CHƯƠNG 1. LỊCH SỬPHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC ĐỊA LÝ. 3
I. Lịch sửphát triển của khoa học Địa lý đến cuối thếkỷXIX:. 3
1. Thời kỳCổ đại: . 3
2. Thời kỳTrung cổ: . 4
3. Thời kì Phục Hưng:. 5
4. Thời kì tiền tưbản chủnghĩa (thếkỉXVII – XVIII) . 6
5. Thời kì tưbản chủnghĩa (thếkỉXIX) . 6
II. Lịch sửphát triển của khoa học địa lý trong nửa đầu thếkỷXX:. 8
1. Trường phái địa lý Pháp: . 8
2. Trường phái địa lý Đức:. 9
3. Trường phái địa lý Nga:. 9
4. Trường phái địa lý Mỹ: . 10
5. Địa lý các nước khác:. 10
III. Lịch sửphát triển của khoa học địa lý trong nửa cuối thếkỉXX:. 11
1. Sựhiện đại hóa khoa học địa lý: . 11
2. Các phân hệcủa hệthống không gian địa lý hoàn chỉnh:. 13
IV. Những vấn đềcủa Địa lý học hiện đại:. 15
1. Định nghĩa:. 15
2. Đối tượng nghiên cứu: . 15
a. Lớp vỏ địa lý:. 15
b. Các thểtổng hợp lãnh thổtựnhiên:. 15
c. Các xứ địa lý:. 15
d. Vòng đai địa lý:. 15
e. Đới địa lý:. 16
f. Miền địa lý:. 16
g. Khu địa lý:. 16
h. Đai cao địa lý:. 16
i. Cảnh quan địa lý:. 16
j. Dạngđịa lý:. 16
k. Diện địa lý:. 17
CHƯƠNG 2. CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÝ. 18
I. Khái niệm vềquy luật địa lý:. 18
II. Quy luật vềtính thống nhất và hoàn chỉnh của LLE:. 18
1. Định nghĩa:. 18
2. Nguyên nhân: . 18
3. Ý nghĩa:. 19
III. Quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng:. 20
1. Khái niệm:. 20
2. Cơsởcủa sựtuần hoàn: . 20
a. Cơsởtuần hoàn trong thủy quyển. 20
b. Cơsởtuần hoàn trong khí quyển. 22
c. Cơsởtuần hoàn của sinh vật. 22
d. Cơsởtuần hoàn của đá. 24
3. Đặc điểm cơbản của vòng tuần hoàn vật chất. 24
III. Quy luật vềcác hiện tượng nhịp điệu:. 25
1. Khái niệm:. 25
2. Nguồn gốc phát sinh và độdài thời gian của các nhịp điệu. 26
3. Các hiện tượng nhịp điệu cơbản. . 26
a. Phân loại. 26
b. Các nhịp điệu cơbản. 27
4. Những nhận xét vềqui luật nhịp điệu. . 31
5. Ý nghĩa thực tiễn. 32
IV. Quy luật địa đới:. 32
1. Khái niệm địa đới. 32
2. Nguyên nhân gây tính địa đới. . 32
3. Phạm vi biểu hiện của tính địa đới. 33
4. Biểu hiện của tính địa đới ởViệt Nam. . 35
V. Quy luật phi địa đới. 36
1. Nguyên nhân . 36
2. Phạm vi biểu hiện của quá trình phân dịphi địa đới. 36
3. Ý nghĩa:. 38
4. Biểu hiện của qui luật phi địa đới ởViệt Nam. . 38
a. Qui luật phân hoá theo kinh độ ởViệt Nam. 38
b. Qui luật phân hóa theo các điều kiện kiến tạo - địa mạo ởViệt Nam. 39
c. Qui luật phân hóa theo đai cao ởViệt Nam. 40
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đất.
2. Phạm vi biểu hiện của quá trình phân dị phi địa đới.
a. Có sự biến đổi của các thành phần và cảnh quan tự nhiên theo chiều cao để
hình thành nên các vành đai theo độ cao.
