Môn Tiếng Việt (Thời gian làm bài: 90 phút)
1/ Tìm các từ láy đôi (thuộc kiểu láy âm) theo mẫu cấu tạo vần trong tiếng láy là “ăn” và cho biết nghĩa của những từ láy em vừa tìm được có gì giống nhau ?
2/ Có thể thay thế động từ “khuyên” trong câu: “Cô giáo khuyên em chăm học” bằng những động từ nào mà nghĩa của câu về cơ bản không thay đổi ?
3/ Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu dưới đây:
a) Thủ đô nước ta, Hà Nội, có ngót một ngàn năm lịch sử.
b) Trưa, trời nắng gắt và khi chiều tà, trời êm dịu.
c) Vì những điều mong ước của Hằng đã thực hiện được nên Hằng rất vui.
d) Vì những điều mà Hằng đã hứa với cô giáo, Hằng quyết tâm học giỏi.
4/ Đặt một câu ghép miêu tả cảnh vật trong đó có sử dụng 3 từ sau: yên tĩnh, im lìm, vắng lặng.
5) . Trời xanh đây là của chúng ta.
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát,
Những ngả đường bát ngát,
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)
a) Tìm những hình ảnh nói lên vẻ tươi đẹp của đất nước ở đoạn trích trên ?
b) Những từ-ngữ được sử dụng lặp lại trong đoạn trích trên nói lên điều gì ?
6) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) về người mẹ kính yêu của em.
15 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi tiểu học tỉnh Quảng Nam năm học 1998 - 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gấp 3 lần số cam ở rổ thứ hai. Hỏi lúc đầu mổi rổ có bao nhiêu quả ?
18/ Hoà kém Bình 3 tuổi. Đến năm 2000 tổng số tuổi của Hoà và Bình là 29. Hỏi năm sinh của mỗi bạn ?
19/ Một số gạo đủ cho 12 người ăn trong 3 ngày mỗi ngày 2 bữa. Với số gạo ấy, nếu có 8 người ăn, mỗi người mỗi ngày ăn 3 bữa (mức ăn như nhau) thì sẽ ăn được mấy ngày ?
20/ Cả gà và lợn có 252 chân. Số đầu gà bằng số đầu lợn. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ?
21/ Một trường có 900 học sinh, trong đó có 400 nam sinh.
a) Tính tỉ số phần trăm giữa số nam và nữ.
b) Tỉ số phần trăm của mỗi loại học sinh so với học sinh toàn trường tương ứng là: Giỏi 12% ; Khá 60%, Trung bình 28%. Tính số học sinh mỗi loại ?
22/ Hai người thợ cùng làm một công việc thì hết 4 giờ mới xong. Nếu làm riêng một mình thì người thứ nhất phải mất 7 giờ mới xong. Hỏi người thứ hai làm riêng một mình thì sau bao lâu mới xong công việc ? (ĐS: 9 giờ 20 phút)
23/ Một cửa hàng bán vải có 5 866 mét vải trắng và vải xanh. Sau khi bán 860m vải trắng và 320m vải xanh thì số vải trắng còn lại gấp đôi số vải xanh còn lại. Hỏi lúc đầu mỗi loại có bao nhiêu mét vải ?
24/ Vườn An có 104 cây chanh. Tỉ số giữa số cây bưởi và chanh là 3/4. Tính tổng số cây 2 loại ?
25/ Hai chị em có tổng số tuổi là 45. Hãy tính số tuổi của mỗi người, biết rằng 1/5 tuổi của chị bằng 2/5 tuổi của em.
26/ Cho hình thang ABCD, đáy lớn là CD, đáy nhỏ là AB. Hai đường chéo cắt nhau tạo O. So sánh diện tích 2 tam giác AOD và BOC.
27/ Đổi một mảnh đất hình thang có đáy lớn 20,5m, đáy bé 16,5m lấy một miếng đất hình vuông cùng diện tích có chu vi 48m. Tính chiều cao mảnh đất đó ?
28/ Tam giác ABC có tổng độ dài cạnh AB và BC là 12,2cm. Tổng độ dài cạnh AB và BC là 12,2cm.Tổng độ dài cạnh BC và AC là 10,4cm. Tổng độ dài AC và AB là 17,4cm. Tính chu vi và số đo mỗi cạnh của tam giác đó.
29/ Một hình chữ nhất có chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Nếu chiều dài được kéo thêm 15m và chiều rộng được kéo thêm 105m thì được một hình vuông. Tính số đo mỗi chiều ?
30/ Sân trường hình chữ nhật có chu vi 150m. Nếu giảm chiều dại 5m và tăng chiều rộng 5m thì diện tích của sân không thay đổi. Tính diện tích ?
31/ Một bãi tập hình vuông được mở rộng bên phải thêm 2 mét và phía dưới thêm 4 mét thì thành hình chữ nhật có chu vi 84m. Tính diện tích ban đầu của bãi tập đó.
32/ Nếu thêm 5m vào mỗi cạnh hình vuông thì diện tích tăng thêm 125m2 . Tính diện tích ban đầu ?
