Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 1 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Lê Phú Hải

I.Mục tiêu:

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát Thật là hay.

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách bài hát.

- Biết bài hát Thật là hay là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân.

II. Chuẩn bị:

- Hát chuẩn xác bài hát Thật là hay.

- Nhạc cụ: đệm, gõ (Song loan, thanh phách ) băng nhạc, máy nghe

- Tranh ảnh minh hoạ (nếu có)

III. Các hoạt động dạy học:

 1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.

 2. Kiểm tra bài cũ:

- HS ôn lại một số bài hát của lớp 1 (2 đến 3 bài kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, phách hay tiết tấu lời ca).

- GV nhận xét.

 3. Bài mới:

* Giới thiệu tác giả: Nhạc sĩ Hoàng Lân có nhiều sáng tác cho trẻ em, cùng với nhạc sĩ Hoàng Long là tác giả của những bài hát quen thuộc như: Đi học về, Đường và chân, Vì sao con mèo rửa mặt, Những bông hoa những bài ca.

* Giới thiệu bài hát: Đây là bài hát nói về các loài chim có giong hát hay, chúng thường thi nhau hót ríu rít. Tiếng hót hòa quyện với nhau nghe thật vui tai và dí dỏm.

* Hoạt động 1: Dạy bài hát Thật là hay.

- Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV tự trình bày .

- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu.

+ GV đọc mẫu bài:

 

