Câu 1. (4 điểm)
So sánh phong trào Cần Vương (1885-1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh.
Câu 2. (4 điểm)
Từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953-1954, quân ta đã giữ thế chủ động đánh địch như thế nào trên chiến trường chính Bắc Bộ?
Câu 3. (6 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu diễn ra từ sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954) đến giữa 1965, chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Khối 12 - Đề số 2 - Năm học 2008-2009 - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực địch, phá vỡ từng mảng kế hoạch bình định của Pháp, song kết quả chiến đấu còn hạn chế.
3. Với phương châm chiến lược “đánh chắc thắng” và phương hướng chiến lược “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, ta mở các chiến dịch:
a. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952. Kết quả sau hơn ba tháng chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình- Sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân. Các căn cứ du kích được mở rộng...
b. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952, kết quả ta giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân, phá một phần âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.
c. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè 1953
Đầu năm 1953, quân đội Việt Nam cùng với quân đội Lào phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào. Kết quả ta đã giái phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalỳ với trên 30 vạn dân.
d. Những thắng lợi trên đây đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển lên một bước mới, tạo ra thế và lực cho quân và dân ta phối hợp với quân và dân Lào, Campuchia phá tan kế hoạch Nava trong đông - xuân 1953 - 1954, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(6 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu diễn ra từ sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954) đến giữa 1965, chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
1. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Mỹ thay thế Pháp dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
2. Trước tình hình trên đây, cách mạng miền Nam từ giữa 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Cuộc đấu tranh của nhân dân đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ, chống đàn áp khủng bố, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội”diễn ra mạnh mẽ. “Phong trào hòa bình” đã diễn ra với các hình thức mít tinh, hội họp và đưa yêu sách diễn ra trên khắp miền Nam, nhất là ở các đô thị lớn: Sài Gòn, Chợ Lớn, Huế, Đà Nẵng, hình thành mặt trận chống Mỹ - Diệm. Phong trào từ đấu tranh chính trị, hòa bình để gìn giữ lục lượng từng bước chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
3. Từ 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn do chính sách đàn áp khốc liệt (tiêu biểu Luật 10/59) của Mỹ - Diệm đối với phong trào cách mạng ở miền Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, thử thách. Trước tình hình đó, Đảng ta đã ra Nghị quyết 15 (1-1959) khẳng định: Cách mạng miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm.
4. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2/1959), ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) (8/1959) đã lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre (1/1960). Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. Đến cuối 1960, cách mạng đã làm chủ một vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng và miền núi. Trong bối cảnh đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trở thành trung tâm đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Đặc biệt, phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
5. Từ 1961 – 1965, ở miền Nam, Mỹ tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”. “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, giữ vững chế độ thực dân mới ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, quân và dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giữ vững thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy đánh địch trên cả ba vùng chiến lược bằng ba mũi giáp công.
6. Kết quả đến giữa năm 1965, các chỗ dựa của “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Với các chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài (1965) làm cho quân đội Sài Gòn có nguy cơ tan rã. Quốc sách “ấp chiến lược” - xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Địch chỉ còn kiểm soát 2200 ấp.Chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ sau đảo chính Ngô Đình Diệm (01-11-1963) đến giữa năm 1965, đã có 10 cuộc đảo chính.
7. Tóm lại, dưới ách thống trị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhân dân miền Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh. Phong trào bắt đầu từ đấu tranh chính trị để gìn giữ lực lượng là chủ yếu... Với phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển mới, cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công. Phong trào cách mạng miền Nam từ 1961-1965 là một trong những biểu hiện điển hình của thế tiến công được tạo ra từ phong trào “Đồng khởi”.
0,5 điểm
1điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1điểm
0,5 điểm
B- LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(4điểm)
Nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
1- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mỹ -Liên Xô. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỷ nửa sau thế kỷ XX. Cuộc Chiến tranh lạnh bắt nguồn từ sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô: Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng trên thế giới. Ngược lại, Mỹ ra sức chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Mỹ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghiã xã hội từ phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới, trãi dài từ Đông Âu tới phía đông Châu Á. Hơn nữa, sau chiến tranh, Mỹ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, Mỹ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
3- Để thực hiện mưu đồ trên đây, Mỹ đã thi hành nhiều chính sách và hoạt động chống Liên Xô gây nên cuộc Chiến tranh lạnh. Sự kiện khởi đầu cho hành động này là vào ngày 12.3.1947, Tổng thống Mỹ Truman đã đọc một thông điệp tại Quốc hội, khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu đô la cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để biến những nước này thành những căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
4- Tiếp đó, tháng 6 năm 1947, Mỹ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” với khoản viên trợ 17 tỷ đôla để giúp các nước Tây Âu phục hồi về kinh tế sau chiến tranh đồng thời tập hợp các nước này thành lập liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Để đối phó lại, tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. Hai sự kiện trên đã tạo nên sự phân chia và đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.
5- Ngày 4.4.1949, Mỹ và 11 nước phương Tây () đã ký hiệp ước thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN. Trước tình đó, tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu () đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN. Sự ra đời của hai khối quân sự trên đây đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cục, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới.
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1 điểm
Câu 2
(2 điểm)
Những nhân tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỷ XX?
1-Từ năm 1952 đến năm 1960, nền kinh tế Nhật có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973 , kinh tế Nhật phát triển “thần kỳ”, đứng thứ hai trong thế giới tư bản ( sau Mỹ )vào năm 1968. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
2- Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường kinh tế- tài chính do các nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo nên.
a- Ở Nhật Bản, con người được xem là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
b- Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
c- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
d- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học -kỹ thuật, biết áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
e- Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp ( không vượt quá 1% GDP ) nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
f- Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mỹ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và Viêt Nam (1954-1975) để làm giàu .v.v
0,5 điểm
1,5 điểm
........................................
File đính kèm:
- De thi HSG Su L12 THPT 0809.doc