− Nguyên nhân:
Sự thay đổi tình trạng cân bằng nhiệt theo độ cao là nguyên nhân của tính vòng
đai theo độ cao. Cường độ bức xạ Mặt Trời tăng lên mạnh mẽ theo độ cao, bởi vì
bề dày và mật độ của quyển khí giảm đi, hơn nữa hàm lượng hơi nước và bụi trong
đó cũng giảm xuống một cách đột ngột. Nhưng mặt khác sự tỏa ra của bức xạ sóng
dài lại tăng lên nhanh hơn, làm cân bằng bức xạ bị giảm đi một cách nhanh chóng
và nhiệt độ bị hạ thấp. Građien nhiệt độ theo chiều thẳng đứng vượt građien nhiệt
37
độ theo độ vĩ gấp hàng trăm lần, vì thế trên một khoảng cách vài km theo chiều
thẳng đứng có thể thấy sự thay đổi của các hiện tượng địa lí tự nhiên diễn ra nhanh
hơn so với cùng một khoảng cách theo chiều ngang từ chí tuyến đến cực.
− Biểu hiện:
+ Những thay đổi về mức làm ẩm theo độ cao không trùng với những thay
đổi theo độ vĩ. Ở các miền núi tình hình phân bố mưa được đặc trưng bằng
một bức tranh cực kì loang lổ, bằng những tương phản lớn giữa các sườn
đón gió ẩm ướt và các sườn khuất gió khô hạn, cũng như giữa các lòng
chảo kín.
+ Các vòng đai theo độ cao có sự thay thế nhau, nhưng “phổ” của chúng hoàn
toàn không lặp lại tính liên tục của các đới theo độ vĩ. VD: Ở nhiều miền
núi không có vòng đai rừng, cũng như vòng đai đài nguyên.
+ Đặc điểm quan trọng của tính vòng đai theo độ cao là tính rất nhiều vẻ về
các kiểu của nó. Có thể nói mỗi đới theo độ vĩ vốn có một dãy vòng đai
riêng được đặc trưng bằng số lượng vòng đai, tính liên tục, ranh giới độ cao
cũng như một số đặc điểm khác. Ở gần xích đạo, số lượng vòng đai có thể
tăng lên, còn ranh giới của những vòng đai ấy di chuyển lên phía trên.
+ Sự phân bố sinh vật theo đai cao: Điều kiện nhiệt - ẩm của khí hậu không
chỉ thay đổi theo vĩ độ mà còn thay đổi theo độ cao của địa hình, biểu hiện
ở việc hình thành các đai cao khí hậu. Tương ứng với các đai cao của khí
hậu cũng có các đai cao sinh vật. Sự thay đổi của các vành đai sinh vật theo
độ cao (chiều thẳng đứng) cũng có quy luật tương tự như sự thay đổi của
các đới sinh vật theo chiều vĩ độ từ xích đạo tới 2 cực. Ví dụ ở một vùng
núi cao ôn đới lạnh: từ chân núi lên tới đỉnh có thể gồm: đai rừng lá kim,
đồng cỏ núi cao, trên cùng là đai băng tuyết vĩnh cửu.
b. Có sự phân dị của các thành phần và cảnh quan tự nhiên theo kinh độ (theo
hướng đông – tây).
− Nguyên nhân:
Do sự phân biệt giữa các khối lục địa và vùng trũng đại dương.
− Biểu hiện:
+ Ở các ô khí hậu lục địa những tương phản địa đới trở thành sâu sắc hơn;
còn ở các khu vực gần đại dương chúng lu mờ đi. Có lẽ điều đó được biểu
hiện một cách cụ thể nhất trong các chỉ số làm ẩm.
+ Những đặc điểm nói trên của các địa ô biểu hiện cả ở các chỉ số địa lí tự
nhiên khác, thí dụ ở trữ lượng của khối thực vật và ở năng suất sinh học. Có
thể thấy rõ rằng đối với các ô gần đại dương nói chung thực vật hùng hậu
và có năng suất cao hơn đối với các ô khí hậu lục địa. Qua những điều nói
38
trên có thể thấy rằng bất kì đới cảnh quan nào ở các địa ô khác nhau đều
không giống nhau.
+ Sự phân bố của sinh vật theo địa ô: Sự phân bố đất liền và biển làm cho khí
hậu có sự phân hoá từ đông sang tây. Càng vào trung tâm lục địa thì độ lục
địa của khí hậu càng tăng, khí hậu càng khô hơn, biên độ nhiệt ngày đêm và
biên độ nhiệt mùa càng lớn, ảnh hưởng đến dạng sống và sự phân bố của
sinh vật, nhất là thảm thực vật. Vì vậy ở ven biển và đại dương, độ ẩm lớn
thuận lợi cho các kiểu thực bì rừng. Còn ở sâu trong lục địa, khí hậu khô
khan, nên xuất hiện cây bụi, đồng cỏ, hoang mạc.
