Bàn về một số vấn đề trong việc dạy địa lý kinh tế - xã hội thế giới hiện nay

I. MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh những chuyển biến của giáo dục Việt Nam, khi mà nước ta

ngày càng hòa nhập vào đời sống kinh tế xã hội thế giới, việc dạy học môn ðịa lý

kinh tế xã hội thế giới đã có những thay đổi. Chúngtôi xin nêu ý kiến của mình về

một số vấn đề nổi lên trong việc dạy môn học này.

II. CÁC Ý KIẾN TRAO ðỔI

1. Dạy kinh tế trong môn học địa lý kinh tế - xã hội thế giới

ðịa lý kinh tế xã hội thế giới là một bộ môn có chứa đựng các nội dung kinh tế.

Dạy và học kinh tế là nhiệm vụ của thầy trò trong quá trình thực hiện chương

trình môn địa lý kinh tế - xã hội thế giới. Khái niệm dạy - học kinh tế trong môn học

này có thể bao gồm 2 khía cạnh. Thứ nhất, đó là những tri thức về kinh tế bao gồm

các sự kiện, các quá trình kinh tế. Thứ hai, đó là tư duy của học sinh dựa trên nền

những tri thức đó mà chúng ta thường gọi là tư duy kinh tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về một số vấn đề trong việc dạy địa lý kinh tế - xã hội thế giới hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác tốt các kiến thức mà các em ñã, ñang và sẽ học, sẽ ñảm bảo ñược tính liên thông giữa các môn học. ðây chính là nhân tố tích cực hóa học sinh trong học tập. ðối với các tư liệu khác, không nên quá coi trọng các bảng thống kê. Cần chú ý ñến các tác phẩm văn học nghệ thuật hay ít ra cũng là những bài giới thiệu ñáng tin cậy về chúng. 3. Thời sự hóa bài dạy trong môn học ðịa lý kinh tế -xã hội thế giới Thời sự hóa bài dạy là một yêu cầu rất quan trọng trong việc dạy ñịa lý thế giới. Bài ñịa lý thế giới phải ñảm bảo tính mới của các tri thức thể hiện trong bài, một bài ðịa lý thế giới sẽ tẻ ngắt nếu toàn nói chuyện ngày xưa. Tính thời sự của bài ñịa lý thể hiện ở 2 khía cạnh. Khía cạnh quan trọng nhất là nó phải nêu lên ñược các quá trình, các tính chất còn kéo dài ñến ngày nay. Chẳng hạn dạy về ðông Nam Á mà ta lại dạy là kinh tế các nước này phát triển năng ñộng nhưng gần ñây lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng thì như thế là bài học ñã mất tính thời sự vì nó làm bài học cũ ñi ñến 10 năm. Khía cạnh thứ 2 là các dẫn chứng phải chứa ñựng những tư liệu kinh tế - xã hội mới nhất và phải ñược chỉ rõ chúng minh họa cho giá trị nào của quá trình. Chẳng hạn, khi dạy về kinh tế Nhật Bản, nếu nhận ñịnh rằng hiện nay, Nhật Bản ñang từng bước hồi phục thì cần lấy tư liệu càng mới càng tốt ñể chứng minh cho nhận ñịnh ñó. Tuy vậy, tư liệu ñược trích dẫn phải là tiêu biểu chứ không ñược chọn những tư liệu mới nhất nhưng lại mang yếu tố cá biệt. Việc trích dẫn một số liệu cá biệt không kèm theo những chú giải cần thiết có thể làm thông tin sai lạc về bản chất. Trừ những giá trị trung bình, các tư liệu trích dẫn cần nằm trong một chuỗi tư liệu ñược chọn lọc một cách có chủ ñịnh. Trong giảng dạy thường có hai khuynh hướng. Một là sự sùng bái tư liệu mới nhất, thể hiện ở chỗ người dạy cố tìm số liệu của một năm mới nhất ñể dẫn ra, trong khi số liệu này không phản ánh khuynh hướng chung của sự phát triển. Ở ñây cần thấy rằng số liệu mới nhất chưa chắc ñã phải là tư liệu hay nhất. Hai là sự duy ý chí, thể hiện ở chỗ do có một nhận ñịnh trước về một hiện tượng nào ñó thì cố tìm những tư liệu minh họa ñược cho nhận ñịnh ñã có mà bỏ qua những tư liệu khác. Nói một cách khái quát, bài ñịa lý thế giới mang tính thời sự là bài ñịa lý chỉ ñược ra sự kiện của ngày hôm nay nằm ở ñiểm nào của quá trình phát triển ñã ñược xác ñịnh trong bài dạy. Nếu tất cả các quá trình, các ñặc ñiểm mà ta xác ñịnh trong bài dạy không thể chứa ñựng các sự kiện của ngày hôm nay thì có nghĩa là các kiến thức cung cấp trong