Đề thi học sinh giỏi THCS môn Sinh học - Đề số 2 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

Câu 1

1) Trong các kì của quá trình nguyên phân, sự biến đổi hình thái nào của nhiễm sắc thể ở mỗi kì là đặc trưng nhất ? Nêu ý nghĩa của sự biến đổi hình thái này trong mỗi kì.

2) Bộ nhiễm sắc thể 2n ở ruồi giấm được ký hiệu là AaBbDdXY.

a. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể ở kì giữa và kì cuối khi quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

b. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của các tế bào con có thể được tạo thành nếu xẩy ra sự rối loạn phân li ở cặp Dd trong quá trình nguyên phân.

Câu 2

1) Đặc điểm nào của ADN làm cho ADN có tính đa dạng và đặc thù ? Vì sao ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử ?

2) Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN ?

3) Một cặp gen tương ứng có chiều dài và tỉ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen là bằng nhau. Cặp gen đó tự sao liên tiếp 4 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 45000 nuclêôtít, trong đó có 20% Ađênin.

a. Xác định chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtít của mỗi gen.

b. Cho cá thể mang cặp gen đó lai với cá thể có cùng kiểu gen. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 và xác định kiểu hình có thể có ở F1.

Câu 3

1) Tại sao đa số đột biến gen thường có hại cho cơ thể ?

2) Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính ?

3) Ở cà độc dược có các bộ nhiễm sắc thể khác nhau như cây tam bội có bộ nhiễm sắc thể 3n = 36; cây lục bội có bộ nhiễm sắc thể 6n = 72. Bằng cách nào có thể xác định đ¬ược có sự khác nhau đó ?

Câu 4

1) Vì sao trong lai kinh tế, con lai F1 thường được dùng để sản xuất chứ không dùng làm giống ?

2). Sự tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ ở những cây giao phấn sẽ dẫn đến kết quả như thế nào ?

3). Cho thế hệ xuất phát (P) có kiểu gen là Aa. Khi tự thụ phấn qua các đời I1, I2, I3, In thì tỉ lệ đồng hợp tử, dị hợp tử ở mỗi đời là bao nhiêu ?

 