3. Ý nghĩa:
Tính phi địa đới cũng có ý nghĩa địa lí chung tương tự như tính địa đới. Không
có một hiện tượng địa lí tự nhiên nào có thể được nghiên cứu ở ngoài tính phi địa
đới, bởi vì nó không thể thoát khỏi ảnh hưởng tính lục địa của khí hậu, độ cao trên
mực nước biển, cấu trúc địa chất… Như vậy, tính địa đới và tính phi địa đới đấu
tranh với nhau trong sự thống nhất biện chứng.
Sự phân bố lượng mưa có thể là một ví dụ. Ở đây quy luật địa đới theo độ vĩ
biểu hiện khá rõ rằng lượng mưa đồng thời giảm đi từ rìa vào trung tâm lục địa do
ảnh hưởng của các nguyên nhân phi địa đới. Các diện phân bố thực vật, động vật
và quần xã của chúng cũng được hình thành một cách tương tự: các nhân tố địa
đới cũng như phi địa đới qui định giới hạn của chúng.
4. Biểu hiện của qui luật phi địa đới ở Việt Nam.
a. Qui luật phân hoá theo kinh độ ở Việt Nam
− Nguyên nhân: sự phân hoá theo kinh độ chủ yếu do hiệu ứng phơn và tác dụng
bức chắn của địa hình gây ra, còn vị trí so với biển thì ít tác dụng do nước ta
hẹp ngang.
− Biểu hiện:
+ Nơi đón gió mùa đông bắc sẽ lạnh hơn nơi khuất gió đến vài ba độ, đồng
thời cũng ẩm hơn vì có mùa đông và mưa địa hình.
+ Nơi đón gió mùa tây nam cũng ẩm hơn và bớt nóng hơn so với nơi chịu
hiệu ứng phơn. Các dãy núi bình phong quan trọng nhất là dải Hoàng Liên
Sơn, dải núi biên giới Việt – Lào, dải Trường Sơn (Tây Nguyên và duyên
hải Nam Trung Bộ), thứ đến dải Ngân Sơn.
+ Nơi có độ lục địa lớn nhất ở Việt Nam, thể hiện ở biên độ nhiệt trong năm
lớn, là Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, với biên độ nhiệt trung bình năm 12-
140C.
+ Nơi có độ lục địa lớn thứ hai là miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, vì nơi đây
còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Biên độ nhiệt trung bình năm từ
10-12OC.
39
+ Từ phía nam đèo Hải Vân, biên độ xuống dưới 100C, còn từ phía nam Nha
Trang, biên độ xuống dưới 50C, đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo điều hòa.
+ Sự phân hóa về phương diện nhiệt ẩm còn thể hiện qua sự phân bố của giới
sinh vật.
o Luồng thực vật á nhiệt đới Hoa Nam chủ yếu chỉ lan tràn trong miền
Bắc và Đông bắc Bắc Bộ.
o Luồng thực vật rụng lá mùa khô Ấn Độ- Miến Điện tập trung phần lớn ở
Tây Bắc và Tây Nguyên.
o Luồng Mã Lai - Inđônêxia ít khi lên trên vĩ tuyến 160B, nơi có biên độ
năm vượt quá 100C.
b. Qui luật phân hóa theo các điều kiện kiến tạo - địa mạo ở Việt Nam.
− Nguyên nhân: đất nước ta có cấu trúc địa hình đa dạng và nhiều hướng.
− Biểu hiện: các khu vực kiến tạo - đia mạo:
+ Nền Hoa Nam:
o Là một nền hoạt động, có tính chất trung gian, chuyển tiếp giữa kiểu
nền điển hình và kiểu địa tào điển hình, trên nền móng kết tinh vẫn có
thể diễn ra các thành tạo uốn nếp, hiện tượng nền móng bị vỡ vụn và
chuyển động lại đặc biệt diễn ra mạnh mẽ tại khu vực rìa.
o Rìa nền hoạt động Hoa Nam trong phạm vi khu Việt Bắc là một khối
nâng duy nhất trong phức nếp lõm Vân Nam-Quảng Tây.
o Ranh giới phía nam của nền là đới nham tướng sông Hồng với hai đứt
gãy rìa là đứt gãy sông Chảy và sông Hồng.
o Bộ phận rìa nền trong phạm vi khu Đông Bắc thuộc vùng trũng kiểu nền
Quảng Đông – Quảng Tây.
o Vùng duyên hải và hải đảo có lẽ cần phải xem như là một phức nếp lồi
của nền Hoa Nam.
