Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông môn Ngữ Văn - Năm học 2012-2013

Câu 1 (1 điểm)

Truyện “Chiếc lược ngà” xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá nối hai

cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những

quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà

thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này, ấy là tiếng !

(Chu Văn Sơn, Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học)

Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất trong tác phNm Chiếc lược ngà của

Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Tiêng kêu ấy thể hiện

tâm trạng gì của nhân vật?

Câu 2 : (1 điểm)

Bạn trẻ trong hình bên đã dùng ngôn ngữ chat, ngôn

ngữ tuổi teen, khi giao tiếp với người lớn. Theo em, bạn ấy đã

vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân dẫn đến sự

vi phạm đó?

Câu 3: (3 điểm)

Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện

Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, sò, ốc để kiếm vài

ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi “non nớt” sớm rơi trên gành đá,

hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp cho năm học mới. Đồng

hành với khát khao của con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với

con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má

vui rồi!”

(Theo Báo Thanh niên ngày 18-6-2013,

Ôm ước mơ đi về phía biển)

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em được gợi

ra từ câu chuyện trên.

Câu 4: (5 điểm)

Không có kính, rồi xe không có đèn, Mùa xuân người cầm súng

Không có mui xe, thùng xe có xước, Lộc giắt đầy trên lưng

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Mùa xuân người ra đồng

Chỉ cần trong xe có một trái tim. Lộc trải dài nương mạ

(Phạm Tiến Duật – Bài thơ về Tất cả như hối hả

tiểu đội xe không kính) Tất cả như xôn xao

pdf5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông môn Ngữ Văn - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến với người đọc, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. - Bên cạnh những ước mơ bình thường mà đau đớn đó là tấm lòng của những người mẹ dành cho con. Họ sẵn sàng chịu đựng khổ sở đến cùng cực để con được cắp sách đến trường. - Câu chuyện đã giúp em nhìn lại bản thân mình. Đã thờ ơ trước công ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng và tạo điều kiện để em được đến trường. Câu chuyện mãi mãi là một ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời học sinh của chúng em. Nó như một hành trang quý giá giúp em biết trân trọng và yêu thương những điều bình dị mà cao cả. - Những ước mơ của các em học trò nghèo ở làng chài đẹp như những đóa hoa xương rồng nở trên gai góc và nắng gió. - Ước mơ cao đẹp trong điều kiện đói nghèo và tấm lòng của người mẹ là biểu tượng đẹp và - khá phổ biến trong những gia đình nghèo ở Việt Nam. - “Ôm ước mơ đi về phía biển” là một biểu tượng nghệ thuật đẹp đẽ của ý chí và khát vọng vươn lên trên nền tối là sự đói nghèo và thiếu thốn. - Câu chuyện là một bài học cho tuổi học sinh, phải biết trân trọng những gì mình đang có, biết chia sẻ và cảm thông với những người cùng lứa tuổi nhưng không có điều kiện như mình. Từ đó, các em cần phải nỗ lực hơn trong việc học và góp phần nhỏ nhoi nào đó để chia sẻ và giúp đỡ những học sinh nghèo. Câu 4: Câu hỏi cho phép thí sinh chọn một trong hai vấn đề. Do đó, mỗi thí sinh chỉ thực hiện một vấn đề mà thôi. Ở mỗi vấn đề, thí sinh có thể triển khai một cách cụ thể khác nhau. Sau đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo. Vấn đề thứ nhất: Tình cảm của người Việt Nam đối với đất nước qua hai khổ thơ trên. Lấy điểm thi vào lớp 10 tphcm soạn: HDTM 02 sốBD gửi 8779 VD: bạn có số BD 123456 soạn tin: HDTM 02 123456 gửi 8779 Tradiemthi.net – Tra cứu điểm thi online chính xác nhất Mở bài: Giới thiệu lòng yêu nước là một trong những tình cảm lớn của con người Việt Nam được thể hiện trong rất nhiều sáng tác của thơ ca như trong hai đoạn thơ sau đây (chép lại 2 đoạn thơ). Thân bài: - Tình cảm của người Việt Nam đối với đất nước qua