doc106 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi học sinh giỏi THCS môn Sinh học - Đề số 2 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu gen, xuất hiện trong suốt quá trình phát triển của cá thể, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường - Là những biến đổi kiểu hình do sự sắp xếp lại vật chất di truyền, chỉ xuất hiện trong sinh sản hữu tính, chịu ảnh hưởng gián tiếp của điều kiện sống. - Xảy ra đồng loạt theo hướng xác định ở từng nhóm cá thể. Không di truyền được. - Xảy ra ngẫu nhiên, riêng lẻ ở từng cá thể. Di truyền cho thế hệ sau. - Không làm nguyên liệu cho tiến hóa, giúp sinh vật thích ứng với môi trường. - Là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn giống. b. Dạng đột biến 2n – 1 xảy ở cặp NST giới tính ở cở thể người có 2 trường hợp: Đột biến tạo dạng XO (ở nữ) hoặc YO (ở nam). - Trong 2 dạng đột biến trên đều làm mất X nhưng dạng YO nguy hiểm hơn so với dạng XO vì NST X to hơn, chứa nhiều gen quan trọng hơn NST Y nên YO chết ngay khi tạo thành hợp tử còn XO vẫn sống, nhưng mang bệnh (bệnh Tơcnơ) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 (1,5đ) a. Xét gia đình người anh: Vợ có nhóm máu A có kiểu gen IAIA hoặc IAI0, con có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB, nhận IB từ bố vì mẹ không có giao tử này. Xét gia đình người em: Vợ có nhóm máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBI0, con có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB nhận IA từ bố vì mẹ không có giao tử này. Hai anh em sinh đôi cùng trứng nên có cùng kiểu gen, đó là kiểu gen IAIB (nhóm máu AB). b. Trong quần thể ban đầu tỷ lệ các cây có kiểu gen AA chiếm tỷ lệ 2/6. Cây Aa chiếm tỷ lệ 3/6. Cây aa chiếm tỷ lệ 1/6. - Khi cho cây có kiểu gen AA, aa tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen đồng hợp không đổi qua các thế hệ. - Khi cho cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn ở thế hệ F2: Aa = => AA = aa = - Tỷ lệ kiểu gen trong quần thể ở F2 là: AA = aa = 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6 (1,5đ) a. Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. * Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: - Các thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục.... - Các thành phần hữu sinh boa gồm: Sinh vật sản xuất (thực vật), sinh vật tiêu thụ (động vật), sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm...). b. Mật độ chuột ban đầu là: (con/m2) Số lượng chuột sau một năm là: 10 con đực + 10 con cái + 10 x 4 x 8 = 340 con Mật độ chuột sau một năm là: (con/m2) * Kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp: Nếu chuột không có sự tử vong và phát tán thì lượng chuột tăng số lượng rất nhanh (sau một năm tăng gấp 17 lần) chính vì vậy phải thường xuyên bằng mọi cách tiêu diệt chuột bảo vệ mùa màng. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 (1,5đ) 1. Số lượng tế bào nhóm A là: 3072 : 24 = 128 (tế bào) Số lần nguyên phân của tế bào ban đầu là: 2k = 128 = 27 số lần NP là 7 lần. 2. Gọi x là số tế bào không hình thành thoi phân bào (x nguyên dương) trong lần phân chia đầu tiên của nhóm A. Số tế bào con tạo ra sau 3 lần NP của x tế bào này là x.22 (vì ở lần phân chia đầu tiên không hình thành thoi nên NST nhân đôi nhưng tế bào không phân chia). Ta có: x.22 + (128 – x).23 = 1012 X = 3. Vậy số tế bào không hình thành thoi phân bào là 3. Số NST có trong các tế bào con do các tế bào nhóm A nguyên phân tạo thành là: 3. 22 .48 + (128 – 3).23 .24 = 24576 (NST). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Ghi chú: - HS có thể giải cách khác, nếu đúng cho điểm tối đa - HS có thể biện luận, diễn giải dài nếu đúng bản chất cho điểm tối đa. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC Số báo danh ............................ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN THI: Sinh học LỚP 12 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 23/3/2012 Đề thi có 10 câu, gồm 2 trang Câu 1 (2,0 điểm). Bằng cách nào mà NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó? Câu 2 (2,0 điểm). a) Nêu sự khác nhau về cấu trúc ADN ti thể với ADN trong nhân. b) Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân qui định? Câu 3 (2,0 điểm). a. Sơ đồ dưới đây cho thấy phả hệ 3 đời ghi lại sự di truyền của 2 tính trạng đơn gen là đường chân tóc nhọn trên trán (gọi là chỏm tóc quả phụ) và dái tai phẳng, các tình trạng tương ứng là không có chõm tóc quả phụ và dái tai chúc. P: Nam không có tóc quả phụ, dái tai chúc 1 2 3 4 Nữ không có tóc quả phụ, dái tai chúc Nam không có tóc quả phụ, dái tai phẳng Nữ không có tóc quả phụ, dái tai phẳng 5 6 7 8 9 10 Nam có tóc quả phụ, dái tai chúc Nữ có tóc quả phụ, dái tai chúc 11 12 Nữ có tóc quả phụ, dái taiphẳng a. Xác định kiểu gen của các thành viên trong phả hệ mà em có thể xác định được. b. Nếu cặp vợ chồng 8 và 9 quyết định sinh thêm con thì xác suất để đứa con này là con trai có tóc quả phụ và dái tai chúc là bao nhiêu? Biết rằng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các