Phòng Giáo dục & Đào tạo Duy Xuyên
Đề thi thử cho học sinh giỏi tiểu học
năm học 1999-2000
Môn Tiếng Việt
(Thời gian làm bài: 90 phút. Có 10 phút để hs đọc đề 2-3 lần mới bắt đầu tính giờ)
Câu 1(1,5đ): Điền dấu câu vào đoạn văn sau, viết lại cho đúng chính tả:
Năm nay ông ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi trước đây ông từng là giáo viên dạy học ở thành phố hiện nay ông đã về hưu ở thôn quê lần nào gặp tôi ông cũng nhắc đi nhắc lại cháu hãy cố học cho giỏi nhé
Câu 2(1,5đ): Chép lại, điền tên các bộ phận (CN, VN, TN, ĐN, BN...) dưới mỗi cụm từ ngữ gạch chân trong các câu sau:
a) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
b) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
Câu 3(1đ): Ghép từng đôi câu sau đây thành một câu có thành phần phụ trạng ngữ thích hợp (lúc ghép có thể thêm hoặc bỏ vài từ).
a) Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang.
b/ Con đường nầy chạy về làng. Từng tốp người hối hả gánh những gánh lúa đầy ắp về nhà.
Câu 4(1,5đ): Thương thuyền
Suốt đêm kéo lưới mệt đầm
Sớm về chụm bến thuyền nằm ngủ say.
Thương thuyền vất vả tối ngày
Biển xanh chao võng sóng đầy lời ru
(Phạm Đình Ân)
(Không cần chép lại bài thơ nầy vào giấy thi, tốn thời gian)
Tìm những từ ngữ làm cho chiếc thuyền giống như con người ?
Đoạn thơ trên có tên là “Thương thuyền”, điều đó có hàm ý gì ?
Em hãy đặt một tên khác cho đoạn thơ trên.
Câu 5 (4đ): Tuy bị các trận lũ lụt tàn phá nặng nề nhưng đến nay quê em như đã trở lại tươi đẹp như xưa.
Kết hợp tường thuật với miêu tả để viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) làm rõ 2 ý gạch chân vừa nêu trên .
================*****================
(Bài trình bày sạch đẹp, viết chữ ngay ngắn sẽ được cộng từ 0,25- 0,5 điểm)
Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt
Câu 1: 1,5đ: Năm nay, ông ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi. Trước đây, ông từng là giáo viên dạy học ở thành phố. Hiện nay, ông đã về hưu ở thôn quê. Lần nào gặp tôi, ông cũng nhắc đi /,/ nhắc lại: “cháu hãy cố học cho giỏi nhé !”
Hoặc: - Cháu hãy cố học cho giỏi nhé !
Có tất cả 10 dấu câu cần (chỗ /, / : không bắt buộc). Cứ 2 dấu đúng được 0,25đ. Viết hoa đúng chỗ mới chấm được 0.25đ. Mỗi chỗ chép lại sai chính tả bị trừ 0,25 điểm.
Câu 2:1,5đ : Câu 2a:0,75đ: Mỗi bộ phận đúng được 0,25đ
a) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
CN VN TN
b) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
ĐN ĐN BN BN BN
Câu 2b:0,75đ: Đúng 1 chỗ: 0.25 ; đúng 2-3 chỗ: 0,5 ; đúng 4-5 chỗ: 0,75đ
Câu 3: 1đ: Mỗi câu đúng được 0,5đ:
a) Trên mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm, những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang.
(Hoặc: Trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang, những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trên mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm.(đúng)
b/ Trên con đường chạy về làng, từng tốp người hối hả gánh những gánh lúa đầy ắp về nhà. Hoặc: Từng tốp ... trên con đường chạy về làng.
Hoặc: Trên con đượng nầy, từng tốp ......... ) (TN)
Câu 4: 1,5đ: Câu 4a: 0,5đ: kéo lưới, mệt đầm, nằm ngủ say, vất vả.
Nếu học sinh ghi cả câu hoặc ngữ có các từ trên: trừ 0,25 (nếu nhiều chỗ)
Nếu ghi thêm các từ: chụm, thương: không sai. Các từ ngữ: “chao võng” và “đầy lời ru”: nhân hoá “biển” và “sóng” chứ không phải nhân hoá chiếc thuyền, không tính điểm, không trừ điểm.
Câu 4b: 0,5đ: Đoạn thơ trên có tên là “Thương thuyền”, điều đó có hàm ý là thương người dân chài lưới ngày đêm vất vả ....
Câu 4c: 0,5đ: Có thể thay bằng tên: Dân chài ; Về bến ; Sau ngày lao động ...
Câu 5: 4 điểm: (Đây là đề thi thử nên có gạch chân 2 ý chính)
1) Yêu cầu: a) Về thể loại: Tường thuật là chính nhưng có chú trọng đúng mức miêu tả chứ không đơn thuần nêu đầu việc.
b) Nội dung: Làm rõ 2 ý gạch chân, đảm bảo tính chân thực và cụ thể để người đọc hình dung được một “quê em” cụ thể chứ không chung chung. Thể hiện được vai trò của con người trong sự hồi sinh sau lũ lụt.
c) Hình thức: Bài văn khoảng trên dưới 25 dòng. (Không ngắn quá 15 dòng). Mắc không quá 6 lỗi về diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). (Đáp án của Sở thường yêu cầu không được mắc quá 3 lỗi diễn đạt cho cả 3 loại)
2) Biểu điểm: Cho điểm đến 0,5
Điểm 4: Bài làm đạt đầy đủ các yêu cầu trên. Biết sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, sự việc tiêu biểu, bộc lộ tình cảm chân thật.