bài không ñầy ñủ. Bài ñịa lý mang tính thời sự khác với bài nói về thời sự là tác phẩm trong ñó người ta nói về những chuyện của hôm nay. Thầy Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 194 dạy ðịa lý cần chú ý ñiểm này ñể trong khi thời sự hóa bài dạy không bị sa ñà trở thành người nói chuyện thời sự. 4. Vấn ñề ghi nhớ trong dạy ñịa lý thế giới Yêu cầu ghi nhớ là rất quan trọng khi dạy môn ñịa lý thế giới. Nếu xét về yêu cầu phát triển trí tuệ cho người học thì dạy ghi nhớ là một yêu cầu ñể phát triển các phẩm chất trí tuệ. Bởi vì, trí tuệ con nguời gồm hai bộ phận cơ bản. Thứ nhất, ñó là khối lượng các tri thức ghi nhớ ñược, những thứ này coi như nguyên liệu tạo lên ngôi nhà trí tuệ. Thứ 2, là khả năng thực hiện các thao tác trí tuệ ở các cấp ñộ khác nhau, từ thấp là ghi nhớ cho ñến cao là so sánh, tổng hợp, phân loại, ñánh giá... Với cách hiểu như vậy, dạy học phát triển trí tuệ bao hàm cả việc dạy cách ghi nhớ và cả việc làm tăng khối lượng tri thức ñược lưu giữ trong bộ não của học sinh. ðối với môn ñịa lý kinh tế thế giới, ghi nhớ là rất cần. Thế giới muôn màu, chỉ khi học sinh có trong ñầu một khối lượng tri thức ñủ nhiều về các sự vật và hiện tượng ñịa lý của các lãnh thổ thì mới phân biệt ñược các lãnh thổ với nhau, mới các nguyên liệu ñể thực hiện các thao tác tư duy ñịa lý. Khối lượng những tri thức cần ghi nhớ trong môn học ñịa lý thế giới là rất lớn. Chúng bao gồm hệ thống các ñịa danh, các số liệu, các sự kiện, quá trình, các quy luật gốc... Tuy nhiên, nếu phân loại các kiến thức tuỳ theo mức ñộ có thể vận dụng các thao tác tư duy ñể ghi nhớ thì có thể chia thành 2 loại: - Các tri thức cần ghi nhớ chủ yếu theo cách máy móc; - Các tri thức có thể nhớ nhờ tư duy. Các tri thức phải dựa và ghi nhớ máy móc là những tri thức mà học sinh phải nhớ thông qua cách mà ta quen gọi là học vẹt, học thuộc. Chúng bao gồm những số liệu, những ñịa danh cụ thể, tên những sản phấm của nền kinh tế, tên các tổ chức kinh tế, tên người, những mốc thời gian và cả những quy luật gốc coi như tiên ñề trong môn học... Nhiều người thường phản ñối ghi nhớ máy móc nên không chú ý yêu cầu học sinh nhớ các kiến thức này. ðó là sai lầm nghiêm trọng vì nếu nói về ñịa lý các nước mà không nói tới vị trí, các ñịa danh quan trọng, các sản phẩm ñặc trưng... thì nói tới cái gì? Có người lo ngại môn ñịa lý bắt học sinh phải nhớ máy móc quá nhiều. Thực tế không phải như vậy. Môn ðịa lý thế giới không phải là môn phải nhớ máy móc nhiều so với các môn học ở phổ thông. Không nên quy kết một cách sai lầm rằng ñây là môn học thuộc. Môn học nào cũng cần học thuộc ở mức ñộ cần thiết và ðịa lý thế giới là môn học thuộc bình thường nếu không nói là ít trong số ñó. Hãy thử so với các môn Ngoại ngữ, Toán, Văn, Lịch sử hay Vật lý, Hóa học thì thấy ngay ñiều ñó. Toàn bộ các số liệu và ñịa danh mà học sinh cần nhớ trong một năm học ở môn ðịa lý thế giới có bằng số từ mới của vài bài khóa tiếng nước ngoài? Do thầy sợ trò Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 195 phải nhớ nhiều và trò vừa ngại nhớ vừa có quan niệm môn ñịa là môn có thể bịa nên không coi trọng việc ghi nhớ. Hậu quả tất yếu là kho tri thức ñịa lý của học sinh thường nghèo, và vì thế không có tư liệu ñể tư duy. ðó là nguyên nhân sinh ra những bài viết ngô nghê trong các kỳ thi của thí sinh. Nhớ máy móc ñúng là rất vất vả. Cần luôn tìm ra cách nhớ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong khi chưa tìm ñược cách nào hay hơn thì cần phải chăm chỉ, cố gắng học thuộc. Cần nhấn mạnh là nhớ máy móc là một trong những chướng ngại mà học sinh phải vượt qua nếu muốn có tiến bộ khi học các môn nói chung và môn ðịa lý thế giới nói riêng. Các tri thức có thể dựa vào