khổ thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. + Giới thiệu vài nét về Phạm Tiến Duật : nhà thơ quân đội trưởng thành trong giai đoạn chống Mĩ; công tác ở binh đoàn Trường Sơn và có nhiều bài thơ nổi tiếng về cuộc sống của những người lính trên đường mòn Trường Sơn thời chống Mĩ, trong đó có Bài thơ về tiểu đội xe không kính. + Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính : được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ; bài thơ có bảy khổ và đây là khổ thơ cuối cùng của bài thơ. + Khổ thơ thể hiện tình cảm yêu nước của nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia đôi, miền Nam trực tiếp đấu tranh với Mĩ và miền Bắc vừa đương đầu với chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa hỗ trợ cho miền Nam về người, về của để chiến đấu. Hai câu thơ đầu, qua hình tượng đặc biệt những chiếc xe không có kính với những hư hao mất mát tiếp tục có thể có đã gợi lên sự khốc liệt của chiến tranh. Hai câu thơ sau là lời khẳng định tình cảm bất di bất dịch vì miền Nam phía trước, tình cảm yêu nước của người chiến sĩ lái xe nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người Việt Nam vượt qua tất cả gian khổ, chấp nhận hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. - Tình cảm của người Việt Nam đối với đất nước qua khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ + Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải : là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn chống Mĩ, có những đóng góp cho sự phát triển của văn học giải phóng miền Nam. + Giới thiệu bài thơ, khổ thơ : Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào tháng 11/1980 vào lúc nhà thơ đang ở trên giường bệnh; thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với đất nước; về cơ bản bài thơ có ba phần, đoạn thơ này là phần thứ hai trong bài thơ; phần thơ thể hiện suy nghĩ của nhà thơ về trách nhiệm đối với đất nước. + Trách nhiệm đối với đất nước : Hai câu đầu: thông qua những hình ảnh Nn dụ nhà thơ nói lên trách nhiệm cầm súng bảo vệ tổ quốc của mọi công dân. Hai câu tiếp theo: thông qua những hình ảnh Nn dụ nhà thơ nói lên trách nhiệm lao động và phát triển đất nước. Î Bốn câu thơ có những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi với cuộc sống gợi được những cảm nhận của mọi người về tình yêu đối với thiên nhiên và đất nước. Hai câu cuối : thông qua phép điệp, hai câu thơ thể hiện không khí sôi nổi, phấn khởi, khNn trương của cả dân tộc trong cả hai sự nghiệp lao động xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. - Cả hai đoạn thơ thể hiện tình cảm của người Việt Nam đối với đất nước : + Trong cuộc sống hòa bình : lao động hăng say xây dựng đất nước. + Trong chiến tranh : sẵn sàng xả thân, hi sinh bảo vệ tổ quốc. Kết bài: Lấy điểm thi vào lớp 10 tphcm soạn: HDTM 02 sốBD gửi 8779 VD: bạn có số BD 123456 soạn tin: HDTM 02 123456 gửi 8779 Tradiemthi.net – Tra cứu điểm thi online chính xác nhất Hai đoạn thơ của hai tác giả khác nhau, ra đời trong hai hoàn cảnh khác nhưng cùng thể hiện một tình cảm lớn của con người Việt Nam và để lại những ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Vấn đề thứ hai: Vẻ đẹp của hình ảnh Nn dụ trong hai khổ thơ trên. Mở bài: Giới thiệu chung : Phạm Tiến Duật và Thanh Hải là những nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Mùa xuân nho nhỏ là những thi phNm nổi tiếng của họ. Trong hai bài thơ trên, có hai đoạn thơ đã xây dựng được những hình ảnh Nn dụ đẹp (dẫn lại hai đoạn thơ) Thân bài: - Vẻ đẹp Nn dụ trong khổ thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính: + Giới thiệu vài nét về Phạm Tiến Duật : nhà thơ quân đội trưởng thành trong giai đoạn chống Mĩ; công tác ở binh đoàn Trường Sơn và có nhiều bài thơ nổi tiếng về cuộc sống của những người lính trên đường mòn Trường Sơn thời chống Mĩ, trong đó có Bài thơ về tiểu đội xe không kính. + Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính : được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ; bài thơ có bảy khổ và đây là khổ thơ cuối cùng của bài thơ. + Vẻ đẹp của hình ảnh Nn dụ trong