Toán học là môn học giúp phát triển tư duy con người , là cơ sở của nhiều ngành khoa học Nhờ có toán học mà tư duy con người được hình thành và phát triển tốt hơn, nhờ có toán học mà người học mà học sinh được rèn luyện những đức tính cần cù, cẩn thận, chính xác, lo gic, khả năng khái quát hóa, tổng hợp hóa cao.
Với vai trò như vậy nên môn Toán là môn học cơ bản và chiếm nhiều thời gian trong việc học tập trong các cấp học của học sinh.
Môn Toán trong các trường phổ thông là nền móng cho việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của các môn còn lại cũng như tri thức của loài người.
Nhưng thực tế hiện nay chất lượng của môn Toán ở bậc THCS nói chung và tại trường THCS Quảng Thạch nói riêng là thấp nếu không muốn nói là quá thấp, thể hiện cụ thể nhất ở kết quả thi vào THPT các năm vừa qua. Trong 3 năm học gần đây, điểm thi trung bình vào THPT của trường THCS Quảng Thạch chủ yếu nằm ở mức 3.0
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do học sinh của chúng ta có quá nhiều lỗ hổng kiến thức dẫn đến tình trạng chán nản và không ham thích học. Khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế và chưa linh động trong việc xử lý các tình huống toán học đơn gian nên kết quả học tập không được khả quan. GV giảng dạy mặc dù nhiệt tình nhưng chưa có phương pháp truyền thụ với phù hợp với đối tượng học sinh.
Đa phần học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, không thể hiện được ý thức phấn đấu vươn lên. Các em rất lười học, mà lại là lười học có phong trào.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 7988 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thi vào cấp III môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Quảng Thạch Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản tham luận
Giải pháp nâng cao chất lượng thi vào cấp III môn Toán
Toán học là môn học giúp phát triển tư duy con người , là cơ sở của nhiều ngành khoa học Nhờ có toán học mà tư duy con người được hình thành và phát triển tốt hơn, nhờ có toán học mà người học mà học sinh được rèn luyện những đức tính cần cù, cẩn thận, chính xác, lo gic, khả năng khái quát hóa, tổng hợp hóa cao.
Với vai trò như vậy nên môn Toán là môn học cơ bản và chiếm nhiều thời gian trong việc học tập trong các cấp học của học sinh.
Môn Toán trong các trường phổ thông là nền móng cho việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của các môn còn lại cũng như tri thức của loài người.
Nhưng thực tế hiện nay chất lượng của môn Toán ở bậc THCS nói chung và tại trường THCS Quảng Thạch nói riêng là thấp nếu không muốn nói là quá thấp, thể hiện cụ thể nhất ở kết quả thi vào THPT các năm vừa qua. Trong 3 năm học gần đây, điểm thi trung bình vào THPT của trường THCS Quảng Thạch chủ yếu nằm ở mức 3.0
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do học sinh của chúng ta có quá nhiều lỗ hổng kiến thức dẫn đến tình trạng chán nản và không ham thích học. Khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế và chưa linh động trong việc xử lý các tình huống toán học đơn gian nên kết quả học tập không được khả quan. GV giảng dạy mặc dù nhiệt tình nhưng chưa có phương pháp truyền thụ với phù hợp với đối tượng học sinh.
Đa phần học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, không thể hiện được ý thức phấn đấu vươn lên. Các em rất lười học, mà lại là lười học có phong trào.
Chưa có sự quan tâm đúng đắn từ phía phụ huynh. Nhiều gia đình hầu như khoán trắng việc học của con em mình cho nhà trường, chưa có biện pháp đề nghị nhà trường giúp đỡ thiết thực, có hiệu quả.
Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng bộ môn toán nói riêng trong các nhà trường hiện nay đang là một bài toán nan giải cho các giáo viên dạy Toán và các nhà quản lý giáo dục. Bởi lẽ môn toán là một môn học đòi hỏi một quá trình tư duy lô gíc, chặt chẽ, có tính khái quát hoá cao.Môn toán các em học được tốt nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc học các môn còn lại của các em thuận lợi hơn rất nhiều.
Là một giáo viên dạy toán, 5 năm liền phụ trách môn Toán khối 9, Tôi xin mạnh dạn đề ra một số biện pháp, với hi vọng nâng cao được điểm thi vào THPT.