+ Địa máng Đông Dương: phía nam đứt gãy sông Hồng, là một địa máng tái
sinh trên cơ sở một nền móng kết tinh tiền Cambri, vì thế trong lòng địa
máng rải rác nhiều địa khối nhỏ như địa khối Hoàng Liên Sơn, cánh cung
sông Mã, địa khối Pu Hoàt, địa khối Pu Lai Leng - Rào Cỏ. Địa khối lớn ở
trung tâm là địa khối Inđôsini mà thuộc lãnh thổ Việt Nam là khối nhô
Công Tum. Cấu trúc của các địa khối ấy rất giống nhau, thường bao gồm
các đá biến chất tiền cambri và xâm nhập granit, các trầm tích Cổ sinh và
Trung sinh của lớp phủ cũng khá dày. Có thể phân ra một số đơn vị như:
o Địa máng Tây Bắc mà ranh giới phía nam là đứt gãy sông Mã.
o Địa máng Sầm Nưa - sông Cả, ranh giới phía Nam là đứt gãy sông Cả.
40
o Địa máng Trường Sơn.
o Địa khối Công Tum.
c. Qui luật phân hóa theo đai cao ở Việt Nam.
− Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vận động nâng lên tân kiến tạo mà 3/4 lãnh
thổ Việt Nam là đồi núi chia cắt sâu và dày, non một nửa cao trên 500m.
− Biểu hiện: theo Vũ Tự Lập (1978), ở Việt Nam phân ra ba đai cao với nhiều á
đai là:
+ Đai nội chí tuyến chân núi từ 0 đến 600m: mùa hạ nóng, với nhiệt độ trung
bình tháng trên 250C, thoả mãn yêu cầu về nhiệt cao của các loài cây nhiệt
đới và xích đạo. Đai nội chí tuyến chân núi có thể chia nhỏ thành 3 á đai.
o Á đai 0 - 100m: miền Bắc không có mùa đông rét, miền Nam nóng
quanh năm.
o Á đai 100 - 300m: miền Bắc có nơi đã có mùa đông rét, miền Nam mùa
nóng đã giảm sút.
o Á đai 300 - 600m: miền Bắc nhiều nơi có mùa đông rét, miền Nam mùa
nóng giảm đến một nửa.
+ Đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi từ 600 đến 2600 m
o Á đai 600 - 1000m: tại miền Nam, á đai này còn mang nhiều tính chất
chuyển tiếp, do số tháng trên 200C chiếm đa số tuyệt đối, còn tại miền
Bắc, tính chất chuyển tiếp vẫn còn thể hiện ở nhiệt độ mùa đông cao
hơn ở vùng á nhiệt đới ngang (thí dụ, tại Aten, vĩ độ 37058’B mùa đông
xuống dưới 100C ). Các loài cây nhiệt đới dễ tính cũng như đất feralit đỏ
vàng còn có thể xuất hiện trong á đai này.
o Á đai 1000 – 1600m: ở miền Bắc là á đai nhiệt điển hình. Ở miền Nam:
quanh năm nhiệt độ xấp xỉ nhệt độ các mùa xuân - thu ở vùng á nhiệt
đới.
o Á đai 1600 – 2600m: Có tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới do không
còn tháng nào trên 200C, tháng nóng nhất cũng chỉ xấp xỉ nhiệt độ mùa
hạ ôn đới. Mùa đông vẫn chưa lạnh bằng mùa đông ôn đới, là á đai rừng
rêu trên đất mùn alít vì khí hậu lạnh và ẩm ướt quanh năm.
+ Đai ôn đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi từ 2.600m trở lên, chỉ phát triển hạn
chế tại một số núi cao trên dưới 3.000m ở miền Bắc Việt Nam (Pu Si Lung,
Hoàng Liên Sơn). Quanh năm rét dưới 250C, mùa đông xuống dưới 100C,
thực vật ôn đới chiếm đa số tuyệt đối: cây lá rộng có các loài cây Đỗ quyên
(Ericaceae), cây lá kim có hai loài đặc biệt chỉ xuất hiện từ 2600m trở lên
như Thiết sam (Tsuga yunnanenisis), Lãnh sam (Abies Pindrow); đặc biệt
từ 2800m họ Tre Trúc lùn chiếm ưu thế, có nơi tạo thành một thảm thấp 20
– 30cm dày đặc.
File đính kèm:
- DCBG_Nhung_vd_DLTN_dai_cuong.pdf