I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào các câu trả lời sau mà em cho là đúng
Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện nếp sống văn hoá?
A. Gia đình bà Vinh thường xuyên gây gổ với hàng xóm.
B. Hải rất thích diễn trò đua xe, lạng lách trên đường phố.
C. Tâm xin phép nghỉ học để chăm sóc em gái đang ốm
D. Thấy Nga bị trượt vỏ chuối, Tú và Toàn thích chí vỗ tay cười.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Ganh ghét, đố kị với bạn.
B. Đồng cảm trước nỗi đau khổ của người khác.
C. Giúp bạn làm bài kiểm tra.
D. Tỏ vẻ thương hại người nghèo khó.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự tin?
A. Vững tin vào bản thân, biết kết hợp với sự hợp tác và giúp đỡ của mọi người.
B. Rụt rè, nhút nhát, tự ti.
C. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình và không cần hợp tác với ai.
D. Có thái độ ba phải, a dua, cơ hội.
Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực
A. Đi học muộn viện cớ hỏng xe.
B. Bao che khuyết điểm của bạn.
C. Thẳng thắn nhận khuyết điểm.
D. Đọc bài cho bạn chép trong giờ kiểm tra.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I năm học 2010 - 2011 môn: Giáo dục công dân 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I
Năm học 2010 - 2011
Môn: GDCD 7
Thời gian làm bài: 45 phút
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào các câu trả lời sau mà em cho là đúng
Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện nếp sống văn hoá?
Gia đình bà Vinh thường xuyên gây gổ với hàng xóm.
Hải rất thích diễn trò đua xe, lạng lách trên đường phố.
Tâm xin phép nghỉ học để chăm sóc em gái đang ốm
Thấy Nga bị trượt vỏ chuối, Tú và toàn thích chí vỗ tay cười.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người?
Ganh ghét, đố kị với bạn.
Đồng cảm trước nỗi đau khổ của người khác.
Giúp bạn làm bài kiểm tra.
Tỏ vẻ thương hại người nghèo khó.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự tin?
A. Vững tin vào bản thân, biết kết hợp với sự hợp tác và giúp đỡ của mọi người.
B. Rụt rè, nhút nhát, tự ti.
C. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình và không cần hợp tác với ai.
D. Có thái độ ba phải, a dua, cơ hội.
Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực
Đi học muộn viện cớ hỏng xe.
Bao che khuyết điểm của bạn.
Thẳng thắn nhận khuyết điểm.
Đọc bài cho bạn chép trong giờ kiểm tra.
Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự trọng?
A. Sống buông thả B. Giữ đúng lời hứa
C. Dũng cảm nhận lỗi D. Không chăm chỉ học tập.
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Thế nào là gia đình văn hoá? Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
Câu 2: Thế nào là tự tin? Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự tin?
Câu 3: Quê của Phương rất nghèo. Trong dòng họ của Phương chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Phương xấu hổ về quê hương, dòng họ và không bao giờ giới thiệu về quê hương, dòng họ của mình với bạn bè.
Em có đồng tình với suy nghĩ của Phương không? Vì sao? Em sẽ góp ý gì cho Phương?
.Hết
Đáp án
I/ Trắc nghiệm: (3 đ)
Câu 1: ý C (0,5 đ)
Câu 2: ý B (0,5 đ)
Câu 3: ý A (0,5 đ)
Câu 4: ý C (0,5)
Câu 5: ý B, C (Mỗi ý 0,5 đ)
II/ Tự luận:
Câu 1: (2 đ)
- Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân.
(1 đ).
- Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách:
+ Chăm ngoan, học giỏi. (0,2 đ)
+ Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. (0,2 đ)
+ Thương yêu anh chị em. (0,2 đ)
+ Không đua đòi, ăn chơi. (0,2 đ)
+ Không làm gì tổn hại đến danh dự gia đình.
Câu 2: (2 đ)
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, cương quyết, dám nghĩ, dám làm. (1 đ)
- Học sinh rèn luyện tính tự tin bằng cách chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. (1 đ)
Câu 3: ( 3 đ)
- Không đồng tình với suy nghĩ của Phương (0,5 đ)
- Giải thích: Quê hương nào, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau, trong gia đình hoà thuận, trên kính dưới nhường ai cũng có quyền tự hào về quê hương dòng họ của mình (1,5 đ).
- Góp ý cho Phương: Cần tìm hiểu để biết rõ về truyền thống quê hương, dòng họ mình bằng cách thường xuyên về thăm quê và gắn bó hơn với dòng họ; không xấu hổ, tự ti về dòng họ của mình mà hãy tự hào giới thiệu quê hương, dòng họ với bạn bè. (1 đ).
File đính kèm:
- De thi hoc ky I.doc