Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học là một nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng bậc học Tiểu học bền vững, phấn đấu hiện thực hoá mục tiêu giáo dục tiểu học như điều 23 của Luật giáo dục đã định: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở “.
25 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm nhà trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm không ngừng phát triển.
Hiệu trưởng phải tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của Đảng, sự cộng tác của các tổ chức quần chúng và của hội cha mẹ học sinh trong việc xậy dựng nhà trường và tập thể sư phạm, làm cho cấp uỷ, chính quyền địa phương , cộng đồng và cha mẹ học sinh hiểu đầy đủ vai trò của trường học, của người giáo viên, góp phần giữ gìn uy tín của nhà trường của nhà giáo trong cộng đồng khơi dậy và phát huy truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” trong học sinh và nhân dân, tích cực tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giáo dục trẻ em. Do vậy người hiệu trưởng phải phản ánh đầy đủ tình hình đội ngũ giáo viên và có những kiến nghị cụ thể khả thi với lãnh đạo địa phương và cấp trên về vấn đề này.
- Cha mẹ học sinh là những người rất quan tâm đến tình hình giáo viên và ít nhiều đều có nhận xét về các giáo viên đang trực tiếp giáo dục con em mình. Vì vậy hiệu trưởng cần lắng nghe ý kiến phản ánh của cha mẹ học sinh về giáo viên, nhận xét tốt cần được phát huy, các hạn chế của giáo viên thì phân tích kỹ và xem xét uốn nắn kịp thời.
- Coi trọng xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng trong trường học. Hiệu trưởng phải phối hợp chặt chẽ các hoạt động của trường học với các hoạt động của chi bộ Đảng nhà trường và các đoàn thể quần chúng, có ý thức tôn trọng và tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động. Xây dựng quy định về lề lối làm việc và mối quan hệ giữa hiệu trưởng, cán bộ và các tổ chức quần chúng để thuận tiện trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm.
i, Hiệu trưởng phải phấn đấu trở thành nhà quản lý thực thụ, nhà sư phạm tiêu biểu của đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm, bảo đảm vai trò người lãnh đạo và có uy tín cá nhân trong việc điều hành mọi hoạt động của trường học.
Về người hiệu trưởng trường học đã được quy định tại điều 49 Luật giáo dục và Bộ giáo dục và đào tạo đã có quy định quyền hạn, chức trách tại các Quyết định số 3856/GD-ĐT và Quyết định số 3257/GD-ĐT.
Hiệu trưởng phải là người lãnh đại chủ chốt và cũng là thành viên trong đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm. Trước hết hiệu trưởng phải nắm vững chủ trương và các văn bản pháp quy về giáo dục tiểu học, am hiểu về công việc quản lý trường học và điều hành có kết quả, có nghệ thuật xử lý các mối quan hệ trong triển khai nhiệm vụ trường học, là cán bộ giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm về giáo dục và cuộc sống, là trụ cột sư phạm vững chắc để xây dựng đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm, sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp cũng như mọi thành viên khác trong tập thể sư phạm.
Hiệu trưởng phải xây dựng tín nhiệm của mình đối với tập thể và phát huy uy tín, vai trò lãnh đạo đối với nhiệm vụ xây dựng tập thể, có được tín nhiệm là một quá trình lao động vất vả và phải xây dựng từ nhiều yếu tố. Hiệu trưởng phải luôn gương mẫu về mọi mặt, giải quyết kịp thời mọi mâu thuẫn, vướng mắc trong tập thể và giữa các cá nhân một cách khách quan, chính xác, công bằng, có phong cách lãnh đạo phù hợp, thực hiện tốt dân chủ hoá trường học, luôn cầu thị, tiếp thu và sửa chữa các ý kiến góp ý một cách chân thành. Trong công tác đánh giá cán bộ, giáo viên, công nhân viên, hiệu trưởng phải công tâm, công bằng, khách quan và sáng suốt biết nâng giấc sáng kiến và hạn chế mặt tiêu cực, biết sử dụng cán bộ và được mọi người tin cậy. Hiệu trưởng phải chấp hành tốt mọi quy định của tập thể như mọi thành viên, có tinh thần giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp và gần gũi với mọi người, thấu hiểu nguyện vọng của các thành viên.
Hiệu trưởng phải xây dựng ban giám hiệu nhà trường luôn đoàn kết thống nhất với nhau về ý chí và hành động, xây dựng được đội ngũ các tổ trưởng chuyên môn nhiệt tình trong công tác, vững vàng về chuyên môn và có năng lực quản lý tổ chuyên môn.
k, Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên.