Trước hết: đối với học sinh cần xác định mục đích và động cơ học tập rõ ràng. Trong lớp phải học tập chăm chỉ tích cực lắng nghe giảng và đóng góp xây dựng bài
Sau mỗi tiết học, giáo viên sửa bài tập, học sinh phải giải hoàn chỉnh các bài tâp xem đó như là kết quả tiếp thu kiến thức của mình. Về nhà phải làm bài tập đầy đủ và đọc trước bài học ngày mai.
Đối với giáo viên trước khi lên lớp cần chuẩn bị thật kỹ nội dung bài dạy. Đối với các tiết luyện tập phải giải kỹ bài ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra, các cách có thể giải được bài toán, xem xét cách nào dễ và phù hợp với đặc điểm học sinh mình, từ đó tìm ra thuật toán đơn giản, giúp học sinh tong bước nắm được kiến thức và có hứng thú học tập.
Nắm thật sát năng lực của từng học sinh, từng lớp để phân loại học sinh và có phương pháp dạy học thích hợp. Có thể chia ra các lớp theo từng cấp độ học sinh:
+ giỏi, khá
+ Trung bình
+ Yếu, kém
đối với từng cấp độ học sinh thì phải có những phương pháp phù hợp.
- Đối với các em học sinh khá giỏi: ngoài việc dạy các kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa thì phải thường xuyên đua ra các bài tập khó, mức độ mở rộng, nâng cao để các em giải và hướng dẫn các em giải bằng nhiều cách khác nhau. Tạo sự thi đua học tập giữa các em với nhau. Lồng ghép các đề vào THPT các năm trước vào các bài kiểm tra và các tiết học.
- Đối với các em có lực học trung bình, yếu và kém:
Khó khăn của giáo viên bộ môn Toán lớp 9 cũng như các khối khác là gặp phải tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, kiến thức toán có quá nhiều lỗ hổng nên không tiếp thu được bài học mới, dễ sinh ra chán nản và lực học cũng ngày càng giảm.
Trong phương pháp dạy, chúng ta dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức, giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú cho học sinh khi học Toán
Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần giảng nhiều lần, đưa ra các bài tập và các vấn đề tương tự để học sinh giải quyết. Kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng cần phải đảm bảo đây đủ. Cần cô đọng kiến thức trọng tâm từng bài để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng. Khi giảng bài mới phải tranh thủ thời gian để ôn
tập lại các kiến thức cũ.
Khai thác triệt để các sai lầm, thiếu sót của học sinh trong quá trình giảng bài, nhất là các tiết luyện tập, hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện ra sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm, hạn chế nhỏ nhất. Bên cạnh đó cần phải biểu dương nhũng cố gắng, những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh.
Ngoài việc học ở lớp thì việc kiểm tra vấn đề học tập ở nhà của học sinh cũng rất quan trọng, vì học sinh ở lớp giáo viên giảng bài thì các em có vẻ nhận biết được, nếu về nhà các em chỉ cần xem lại và làm bài tập thì sẽ nắm được kiến thức, nhưng nếu các em không học bài ở nhà thì lại quên hết.
Phải tăng cường kiểm tra việc học bài ở nhà của các em để nâng cao ý thức tự học của học sinh, chấm dứt tình trạng lười học.
Phân nhóm học sinh học ở nhà: có thể phân cho các em học khá, giỏi kèm cặp các em yêu kém khi học ở lớp cũng như ở nhà
Đối với các bậc phụ huynh lớp 9 thì nên tạo điều kiện cho co em mình được có thời gian để học tập, không nên bắt buộc các em làm việc gia đình quá nhiều.
Giáo viên Toán phải tích cực sinh hoạt nhóm bộ môn, thảo luận những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng môn Toán, cần tích cực, mạnh dạn đổi mới các phương pháp dạy học. Đưa phương pháp tích hợp vào từng bài giảng.
Tóm lại để chất lượng bộ môn toán được nâng lên nếu chỉ là sự cố gắng của người thầy thì chưa đủ mà cần có sự quan tâm phối hợp của nhiều yếu tố. Phải có sự phối hợp của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu chúng ta cùng chung tay tích tác động tôi tin tưởng rằng không chỉ bộ môn toán mà chất lượng cảu các môn học khác cũng được nâng lên rõ rệt. Mong rằng năm học này chất lượng thi vào THPT của trường chúng đi lên xếp thứ 99 của tỉnh.
File đính kèm:
- THAM LUAN.doc