tư duy ñể nhớ gồm các số liệu ñã ñược khái quát hóa, nâng thành khái niệm ñại lượng, diễn biến của các quá trình kinh tế, xã hội. Những tri thức này ñược nhớ dễ dàng hơn do học sinh có thể dựa vào các mối quan hệ ñể suy diễn. Vì khối lượng tri thức tạo ra phẩm chất trí tuệ nên trong bài dạy ðịa lý thế giới, khi ñặt vấn ñề phát triển tư duy, không nên chỉ nhấn mạnh vào việc bồi dưỡng các thao tác tư duy mà cần phải chú ý cả việc làm ñầy thêm các kho nguyên liệu của tư duy.Trong một bài ñịa lý thế giới, cần thiết phải xác ñịnh một số lượng thích hợp các tri thức cần ghi nhớ cho học sinh. Nên chú ý ñến tên các ñịa danh và các kiến thức có ñộ ổn ñịnh theo thời gian hoặc các kiến thức làm cơ sở ñể suy ra các kiến thức khác. Cần tránh sa vào những tư liệu vụn vặt hay quá chi tiết. ðể ghi nhớ tốt, trong khi chúng ta rất cần phải ghi nhớ máy móc, thì vẫn rất cần tư duy ñể nhớ. Có một số yếu tố của tư duy cần vận dụng hỗ trợ cho ghi nhớ ñó là: - Tư duy phân loại gắn với hệ thống hoá. Trong khi ghi nhớ thì phân loại và hệ thống hóa là một cách làm cho người ta dễ nhớ và lâu quên. ðiều này cũng giống như người thủ thư phân loại sách và cất giữ, hay cũng giống các chuyên gia phần mềm lưu giữ thông tin. Trong học tập cần phân loại các tri thức và nhớ chúng. Ví dụ khi cần nhớ các thành phố của một nước, sẽ dễ dàng hơn nếu ta chia lãnh thổ thành các vùng và nhớ các thành phố gắn theo các vùng ấy. Hay khi cần nhớ tên người, ta có thể dựa vào ñặc trưng ngôn ngữ của ñất nước. Nhớ số liệu thì hãy phân loại số liệu theo các tiêu chuẩn nào ñó... Tư duy phân loại và hệ thống hóa giúp nhớ dễ hơn vì các sự kiện ñược ghi nhớ trong các mối quan hệ. - Tư duy khái quát gắn với sơ ñồ hoá. Trong ñịa lý, học sinh học vô vàn các quốc gia, lãnh thổ và các bài viết cũng theo cách thức khác nhau. Cần khái quát ñể tìm ra cái chung nhất coi như khung sườn, như là bộ xương cần nhớ. Chẳng hạn, khi nói về nội dung ñịa lý của một lãnh thổ, thì phải thấy cái chung nhất là: lãnh thổ nào cũng phải ñề cập tới vị trí, các ñặc ñiểm của tự nhiên, xã hội, các nội dung kinh tế. Trong từng nội dung nhỏ ấy lại chia ra các yếu tố thành phần cấp thấp hơn. Cách khái quát như vậy sẽ cho phép hình thành một "sơ ñồ cấu tạo chung" của các kiến thức về lãnh thổ. Học sinh cần học thuộc cái cơ cấu của bộ khung ấy. Các nước hay các vùng cụ thể chỉ là trường hợp riêng, học sinh chỉ việc nhớ thêm vào cái khung Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 196 ñã có. Tư duy khái quát trong các trường hợp riêng cho phép học sinh phát hiện ra bản chất, do ñó tìm ra cái chung ñể nhớ, tránh nhớ những chi tiết vụn vặt. Chẳng hạn, khi có số liệu của nhiều năm, học sinh cần khái quát ñể tìm ra nét chung như dạng thay ñổi, các giá trị trung bình, các giá trị cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chương trình môn học ðịa lý kinh tế - xã hội trong các cấp học của nước CHXH CN Việt Nam. [2]. Sách giáo khoa ðịa lý kinh tế xã hội thế giới (Lớp 11) chương trình cũ và mới. [3]. Giáo trình và các tập bài giảng môn học ðịa lý thế giới của các trường ñại học Việt Nam. [4]. Các giáo trình tâm lý học ñại cương. [5]. Phương pháp giảng dạy ðịa lý kinh tế. Baranxki (sách dịch). TÓM TẮT Việc dạy ñịa lý thế giới hiện nay có nhiều thay ñổi ñể ñáp ứng nhu cầu của nhà trường và của xã hội. Trong quá trình thực hiện chương trình môn học nổi lên một số vấn ñề. Tác giả nêu ý kiến của mình về các vấn ñề ñược cho là ñáng quan tâm nhất. ðó là việc dạy các nội dung kinh tế, dân cư - xã hội, việc thời sự hóa bài dạy và nhấn mạnh vai trò của ghi nhớ trong giảng dạy kinh tế xã hội thế giới.

File đính kèm:

  • pdfBan ve mot so van de trong viec day dia ly kinhte xa hoi the gioi hien nay.pdf