khổ thơ Hình ảnh những chiếc xe không kính (trong hai câu thơ đầu): gắn với những chi tiết hiện thực trần trụi (không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước) gợi lên hình tượng thơ độc đáo, có ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nói lên sự khốc liệt của chiến tranh; đây là một hình tượng thơ mang bản sắc rất riêng của nhà thơ Phạm Tiến Duật về hiện thực chiến tranh. Hình ảnh miền Nam phía trước là hình ảnh Nn dụ gợi tới hình ảnh tổ quốc Việt Nam, gợi tới nhiệm vụ chiến đấu trong giai đoạn chống Mĩ. Gợi tới mục đích chiến đấu mà mỗi chiến sĩ phải hoàn thành; một hình Nn dụ có sức khích lệ động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân. Hình ảnh trái tim : một hình ảnh quen thuộc là biểu tượng cho tình yêu, ở đây là tình yêu tổ quốc và đồng bào miền Nam. Hình ảnh quen thuộc nhưng được biểu hiện bằng một cách diễn đạt giản dị và đầy Nn ý : Chỉ cần trong xe có một trái tim. Đây là cách nói khá gợi cảm và thuyết phục. Cách nói này nhấn mạnh sức mạnh to lớn của tình cảm yêu nước nơi người chiến sĩ của binh đoàn Trường Sơn, của người bộ đội Việt Nam trong thời chống Mĩ trước mưa bom bão đạn đầy khốc liệt. - Vẻ đẹp Nn dụ trong khổ thơ của Mùa xuân nho nhỏ: + Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải : là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn chống Mĩ, có những đóng góp cho sự phát triển của văn học giải phóng miền Nam. + Giới thiệu bài thơ, khổ thơ : Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào tháng 11/1980 vào lúc nhà thơ đang ở trên giường bệnh; thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với đất nước; về cơ bản bài thơ có ba phần, đoạn thơ này là phần thứ hai trong bài thơ; phần thơ thể hiện suy nghĩ của nhà thơ về trách nhiệm đối với đất nước. + Vẻ đẹp Nn dụ trong khổ thơ: Hình ảnh mùa xuân : là hình ảnh Nn dụ cho cuộc sống, một cuộc sống xuân, tươi đẹp, tràn trề sinh lực của đất nước trong giai đoạn sau 1975 (sau chiến thắng chống Mĩ, đất nước được thống nhất, hòa bình) Lấy điểm thi vào lớp 10 tphcm soạn: HDTM 02 sốBD gửi 8779 VD: bạn có số BD 123456 soạn tin: HDTM 02 123456 gửi 8779 Tradiemthi.net – Tra cứu điểm thi online chính xác nhất Hình ảnh người cầm súng : là hình ảnh Nn dụ cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh bình dị gần gũi với cuộc sống cũng gợi được suy nghĩ của người đọc. Hình ảnh người ra đồng : là là hình ảnh Nn dụ cho nhiệm vụ lao động xây dựng phát triển đất nước. Hình ảnh bình dị gần gũi với cuộc sống cũng gợi được suy nghĩ của người đọc. Hình ảnh Lộc : hình ảnh Nn dụ có tính đa nghĩa cho nên gợi được nhiều liên tưởng và cảm nhận nơi người đọc. Lộc là chồi non. Lộc giắt đầy trên lưng gợi hình ảnh người lính ngụy trang khi chiến đấu; Lộc trải dài nương mạ gợi những mầm non được sử dụng khi gieo trồng. Nhưng Lộc đồng thời cũng có thể gợi tới hình ảnh đặc biệt của người lính trong giai đoạn mới của tổ quốc từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ chiến đấu chuyển sang sản xuất; gợi tới thành quả mà sự nghiệp chiến đấu và lao động mang lại cho đất nước, gợi tới cống hiến đặc biệt của người lính : cầm súng bảo vệ tổ quốc để mang lại “Lộc” (những điều hạnh phúc tốt đẹp, may mắn,) cho cuộc đời. - Hai khổ thơ đều có những hình ảnh Nn dụ. Mỗi hình ảnh có sắc thái riêng, có ý nghĩa riêng và góp phần biểu hiện phong cách riêng của từng tác giả. Ví dụ như hình ảnh Nn dụ của Phạm Tiến Duật thì độc đáo, đặc sắc; còn của Thanh Hải thì bình dị mà có ý nghĩa sâu xa. Kết bài: Hai đoạn thơ của hai tác giả khác nhau, ra đời trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều sử dụng một biện pháp tu từ rất quen thuộc của thơ ca : ẩn dụ. Tuy nhiên, hình ảnh Nn dụ ở mỗi tác giả đều có những nét đẹp riêng, bản sắc riêng, phong cách riêng tạo thành cái độc đáo, hấp dẫn của mỗi nhà thơ. Lý Thị Tú Anh – Phan Thị Thanh (Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM) Lấy điểm thi vào lớp 10 tphcm soạn: HDTM 02 sốBD gửi 8779 VD: bạn có số BD 123456 soạn tin: HDTM 02 123456 gửi 8779

File đính kèm:

  • pdfDE THI MON VAN VAO 10TP HCM 2013 2014.pdf