NST thường khác nhau và không xảy ra đột biến mới. Câu 4 (2,5 điểm). a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật. b. Phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội. Nêu ứng dụng của các thể đa bội trong thực tiễn. Câu 5 (1,5 điểm). Ở ruồi giấm, màu thân vàng và mắt trắng đều do gen lặn liên kết với NST X qui định (NST Y không mang alen tương ứng). Phép lai giữa ruồi đực kiểu dại với ruồi cái thân vàng, mắt trắng thu được F1. Trong khoảng 1500 con F1 có 1 con ruồi cái thân vàng, mắt trắng, 2 con ruồi đực kiểu dại. Hãy giải thích cơ chế tạo ra ruồi cái thân vàng, mắt trắng và ruồi đực kiểu dại ở F1. Biết rằng không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Câu 6 (2,5 điểm). Ở chuột lang, kiểu hình lông đốm được qui định bởi một gen gồm 2 alen A và a. Nếu có alen A thì chuột có kiểu hình lông đốm. Sau khi điều tra một quần thể, các học sinh tìm thấy 84% chuột có kiểu hình lông đốm. Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec. a. Hãy tính tần số alen A. b. Vào một ngày, tất cả các chuột không có kiểu hình lông đốm trong quần thể bị chuyển đi nơi khác. Tần số chuột không có kiểu hình lông đốm của quần thể ở thế hệ sau là bao nhiêu? Câu 7 (2,0 điểm). Ở lần điều tra thứ nhất, người ta thấy kích thước quần thể của chuồn chuồn ở một đầm nước là khoảng 50.000 cá thể. Tỉ lệ giới tính là 1 : 1. Mỗi cá thể cái đẻ khoảng 400 trứng. Lần điều tra thứ 2 cho thấy kích thước quần thể của thế hệ tiếp theo là 50.000 cá thể và tỉ lệ giới tính vẫn là 1 : 1. a. Tỉ lệ sống sót trung bình tới giai đoạn trưởng thành của trứng là bao nhiêu? b. Quần thể chuồn chuồn có su hướng tăng trưởng số lượng nhanh hay chậm? Giải thích. Câu 8 (2,0 điểm). a. Giá trị thích nghi tương đối của một con la bất thụ là bao nhiêu? Giải thích. b. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi? Câu 9 (2,0 điểm). a. Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hóa, các cơ chế cách li đối với đối với quá trình hình thành loài mới. b. Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng? Câu 10 (2,0 điểm). Cho 2 cá thể ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với nhau, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó ruồi thân đen, cánh dài chiếm tỉ lệ 4,5%. a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P à F1. b. Tính xác suất xuất hiện ruồi đực F1 mang kiểu hình lặn ít nhất về 1 trong 2 tính trạng trên. .........................................HẾT......................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN GIA LAI NĂM HỌC 2012-2013 ---------------------------------- ------------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề này có 2 trang) Môn thi: SINH HỌC (Chuyên) Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1 điểm) Ở một loài thực vật có 2n = 24. Hãy dự đoán số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến : thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể không nhiễm, thể ba nhiễm kép. Câu 2 (1 điểm) Ở ruồi giấm đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, khi giảm phân hình thành giao tử thấy xuất hiện giao tử XX và YY. Hãy giải thích nguyên nhân, cơ chế xuất hiện 2 loại giao tử trên. Câu 3 (1,5 điểm) Giả sử rằng trong số 1014 tế bào được sinh ra trong nguyên phân có tế bào phân hóa thành các tế bào sinh dục sơ khai và chỉ có trong số các tế bào sinh dục sơ khai này trải qua giảm phân để hình thành các giao tử. Xác định số lượng giao tử có thể được tạo ra. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Câu 4 (2 điểm) Ở chuột lang, tính trạng kích thước lông (lông dài và lông ngắn) do một cặp gen quy định và nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường. Cho chuột lông ngắn giao phối với nhau, chuột con sinh ra có con lông dài, có con lông ngắn. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử. a)Biện luận và viết sơ đồ lai . b)Làm thế nào để biết được chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng ? c)Kiểu gen của chuột bố mẹ ( P) phải như thế nào để ngay thế hệ F1 thu được 100% chuột lông ngắn ? Câu 5 (1 điểm) Trình bày các bước giao phấn ở ngô. Câu 6 (1,5 điểm) Vì sao ta nhìn được hình dạng, kích thước và màu sắc của vật. Nêu các tật thường gặp của mắt và cách khắc phục các tật của mắt. Câu 7 (1 điểm) Để nghiên cứu 1 loài bọ cánh cứng, người ta đánh bắt được 18 cá thể của loài này trên diện tích 6m2. Khảo sát lấy mẫu ở 50 địa điểm trong khu vực sống của quần xã thì có 10 địa điểm là có loài bọ cánh cứng này. Xác định độ nhiều, độ thường gặp của quần thể bọ cánh cứng trong quần xã. Câu 8 (1 điểm) Một quần xã sinh vật gồm : cỏ, rắn, vi khuẩn phân hủy, sâu ăn lá, bọ ngựa, chuột, cầy, đại bàng, hổ, hươu. a)Hãy xác định sinh vật sản xuất và các sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1. b)Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên. -----------------HẾT------------------ Họ và tên thí sinh :.... Số báo danh:..Phòng:.. Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký giám thị 2:..

File đính kèm:

  • docde cac tinh.doc.doc