp xe máy cần thực hiện những quy định gì? Để hiểu được chính là nội dung bài học. Hoạt động 2: Nhận diện hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy. a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được hành vi đúng, sai khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò b. Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm 1 hình. - Khi lên xuống xe cần lưu ý gì? - Khi ngồi trên xe? - Vì sao đội mũ bảo hiểm? - Đội mũ như thế nào là đúng? - Quần áo, giày dép như thế nào? - Quan sát hình vẽ - Nhận xét đúng/sai - Lên, xuống ở bên trái - Ngồi phía sau người lái xe. Bám chặt vào người lái, không đứng lên hoặc nghịch ngợm. - Mũ bảo vệ đầu, bộ phận quan trọng, khi tai nạn dễ bị nguy hiểm nhất. - Đội ngay ngắn, cài khoá dây. Thực hành đội mũ - Gọn gành, dép có quay hậu đóng khoá. c. Kết luận: Khi ngồi trên xe đạp xe máy các em cần chú ý. - Lên, xuống xe bên tay trái. - Ngồi sau người điều khiển xe, bám chặt, không đung đưa chân hoặc đứng lên. - Khi xe dừng hẳn mới xuống xe. Hoạt động 3: Thực hành và trò chơi a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tập thể hiện bằng động tác, cử chỉ những hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp, xe máy. b. Cách tiến hành - Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo 2 tình huống - Tình huống 1: Lên, xuống xe đạp, xe máy. Ngồi trên xe đạp, xe máy, đội mũ bảo hiểm - Tình huống 2: Trên đường đi - Các nhóm thảo luận, ghi nội dung trả lời bằng phiếu. - Học sinh thực hành trong nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm - Học sinh tập xuống đúng. Bám chặt người lái. Đội mũ ngay ngắn, cài dây. - Chê bạn vẫy tay gọi. Em không được vẫy lại hoặc vung vẩy chân. c. Kết luận: Ôm chặt người ngồi trước không vung vẩy chân, tay: Vài em nhắc lại Nếu không thực hiện thì sẽ ra sao? Dễ gây tai nạn nguy hiểm Gọi học sinh ghi nhớ 2-3 em đọc, lớp đọc ghi nhớ V. Củng cố: Khi trên xe đạp, xe máy cần lưu ý thực hiện quy định gì? Dặn học sinh: Thực hiện theo bài đã học. Thứ ngày tháng năm 2007 An toàn giao thông Tổng kết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn luyện kiến thức đã học về an toàn giao thông. - Tổng kết đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết tự đánh giá, trình bày những hiểu biết về an toàn giao thông. - Học sinh biết đánh giá bạn về lĩnh vực này. 3. Thái độ: - Nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông. - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. Nội dung: - Ôn toàn bộ 6 nội dung an toàn giao thông lớp 2 - Đánh giá kết quả học tập môn học III. Chuẩn bị: Phiếu đánh giá học sinh IV. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Ôn nội dung 6 bài an toàn giao thông lớp 2 Hoạt động 2: Học sinh thực hành các tình huống và nêu nhận xét, ứng xử. V. Củng cố: Thực hiện tốt nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docGA ATGT LOP 2 DAY DU RAT HAY.doc
Giáo án liên quan