Điểm 3: Đạt các yêu cầu (a), (b). Riêng yêu cầu (c): Mắc 9-10 lỗi về diễn đạt (cả 3 loại.)
Điểm 2: Đạt yêu cầu (a) và (b). Nội dung chung chung, liệt kê, chưa biết chọn những nét tiêu biểu, sai trên 10 lỗi diễn đạt.
Điểm 0-1: Các bài không đạt điểm 2 trở lên.
Điểm trình bày: Như đã nêu trong đề. Toàn bài TV: để nguyên số thập phân.
Các hạn chế của học sinh qua các hội thi cần chú ý khắc phục
A. Môn Tiếng Việt
I. Các biểu hiện yếu kém rõ nét nhất:
1/ Yếu về kĩ năng chấm câu.
2/ Yếu về chính tả. 3/ Không lập dàn ý chi tiết trước khi làm bài.
4/ Nghèo ý tưởng và không biết mở rộng ý tưởng nên bài văn thường chỉ đạt 50% đến 75% số dòng qui định. (Dòng trong giấy thi lớn chứ không phải trong vở. Do đó, trong lúc luyện thi nên làm bài văn trên giấy thi lớn cho quen. Đề thường yêu cầu viết khoảng 25 dòng trên giấy thi )
II. Định hướng khắc phục:
1/ Làm các bài tập trong sách “Bài tập nâng cao môn Tiếng Việt” của Bộ GD.
(Trong thực tiễn, không thể yêu cầu hs làm hết các bài tập trong sách trên trong thời gian ngắn nhưng nếu hs chuyền nhau đọc các đề bài và các câu trả lời vẫn giúp các em tích luỹ nhiều hiểu biết và kinh nghiệm làm bài)
2/ GV thiết kế các đề trắc nghiệm về chính tả phù hợp với các dạng lỗi chính tả của hs lớp mình để các em tự trắc nghiệm (tham khảo các dạng bài tập chính tả trong đề cương BDTX của PGD, trong sách: “Tiếng Việt thực hành” hoặc sách “Chữa lỗi chính tả cho hsinh”.
3/ Điền dấu câu thích hợp vào các đoạn văn đã bỏ dấu câu, chủ yếu là bỏ các dấu: chấm, phẩy, hỏi, ngoặc kép, câu hội thoại có lời dẫn trực tiếp, câu hội thoại có lời dẫn gián tiếp. (Nên chọn trong các bài văn mẫu của hs lớp 4-5, không nên chọn các đoạn văn có cách diễn đạt dành cho người lớn...)
4/ Tăng cường đọc bài văn mẫu ở các sách văn mẫu và sách “Bài tập nâng cao Tiếng Việt lớp Năm”, trong lúc đọc có ghi chép lại các từ ngữ then chốt (khoảng 10-15 từ ở mỗi bài) rồi dựa vào các từ ngữ đó để tự làm bài văn theo cách diễn đạt của mình như cách nêu ở trang cuối của sách “Mẹo luật viết văn hay”.
Từ nay đến ngày thi, phấn đấu mỗi học sinh được thực hành 15 –20 đề Tập làm văn theo cách đó, sẽ có tác dụng nhiều mặt. I. Các biểu hiện yếu kém rõ nét nhất và định hướng khắc phục:
1) Không biết vẽ hình, vẽ sơ đồ hoặc vẽ nhưng không đúng tỉ lệ, không ghi các yếu tố đề đã cho vào đúng chỗ trong sơ đồ, hình vẽ. (Năm qua, một số em giải đúng nhưng không vẽ hình đều mất điểm cả câu. Dù đề thi không ghi yêu cầu vẽ hình, vẽ sơ đồ nhưng học sinh bắt buộc phải vẽ nháp trước khi giải rồi dựa vào giá trị các số tìm được để vẽ vào bài thi cho đúng tỉ lệ ).
2) Không biết lập luận rõ ràng, đầy đủ. Nếu chỉ điền số, trả lời đáp số mà không lập luận như trong sách toán mẫu thì không được điểm. Do đó, ngoài việc thực hành là chính, em nào siêng đọc đề rồi coi bài giải mẫu trong các sách toán sao thật nhiều cũng có tác dụng nhiều mặt.
Cần biết vận dụng các cách giải toán đã học để giải đề toán mới có yếu tố tương tự vì đề thi học sinh giỏi tỉnh thường không giống y như SGK.
3) Tập trình bày bài toán sạch đẹp, không bôi xoá kiểu “huậy huậy”, không dùng bút xoá để được tính điểm trình bày sạch đẹp rất quí giá.
File đính kèm:
- HSGIOI.doc