Giáo án giảng dạy Tuần 6 - Khối 5

Toán: Héc - ta

I. Mục tiêu:( SGV)

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS chữa bài 4

- Kiểm tra vở bài tập của HS

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta.

- GV giới thiệu: “Thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rùng người ta dùng đơn vị héc- ta”.

- GV giới thiệu : “1héc ta bằng 1 héc- tô- mét vuông” và héc- ta viết tắt là ha.

 + 1 hécta bằng bao nhiêu mét vuông?

2.2 Thực hành:

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy Tuần 6 - Khối 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lúc nói và viết - Củng cố và mở rộng vốn từ: Hữu nghị, hợp tác cho HS II. Chuẩn bị : - Thầy: Nội dung luyện tập - Trò: Vở luyện TV III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Từ đồng âm: 1.1. Lí thuyết: + Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ minh hoạ 2.2. Luyện tập: - Cho HS lần lượt làm các bài vào vở luyện TV Bài 1:Tìm các từ đồng âm trong mỗi câu sau a- Bà ta đang la con la. b - Con ngựa đá con ngựa đá. c- Anh chiến sĩ ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ biên cương. - Trong đầm, những bông hoa súng nở rất đẹp. * Hướng dẫn làm bài - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi, tìm các từ đồng âm - GV nhận xét, giúp đỡ thêm HS nếu các em còn lúng túng Bài 2: Đăt câu có chứa từ đồng âm: "đậu", "bò" - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS tự làm baig vào vở 2. Mở rộng vốn từ "Hữu nghị, hợp tác": Bài 1: Giải nghĩa các từ sau và đặt câu với mỗi từ đó: + Hữu nghị, chiến hữu, bằng hữu - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó lần lượt trình bày Bài 2: Giải nghĩa các thành ngữ sau: + Bốn biển một nhà + Chung lưng đấu cật + Kề vai sát cánh - Gọi HS đọc yêu cầu - Hoạt động nhóm đôi - GV nhận xét, sửa chữa 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Học thuộc các thành ngữ ở bài 2 - 2 HS trả lời - 2 HS đọc - HS làm việc nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày( có thể khuyến khích HS nêu nghĩa các từ đồng âm đó) - 2 HS đọc - HS làm bài vào vở - HS lần lượt đặt câu: VD: + Kiến bò đĩa thịt bò. + Bố em đậu xe, mua cho em gói xôi đậu. - 2 HS đọc - HĐ nhóm đôi - Đại diện chữa bài: + Chiến hữu: Bạn chiến đấu. - Bác ấy là chiến hữu của bố tôi. + Bằng hữu: Bạn bè - Tình bằng hữu của hai nước Việt- Lào ngày càng thắm thiết + Hữu nghị : Tình cảm thân thiện giữa các nước - Nhân ta luôn chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước. - 2 HS đọc - Trao đổi nhóm đôi - Đại diện trình bày Kĩ thuật: Chuẩn bị nấu ăn I. Mục tiêu: (SGV) II. Chuẩn bị: - Thầy: Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường Một số loại rau,củ, quả còn tươi; dao gọt Phiếu học tập - Trò: Một số loại rau,củ, quả còn tươi III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: + Nêu một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: -Nêu mục đích bài học 2.2 Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn - Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK , trả lời câu hỏi: + Thế nào là thực phẩm? +Trước khi nấu ăn, cần tiến hành các công việc nào? Hoạt động 2:Tìm hiểu cách thực hiện một số công việcn chuẩn bị nấu ăn a. Tìm hiểu cách chọn TP: + Nêu mục đích, yêu cầu việc chọn TP dùng cho bữa ăn + Nêu cách chọn TP nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn - GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn TP( minh hoạ cách chọn TP bằng một số loại rau xanh, quả tươi đã chuển bị) b. Tìm hiểu cách sơ chế TP: - Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2, trả lời câu hỏi: + Nêu những công viẹc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó + Nêu mục đích của việc sơ chế TP + ở gia đình em thường sơ chế TP ntn? Hoạt đông 3: Đánh giákết qủa học tập +Nêu một số công việc chuẩn bị nấu ăn 3. Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Sưu tầm tranh ảnh một số loại TP thường được dùng trong nấu ăn - 2 HS nêu - HS đọc SGK + Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn + Chọn TP, sơ chế TP - HS nêu - Quan sát - HS lần lượt trả lời, sau đó HS lên bảng thực hiện một số thao tác sơ chế TP - 2 HS trả lời Ngày soạn: 6 /10/ 2008 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2008 Toán: Luyện tập chung I/ Mục tiêu: (SGV) - GD tính cẩn thận, kiên trì II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS chữa bài 4 - Nhận xét chung, ghi điểm 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2. Luyện tập: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Khi HS chữa bài, nên yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Bài tập 2: - Cho HS tự làm bài. - Mời 4 HS lên bảng làm. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Bài tập 3: - Mời HS nêu bài toán. - Mời HS nêu cách giải. - Cho HS tự làm bài vào nháp rồi chữa bài. Bài tập 4: - Mời 1 HS nêu bài toán . - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm tuổi bố, tuổi con ta phải làm gì? - Cho HS tóm tắt và làm vào vở. - Chữa bài. 3.Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà xem lại cách tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. - 1 em lên bảng làm - Lớp nhận xét - 2 HS đọc - HS tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài Bài giải: a) 18 28 31 32 35 35 35 35 b) 1 2 3 5 12 3 4 6 - HS tự làm bài vào vở - 4 em lên bảng làm *Kết quả: 11 3 1 15 a) b) c) d) 6 32 7 8 - 2 em nêu - 1 em nêu cách giải Bài giải: Đổi: 5ha = 50 000 m2 Diện tích hồ nước: 3 50 000 x = 15 000 (m2) 10 - HS nêu   Bài giải Ta có sơ đồ: Tuổi bố: Tuổi con: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần) Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi) Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi) Đáp số: Bố 40 tuổi Con 10 tuổi Mĩ thuât : Giáo viên chuyên trách Tập làm văn: Luyện tập văn tả cảnh I. Mục tiêu: (SGV) - GD tình yêu quê hương đất nước II. Chuẩn bị: - GV và HS sưu tầm tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm... - Giấy khổ to và bút dạ III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết này. 2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2.2.Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - Cho HS thảo luận nhóm 2. - Câu hỏi thảo luận: a) + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì? và trong những thời điểm nào? + Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? b) + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? +Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS dựa trên kết quả quan sát, HS tự lập dàn ý vào vở. - GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 2 HS giỏi để các em làm. - Cho HS nối tiếp nhau trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những dàn ý tốt. - Mời 2 HS làm trên giấy khổ to dán lên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để cả lớp tham khảo. 3. Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn bài. - HS đem tranh ảnh sưu tầm được để lên bàn + Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. + Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau. + Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. + Con kênh được quan sát trong mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. + Tác giả quan sát bằng thị giác, xúc giác. + Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc. - HS đọc - HS lập dàn ý vào vở - HS trình bày. Khoa học: Phòng bệnh sốt rét I. Mục tiêu: (SGV) - Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ trong màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. Đồ dùng dạy học: Thông tin và hình trang 26, 27 SGK. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: + Khi sử dụng thuốc, ta cần chú ý điều gì? + Khi mua thuốc ta cần chú ý điều gì? 2. Bài mới: 1.1. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2.2. Bài mới: *Hoạt động 1: (Làm việc với SGK) - GV cho HS thảo luận nhóm 6. - Câu hỏi thảo luận: +Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? +Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? +Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? +Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? - Gọi dại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình (mỗi nhóm trình bày1câu). Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Cho HS thảo luận nhóm 4. - GV viết sẵn các câu hỏi ra phiếu và phát cho các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.: + Muỗi a- nô- phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở chỗ nào trang nhà? + Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? + Có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? + Có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? + Có thể làm gì để không cho muỗi đốt người? - Mời đại diện các nhóm trả lời (Mỗi nhóm trả lời một câu, nếu trả lời tốt sẽ được chỉ định nhóm khác). - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét giờ học, Lưu ý HS phân biệt tác nhân và nguyên nhân. - 2 HS trả lời - HS thảo luận nhóm * Gợi ý trả lời: 1) Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: - Bắt đầu là rét run: thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ. - Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40 độ hoặc hơn - Cuối cùng người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. 2) Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; nặng có thể chết người( vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi lần sốt rét). 3) Bệnh sốt rét do một loai kí sinh trùng gây ra 4) Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền cho người lành. - HS trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung * Gợi ý trả lời: +ẩn náu nơi tăm tối, ẩm thấp, đẻ trứng nơi nước đọng ao tù... + Vào buổi tối và ban đêm + Phun thuốc trừ muỗi + Chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi nước đọng... + Ngủ màn, mặc quần áo dài tay... - HS trình bày - HS đọc ghi nhớ Phòng Giáo dục- Đào tạo Cam Lộ TrườngT.H Nguyễn Thị MinhKhai Hồ sơ cá nhân Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Tâm Năm học: 2 008- 2 009 TrườngT.H Nguyễn Thị MinhKhai Giáo án lớp 5 Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Tâm Năm học: 2 008- 2 009

File đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 6.doc
Giáo án liên quan