Giáo án lớp 4 Tuần 15 Trường TH: Võ Thị Sáu

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:

* Kiến thức :

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

* Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ thơ khi chơi thả diều.

* Thái độ :

 - Tích cực luyện đọc, yêu thích trò chơi thả diều

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 15 Trường TH: Võ Thị Sáu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời kể của búp bê. + Học sinh 2: Kể đoạn còn lại. - Nhận xét, cho điểm học sinh. - 1 học sinh lên kể. - 1 học sinh kể. Hoạt động 2 Giới thiệu bài (1’) Trong các tiết kể chuyện trước, các em đã được nghe cô kể chuyện. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn nghe một câu chuyện các em đã đọc hoặc các em đã được nghe ông, bà, cha mẹ, anh chị kể. Hoạt động 3 HDHọc sinh 8’ - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1. - Viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề: Kể một câu chuyện em đã được đọc hay đã được nghe có nhân vật những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Treo tranh minh hoạ lên bảng, yêu cầu học sinh: trong 3 gợi ý về 3 câu truyện chỉ có chuyện Chú Đất Nung là có trong SGK, 2 truyện con lại không có trong sách. Vậy muốn kể về 2 câu chuyện đó, các em phải tự tìm… - Cho học sinh giới thiệu về câu chuyện mình sẽ chọn để kể. - 1 học sinh đọc, lớp theo dõi trong SGK. - Thảo luận theo nhóm 2 - Một số nhóm giới thiệu Hoạt động 4 HD kể chuyện 20’ - Nêu yêu cầu khi kể chuyện: Khi kể, các em nhớ phải kể có đầu, có cuối, kể tự nhiên. Nếu truyện dài, các em chỉ cần kể 1, 2 đoạn của truyện. - Cho học sinh kể. - Cho học sinh thi kể trước lớp. - Nhận xét + khen những học sinh kể chuyện hay, chọn truyện hay. - Từng cặp học sinh kể, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện mình kể. - Một số học sinh thi lên kể + nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Lớp nhận xét. Hoạt động 5 Củng cố, dặn dò 2’ - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước nội dung kể chuyện tuần 16: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thứ 6………….. Môn: Tập làm văn Đề bài: QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu: * Kiến thức : - Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách;phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với đồ vật khác. * Kĩ năng : - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. * Thái độ : - Tập trung quan sát đồ vật để miêu tả II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK. - Một số đồ chơi để học sinh quan sát. - Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ + ND Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1 KTBC 3’ - Kiểm tra 1 học sinh: Đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo đã học ở tiết TLV Luyện tập miêu tả đồ vật. - 1 học sinh lên bảng trình bày. Hoạt động 2 Giới thiệu bài (1’) Mỗi em thường có rất nhiều đồ chơi…nhưng có lẽ ít khi quan sát chúng một cách tỉ mỉ. Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em biết cách quan sát các đồ chơi của mình cũng như các đồ vật xung quanh. Hoạt động 3 Làm BT3 10’ Phần nhận xét - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 + gợi ý - Giao việc: Mỗi em chọn một đồ chơi mình yêu thích, quan sát kĩ và ghi vào VBT những gì mình đã quan sát được. - Cho học sinh làm việc. - Cho học sinh trình bày. - Nhận xét + khen những học sinh quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi. - 3 em nối tiếp đọc. - Đọc thầm lại yêu cầu + các gợi ý + quan sát đồ chơi mình chọn + gạch đầu dòng những ý cần ghi… - Một số học sinh trình bày kết quả quan sát của mình. - Lớp nhận xét. Hoạt động 4 Làm BT2 6’ - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giao việc. - Cho học sinh làm việc. - Cho học sinh trình bày ý kiến. - Nhận xét + chốt lại: Khi quan sát đồ vật cần: + Quan sát theo một trình tự hợp lí. + Quan sát bằng nhiều giác quan. + Tìm ra những đặc điểm riêng của đồ vật được quan sát… - 1 học sinh đọc to, lớp lắng nghe. - Dựa vào dàn ý đã làm ở bài tập 1 để tìm câu trả lời. - Một số em phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. Hoạt động 5 Ghi nhơ - Cho một vài học sinh đọc ghi nhớ. - Nhắc lại nội dung ghi nhớ. - 3 học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ. Hoạt động 6 Làm BT 10’ Phần luyện tập - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giao việc: Mỗi em lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi dựa trên kết quả vừa quan sát về đồ chơi đó. - Cho học sinh làm bài. - Cho học sinh trình bày dàn ý. - Nhận xét + chốt lại, khen những học sinh lập dàn ý đúng, tỉ mỉ. -1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm theo. - Làm bài vào vở hoặc VBT. - Một số học sinh đọc dàn ý đã lập. - Lớp nhận xét. Hoạt động 7 Củng cố, dặn dò 2’ - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện nốt dàn ý. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước nội dung cho tiết TLV tiếp theo: Luyện tập giới thiệu địa phương IV. RÚT KINH NGHIỆM: Môn: Toán Đề bài: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: * Kiến thức : - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số. * Kĩ năng : - Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. * Thái độ : - Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi bài tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ + ND Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1 KTBC - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 bài luyện tập - Nhận xét, cho điểm học sinh - 2 học sinh lên bảng thực hiện Hoạt động 2 Giới thiệu - Trong bài học hôm nay, các em tiếp tục thực hành chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số Hoạt động 3 Hướng dẫn thực hiện phép chia a. Phép chia 10105 : 43: - Viết phép chia: 10105 : 43. - Yêu cầu học sinh đặt tính & tính. - Hướng dẫn học sinh thực hiện đặt tính & tính như SGK. - Hỏi: Phép chia 10105 : 43 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao? - Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia: + 101: 43 có thể ước lượng 10 : 4 = 2 (dư 2). + 150 : 43 có thể ước lượng 15 : 4 = 3 (dư 3). + 215 : 43 có thể ước lượng 20 : 4 = 5. b. Phép chia 26345 : 35: - Viết phép chia 26345 : 35 & yêu cầu học sinh đặt tính để thực hiện phép chia này (tương tự như trên) - Hỏi: + Phép chia này là phép chia hết hay có dư? + Với phép chia có dư ta phải chú ý điều gì? - Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia: + 263 : 35 có thể ước lượng là 26 : 3 = 8 (dư 2) hoặc làm tròn rồi chia 30 : 4 = 7 (dư 2). + 184 : 35 có thể ước lượng là 18 : 3 = 6 hoặc làm tròn rồi chia 20 : 4 = 5. + 95 : 35 có thể ước lượng là 9 : 3 = 3 hoặc làm tròn rồi chia 10 : 4 = 2 (dư 2). - Hướng dẫn học sinh tìm số dư trong mỗi lần chia. Ví dụ ở lần chia thứ nhất: 263 chia 35 được 7, viết 7; 7 nhân 5 bằng 35, 43 trừ 35 bằng 8, viết 8 nhớ 4; 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25; 26 trừ 25 bằng 1, viết 1. + Khi thực hiện tìm số dư, ta nhân thương tìm được lần lượt với hàng đơn vị & hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư của lần đó. + Lần 1, lấy 7 nhân 5 được 35, vì 3 (của 263) không trừ được 35 nên ta phải mượn 4 của 6 (chục) để được 43 trừ 35 bằng 8, sau đó viết 8 nhớ 4. 4 phải nhớ vào tích lần ngay tiếp đó nên ta có: 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25, vì 6 (của 263) không trừ được 25 nên ta phải mượn 2 của 2 (trăm) để được 26 trừ 25 bằng 1,viết 1. - 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm nháp. - Nêu cách tính. - Là phép chia hết vì có số dư bằng 0. - 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm nháp. - Nêu cách tính. - Là phép chia có số dư bằng 25. - Số dư luôn nhỏ hơn số chia. Hoạt động 4 Luyện tập, thực hành Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính. - Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm trên bảng. - Nhận xét & cho điểm học sinh. Bài 2: Hướng dẫn HS khá giỏi làm thêm - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì? + Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét? + Vận động viên đã đi qua quãng đường trên trong bao nhiêu phút? + Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm phép tính gì? - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Nhận xét & cho điểm học sinh. - 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. - Nhận xét. - 1 học sinh đọc. - Trả lời. - 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở. Hoạt động 5 Củng cố, dặn dò - Hỏi củng cố nội dung bài - Nhận xét tiết học, tuyên dương - Dặn học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập IV. RÚT KINH NGHIỆM: Môn: Hoạt động tập thể Đề bài: Sinh hoạt tập thể và nhận xét hoạt động tuần I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: * Kiến thức : - Thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân, có hướng phấn đấu cho tuần tới * Kĩ năng : - Biết tự nhận xét ưu, khuyết điểm của bản thân và của bạn * Thái độ : - Có tinh thần tự giác và hướng phấn đấu trong tuần tới II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC * Giáo viên: - Nội dung sinh hoạt, một số câu hỏi để thi hái hoa dân chủ * Học sinh: - Các tổ chuẩn bị phần nhận xét III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ + ND Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1 - Giới thiệu tiết sinh hoạt tập thể - Nhận xét tình hình chung của lớp trong tuần, động viên, tuyên dương, nhắc nhở - Quan sát và nhận xét Hoạt động 2 - Tổ chức cho học sinh sinh hoạt - Giao nhiệm vụ - Cho lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt tập thể, nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần theo nội dung sau: + Đi học đã đúng giờ chưa? + Đến lớp đã thuộc bài và chuẩn bị bà chưa? + Đồ dùng học tập có đầy đủ không? + Trong lớp có nói chuyện riêng, làm việc riêng không? + Vệ sinh cá nhân, lớp đã sạch sẽ chưa? + Xếp hàng trong giờ chào cờ, thể dục, múa hát tập thể đã nhanh nhẹn chưa? + Xếp hàng vào lớp đã thẳng chưa? - Chốt ý - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt - Các tổ tự nhân xét - Tổ bạn bổ sung Hoạt động 3 - Tổ chức thi hái hoa dân chủ - Yêu cầu đại diện các tổ lên bốc thăm thi hái hoa dân chủ về các nội dung sau: Các môn học, các ngày lễ trong tháng, chủ đề năm học, chủ điểm, cách ngôn - Ban giám khảo theo dõi và tặng bông hoa điểm 10 cho các tổ trả lời câu hỏi đúng - Nhận xét, tuyên dương các tổ đạt được bông hoa điểm 10 - Đại diện các tổ lên hái hoa dân chủ - Ban giám khảo làm việc - Lớp + Ban giám khảo tổng kết bông hoa điểm 10 Hoạt động 4 Củng cố, dặn dò - Đọc báo Nhi đồng (nếu còn thời gian) - Nhận xét tiết học - Nêu phương hướng tuần tới cho học sinh thực hiện - 1 học sinh đọc

File đính kèm:

  • docgiao an 4 CKTKN T15.doc
Giáo án liên quan