doc68 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 1 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Lê Phú Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho HS ôn bài hát Chú ếch con để khởi động giọng. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài hát: Bắc kim thang là một bài hát đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ, hài hước. Trẻ em Nam Bộ thường hát kết hợp trò chơi khèo chân thật vui. * Hoạt động 1: Dạy bài hát Bắc kim thang. - GV cho HS nghe băng hát mẫu, - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. BẮC KIM THANG Dân ca Nam bộ. Bắc kim thang cà lang bí rợ Cột bên kèo là kèo bên cột Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bàn ếch ở lại làm chi Con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tò tí te tò te. - Bài chia thành 6 câu hát. tiết tấu lời ca từ câu 1 đến câu 5 giống nhau, chỉ có tiết tấu câu 6 là khác. - Dạy hát: Dạy từng câu, lưu ý những tiếng có luyến ở nhịp thứ 7, 9 và 11 để tập cho HS hát đúng. - Dạy xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời, đều giọng. * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo mẫu phách (Sử dụng song loan). Bắc kim thang cà lang bí rợ x x x x - Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ. Ví dụ động tác gánh dầu, động tác đánh trống, thổi kèn, - GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học là dân ca miền nào? Cho cả lớp đúng lên hát và vỗ tay theo phách trước khi kết thúc tiết học. - GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước). - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Chuẩn bị: Ôn tập bài hát Bắc kim thang. Tuần: 31 Ngày dạy: Tiết: 31 Ôn tập bài hát: BẮC KIM THANG Tập Hát Lời Mới I. Mục tiêu - Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca. - HS biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ đơn giản. - Biết tập biểu diễn bài hát. II. Chuẩn bị : - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ). - Máy nghe, băng nhạc mẫu, bảng phụ ghi lời mới. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tiến hành trong quá trình ôn tập hát. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài hát: Ôn tập bài hát Bắc kim thang. * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bắc kim thang. - Cho HS nghe giai điệu bài hát. Hỏi HS đoán tên bài hát, xuất xứ bài hát? - GV hướng dẫn HS ôn hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp. - Cho HS kết hợp vận động phụ hoạ theo giai điệu của bài hát. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét (có thể mời HS xét trước). * Hoạt động 2: Dạy hát lời mới theo điệu Bắc kim thang. - GV treo bảng phụ ghi lời ca mới. Có thể cho HS hát lời theo giai điệu của bài hát Bắc kim thang đã học xem thử các em có tự ghép lời được không? Lời 1: Có con chim là chim chích chèo Trưa nắng hè mà đi đến trường ấy thế mà không chịu đội mũ Lời 2: Đứng bên sông kìa trong chú cò Chân bước dò có ta đi mò Vớ cái gì ăn liền vội vã ....... - Sau khi tập xong lời mới, GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay, gõ đệm theo phách (sử dụng song loan). - Có thể phân công mỗi nhóm sử dụng một loại nhạc cụ khác nhau. Khi GV mời nhóm nào hát, nhóm đó sẽ hát và sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách để tiết học sinh động hơn. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách của bài hát một lần. - GV nhận xét. - Dặn HS về nhà tập hát lại bài hát. - Chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát: Chim chích bông, Chú ếch con và nghe nhạc. Tuần: 32 Ngày dạy: Tiết: 32 Ôn tập 2 bài hát: CHIM CHÍCH BÔNG, CHÚ ẾCH CON NGHE NHẠC I. Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết gõ đệm theo phách bài hát. - Tập biểu diễn bài hát. - Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc nhạc không lời. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,). III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tiến hành trong quá trình ôn tập hát. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: Ôn tập 2 bài hát và nghe nhạc. * Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát . + Ôn tập bài hát: Chim chích bông - GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Tác giả? - Hướng dẫn HS ôn hát lại bài băng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). - HS dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - GV tìm những bài thơ 3 chữ cho HS tập đọc theo tiết tấu bài Chim chích bông kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Ví dụ: Hòn đá to Hòn đá nặng.... (GV giải thích từ “đặng” nghĩa là “được” và ý nghĩa của bài thơ: Nếu biết đoàn kết, chung sức, chung lòng thì việc gì khó cũng làm được). + Ôn tập bài hát: Bắc kim thang. - GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca - Có thể chia lớp thành các nhóm để hát nối tiếp từng câu xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp - Hướng dẫn HS tập đọc lời theo tiết tấu lời bài Bắc kim thang. - GV nhận xét. * Hoạt động 2: Nghe nhạc - Giới thiệu bài hát. - Nghe lần thứ nhất: GV mở băng đĩa nhạc hoặc tự trình bày bài hát. - Trao đổi về bài hát: + HS nói cảm nhận về bài hát. + HS nói về những hình ảnh đẹp trong bài hát. + HS diễn tả lại một nét nhạc - Nghe lần thứ hai: HS có thể nghe nhạc kết hợp với các hoạt động. 4. Củng cố – Dặn dò: - Cho HS ôn lại một trong các bài hát đã học. - GV nhận xét: khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lời hát và động tác minh hoạ cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn. - Chuẩn bị: Học bài hát địa phương. Tuần: 33 Ngày dạy: Tiết: 33 Bài Hát: HÁI HOA BÊN RỪNG (Tự chọn). Theo điệu bài Hái Cà. Dân ca Gia – rai (Tây Nguyên). Lời mới: Hoàng Anh. I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, biết biểu diễn các bài hát đã học. - Biết kết hợp hát và gõ đệm theo nhịp phách theo tiết tấu. - Giúp HS biết thêm về một số bài hát thuộc thể loại dân ca vùng Tây Nguyên. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách, ). - Máy nghe, băng nhạc mẫu. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - HS ôn lại một trong những bài hát đã học. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: Học hát bài Hái hoa bên rừng. * Hoạt động 1: Dạy hát bài Hái hoa bên rừng. - GV hát mẫu cho HS nghe hoặc mở đĩa nhạc. - Cho HS đọc lời theo tiết tấu của bài ở bài hát SGK/32. - GV tập cho HS hát theo trình tự của các bước. - GV cho cả lớp hát hoàn chỉnh cả bài hát. - GV nhận xét và sửa sai cho HS. * Hoạt động 2: Thực hành. - Cho HS hát đồng thanh lần lượt từng dãy bàn. - Cho 1 vài cá nhân HS hát, nhận xét, cho điểm. - Tổ chức cho 1 số tốp ca lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét. * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Chim bay, cò bay” - GV có thể hát hoặc mở băng bài Chim bay cò bay cho HS nghe và hướng dẫn trò chơi như sau: - HS đứng thành vòng tròn, mỗi em cách nhau 1 sải tay (nếu nếu ngoài sân, ở trong lớp thì đứng tại chỗ). GV đứng điều khiển và hát bài hát Chim bay cò bay. - Hát hết 1 lần, GV sẽ hô to “Chim bay” hoặc “Cò bay’’, các em phải làm động tác vẫy 2 tay nhưng đang bay. Khi nghe GV hô “Nhà bay” thì các em phải đứng im. Nếu các em thực hiện không đúng các động tác theo khẩu lệnh thì thua cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét, dặn dò. - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Chuẩn bị: Ôn tập và biểu diễn bài hát. Tuần: 34 Ngày dạy: Tiết: 34 ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn nhớ lại các bài hát, hát thuộc lời, đều giọng, đúng nhịp... - HS biết phân biệt các kiểu gõ đệm theo bài hát, biết vận động phụ hoạ theo bài hát. - Thái độ tích cực, tự nhiên, mạnh dạn trong các hoạt động của tiết học. II. Chuẩn bị: - Máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,). III. Tiến trình kiểm tra: 1. Ổn định tổ chức: nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra cũ: 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: Ôn tập và biểu diễn các bài hát . * Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học ở HKI. - GV có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, băng nhạc bài hát cho HS xem, nghe. - GV yêu cầu HS lần lượt nhắc tên các bài hát? Tên tác giả đã được học? * Hoạt động 2: Biểu diễn. - Mời từng nhóm lên hát, kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm. - HS trình bày kết hợp vận động phụ hoạ hoặc các trò chơi theo từng bài hát. - GV có thể mở băng nhạc cho HS trong quá trình các em biểu diễn. - Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn. 4. Củng cố - dặn dò: - GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực hoạt động trong giờ học, nhắc nhở, động viên những em chưa tích cực cần cố gắng để đạt kết qủa cao hơn. Tuần: 35 Ngày dạy: Tiết: 35 ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn nhớ lại các bài hát, hát thuộc lời, đều giọng, đúng nhịp... - HS biết phân biệt các kiểu gõ đệm theo bài hát, biết vận động phụ hoạ theo bài hát. - Thái độ tích cực, tự nhiên, mạnh dạn trong các hoạt động của tiết học. II. Chuẩn bị: - Máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,). III. Tiến trình kiểm tra: 1. Ổn định tổ chức: nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra cũ: 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: Ôn tập và biểu diễn các bài hát . * Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học ở HKII. - GV có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, băng nhạc bài hát cho HS xem, nghe. - GV yêu cầu HS lần lượt nhắc tên các bài hát? Tên tác giả đã được học? * Hoạt động 2: Biểu diễn các bài hát. - Mời từng nhóm lên hát, kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm. - HS trình bày kết hợp vận động phụ hoạ hoặc các trò chơi theo từng bài hát. - GV có thể mở băng nhạc cho HS trong quá trình các em biểu diễn. - Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn. 4. Củng cố - dặn dò: - GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực hoạt động trong giờ học, nhắc nhở, động viên những em chưa tích cực cần cố gắng để đạt kết qủa cao hơn. a “ b

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac lop 2.doc
Giáo án liên quan