Các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm như đã trình bày ở trên là một hệ thống các công việc đòi hỏi phải huy động các lực lượng trong trường học trực tiếp tham gia và còn phụ thuộc vào các lực lượng ngoài nhà trường đặc biệt là các cấp quản lý giáo dục… và là một quá trình. Nhưng các biện pháp đó có trở thành hiện thực hay không là ở kết quả thực hiện ở từng năm học vì vậy xây dựng kế hoạch năm học phải thể hiện được các vấn đề chủ yếu sau:
- Công tác quản lý giáo viên, cán bộ, công nhân viên bao gồm: nắm tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên, theo dõi tình hình đội ngũ để có biện pháp uốn nắn kịp thời, phù hợp… Nội dung quản lý bao gồm: quản lý về tư tưởng, quản lý về công chức, viên chức, quản lý về sinh hoạt.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ chủ yếu đi vào các mặt: tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy – học ở bậc Tiểu học…
Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi về vấn đề sử dụng đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm thường được hiệu trưởng công bố kèm theo lời giải thích về nguyên tắc phân công trong năm học đó, phần nhiệm vụ này cũng như các nội dung khác trong kế hoạch năm học phải có chế độ kiểm tra định kỳ, phải được đánh giá đầy đủ trong dịp kết thúc học kỳ và cuối năm học nhằm thấy được chất lượng hoàn thành công việc của mỗi giáo viên, cán bộ, đồng thời đối chiếu với nhiệm vụ công chức, viên chức theo pháp lệnh công chức để làm cơ sở đề ra các biện pháp hoàn thiện yêu cầu xây dựng đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm.
4, Những kiến nghị.
a, Đối với các cơ quan quản lý cấp trên.
Để làm tốt công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học đề nghị các cấp có thẩm quyền:
- Ban hành các chế độ chính sách mới kịp thời và phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn ngành giáo dục và đào tạo nói chung và của bậc Tiểu học nói riêng.
- Có kế hoạch tăng cường và đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên và hiệu trưởng trường tiểu học hàng năm, đặc biệt là kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, hiệu trưởng
- Tăng định mức cán bộ, giáo viên, công nhân viên các trường tiểu học cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Cụ thể là đối với các trường cần cân đối lại cơ cấu đội ngũ giáo viên các nhà trường, đặc biệt là tuyển dụng giáo viên các môn chuyên biệt (ngoại ngữ, tin học ) cho các trường tiểu học. Cần tuyển dụng giáo viên chuyên trách làm công tác phụ trách phòng đồ dùng dạy học và thư viện trường học, có đủ số nhân viên phục vụ công tác giảng dạy và học tập (kể cả nhân viên y tế ) cho các trường tiểu học theo quy định chung. Có giải pháp cho số cán bộ, giáo viên, công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nghỉ chế độ hoặc chuyển sang làm việc khác, có phương thức tuyển dụng số giáo sinh tốt nghiệp các trường sư phạm có đủ phẩm chất, đao đức, tư tưởng, chính trị, có kiến thức, có chuyên môn nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt để thay thế số giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
b, Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường Tiểu học Ta Niết.
- Theo chức trách nhiệm vụ của mình mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên cần thực hiện tốt các giải pháp như đã trình bày ở mục 3 phần III.
- Nhà trường cần tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên hàng năm và thể hiện trong kế hoạch năm học hàng năm.
Kết luận
Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm vững mạnh, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu học. Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm vững mạnh là một nhiệm vụ lớn và khó khăn nhất trong công tác quản lý của người hiệu trưởng. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp toàn diện và cần có hệ thống các biện pháp đồng bộ, trong đó uy tín, phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng và vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ và tập thể sư phạm vững mạnh. Ngoài ra việc xây dựng đội ngũ và tập thể sư phạm vững mạnh còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan ngoài nhà trường ( trong đó có yếu tố ngoài tầm tay của hiệu trưởng trường tiểu học ). Xây dựng đội ngũ giáo viên tập thể sư phạm là một yêu cầu cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học, nhất là trong tình hình đội ngũ giáo viên tiểu học, do những điều kiện lịch sử để lại, còn yếu về năng lực chuyên môn, lúng túng về thực hiện phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc dạy theo chương trình sách giáo khoa tiểu học mới. Do vậy hiệu trưởng trường tiểu học phải trực tiếp đảm trách nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này. Hiệu trưởng phải phối hợp với các tổ chức quần chúng, động viên toàn thể cán bộ, giáo viên tích cực tham gia xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm vững mạnh, dưới sự lãnh đạo thống nhất của chi bộ Đảng trong các nhà trường tiểu học.
Người viết
Tài liệu tham khảo
- Tâm lý học – giáo dục học…
Đại học sư phạm Hà Nội
- Điều lệ trường tiểu học
Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà xuất bản giáo dục 2000
- Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX.
Sở giáo dục đào tạo Hà Nội 2003
- Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học.
Tiến sỹ: Vũ Văn Dụ
Hà Nội 2001
- Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lí giáo dục tiểu học
Hà Nội 2001
Mục lục Trang
Mở đầu.
Nội dung.
I/ lí luận chung về xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm.
1, Tập thể sư phạm trường học.
2, Hiệu trưởng trường tiểu học với công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm.
II/ Thực trạng về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường Tiểu học Ta Niết.
1, Đặc điểm tình hình chung.
2, Thực trạng của việc xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường Tiểu học Ta Niết.
III/ Những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học.
1, Phương hướng chung.
2, Những quan điểm chỉ đạo chung về nhiệm vụ và giải pháp của công tác xây dựng đội ngũ.
3, Một số biện pháp cụ thể của hiệu trưởng trường tiểu học với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm.
4, Những kiến nghị.
Kết luận.
2
4
4
4
6
7
7
8
11
11
12
13
21
22
File đính kèm:
- SKKN(11).doc