I. MỤC TIÊU:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn; HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi xe ra đường phố; Biết những qui định của Luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết; Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT.
II. CHUẨN BỊ:
- 2 xe đạp nhỏ: 1 xe an toàn, 1 xe không an toàn.
- SGK.
- Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai
- Bảng nhóm
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5468 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông - Bài 3: Đi xe đạp an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 04 tháng 12 năm 2009
An toàn giao thông
Bài 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
(SGV: 19; SGK: 11)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn; HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi xe ra đường phố; Biết những qui định của Luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết; Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT.
II. CHUẨN BỊ:
- 2 xe đạp nhỏ: 1 xe an toàn, 1 xe không an toàn.
- SGK.
- Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
- Cọc tiêu có tác dụng gì trong GT?
- Rào chắn có tác dụng gì?
- Nhận xét
3. Bài mới:
v Giới thiệu bài: Đi xe đạp an toàn
Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
- Yêu cầu HS quan sát 2 chiếc xe đạp, thảo luận nhóm 4 CH:
+ Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? (loại xe, cỡ vành, lốp xe, tay lái, phanh, xích, đèn, chuông, )
- Nhận xét – kết luận:
Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe đạp của trẻ em, xe phải còn tốt, có đủ các bộ phận đặc biệt là thắng & đèn.
Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường
- GV vẽ sơ đồ vòng xuyến trên bảng yêu cầu HS:
+ Chỉ trên sơ đồ hướng đi đúng và sai.
+ Chỉ trong tranh hành vi sai (Phân tích nguy cơ tai nạn)
- Kể những hành vi của người đi xe đạp trên đường mà em cho là không an toàn?
- Theo em để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi giao thông
- GV vẽ sơ đồ vòng xuyến trên bảng
- Gọi HS xử lý tình huống:
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường.
+ Khi phải đi qua vòng xuyến.
+ Khi từ trong ngõ đi ra.
+ Khi đi đến ngã tư cần phải đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng.
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc HS phải tuân thủ các qui định về đi xe đạp an toàn.
- Về xem lại bài.
- Quan sát những con đường em đi từ nhà đến trường
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS quan sát 2 xe đạp, thảo luận nhóm 4
+ Xe cỡ nhỏ của trẻ em, có vành nhỏ (dưới 650 mm)
+ Xe phải tốt. (các ốc vít phải chặt, lắc không lung lay, )
+ Có đủ các bộ phận: thắng, đèn chiếu sáng, đèn phản quang phải còn tốt.
.
- HS quan sát
- HS chỉ sơ đồ
- HS thảo luận nhóm 2
- Lạng lách, đánh võng, đèo nhau đi dàn hàng, ngược chiều,..
- Đi bên tay phải, đi sát làn đường, đi đúng hướng đường, khi chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải) phải giơ tay xin đường, đi đêm phải có đèn,
- HS quan sát
- HS xử lí tình huống.
+ Vượt bên ngoài xe.
+ Vào vòng xuyến nhường đường cho xe ra khỏi vòng xuyến.
+ Nhường đường cho xe chạy thẳng rẽ phải giơ tay xin đường và qua.
+ HS trả lời theo sơ đồ
Duyệt (Ý kiến góp ý)
., ngàytháng.năm 2009
TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- ATGT 3.doc