Như chúng ta đã biết bậc tiểu học là bậc học đầu tiên cũng là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh, nó giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong tất cả các môn học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tường ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, đọc trong phân môn Tập đọc là một dạng hoạt động của ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng); là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc.
15 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng quan điểm tích hợp để dạy phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thuật so sánh. điều này tôi đã củng cố cho ác em về so sánh, đặt câu có từ so sánh đã được học ở môn luyện từ và câu lớp 2, 3.
- Câu hỏi: tác giả dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng? Tôi đã củng cố cho các em về cách sử dụng các giác quan để miêu tả cây cối tiết luyện tập : Quan sat cây cối, miêu tả các bộ phận của cây cối (tiết 43, 44 môn Tập làm văn lớp 4)
- Tìm ý chính từng đoạn văn giúp HS tiếp thu bài tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (tiét 46)
- Hay như sang phần luyện đọc diễn cảm tôi cho HS kết hợp tìm các từ tả vẻ đẹp của hoa phượng là giúp HS có thêm vốn từ ngữ để phục vụ cho môn luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ cái đẹp (tiết 43) và cung cấp từ ngữ để các em làm bài văn miêu tả cây phượng trên sân trường.
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của cây hoa phượng sẽ giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, cây cối, cảnh cật xung quanh mình. Giúp các em gần gũi với cuộc sống xung quanh, ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trên sân trường.
1.2. Đối tượng địa bàn thực hiện: HS lớp 4A trường Tiểu học A Xuân Tân - huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định.
1.3. Phương pháp tổ chức thực hiện
+ Đối với GV
- Đàm thoại
- Giao việc cho HS
- Hướng dẫn luyện tập thực hành
- Kiểm tra
- Đánh giá kết quả
+ Đối với HS
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
- Luyện tập thực hành
2. Phân tích kết quả thực nghiệm
2.1 Sau khi học xong bài tôi cho các em làm bài kiểm tra. Kết quả thu được như sau:
Loại
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
30
15
14
1
0
Tỷ lệ %
50
46.7
3.3
0
2.2 Đánh giá kết quả
So sánh với kết quả thu được giữa 2 lớp 4A và 4B với cùng 1 đề bài kiểm tra tôi thấy việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy môn Tập đọc đã cho tôi kết quả khả quan hơn. Các em tiếp thu bài tốt hơn, nắm chắc các kiến thức trong bài để có thể giúp các em học tốt hơn các môn học khác như Tập làm văn, luyện từ và câu.
Như vậy trong tiết tập đọc tôi thấy tính tích hợp được thể hiện ở chỗ:
- Tích hợp ngay trong chủ điểm
- Tất cả các bài Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn trong một tuần đều liên quan đến nhau, hỗ trợ nhau, cung cấp kiến thức, củng cố kiến thức trong chủ đề đang học “Vẻ đẹp muôn màu”
- Tích hợp với các môn học khác để củng cố kiến thức đã học ở các lớp 2, 3 như luyện từ và câu, tập làm văn
- HS biết đọc diễn cảm, ngắt, nghỉ ngơi, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm giúp các em cảm nhạa được cái hay, cái độc đáo của nghệ thuật miêu tả trong tác phẩm văn học.
- Qua bài học giáo dục cho HS tính yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, giúp các em ham học, ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh mình.
3. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu vận dụng quan điểm tích hợp để dạy phân môn tập đọc lớp 4 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, thực hiện yêu cầu chỉ đạo nêu trong công văn 896/Bộ GD ĐT – GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ GD - ĐT, GV cần lưu ý một số điểm sau:
Các hình thức và biện pháp dạy tập đọc cần tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát, nắm được ý cơ bản của bài đọc. Để đạt yêu cầu này, GV cần chú ý hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng HS, kết hợp hình thức đọc theo cặp, theo nhóm để các em được đọc nhiều hơn và giúp đỡ nhau khi đọc.
- Đối với bước tìm hiểu bài cần chú ý giải nghĩa thêm những từ khó, chưa gấn gũi với HS, cần ghi nội dung bài lên bảng để HS tập ghi vào vở. Các câu hơi khó có thể được chẻ nhỏ hoặc thay bằng câu hỏi tả lời bằng hình thức trắc nghiệm đọc – hiểu để HS hiểu rõ.
- Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm tích hợp dạy môn Tập đọc và khả năng học tập của HS, để xây dựng kế hoạch bài học cho từng bài cụ thể
- Tự học, tự bồi dưỡng để hiểu sâu sắc, thấu đáo nội dung bài học.
- Trong giờ tập đọc GV phải thường xuyên tạo cơ hội cho HS bộc lộ ý kiến của mình. Đặc biệt là HS trung bình, yếu kém hoặc những HS tỏ ra e ngại, rụt rè, thiếu tự tin
- Biết vận dụng các phương pháp trong quá trình giảng dạy một cách linh hoạt.
- Phát hiện những khó khăn của HS khi phải trả lời những câu tự luận khó trong SGK để chuyển thành bài tập trắc nghiệm khách quan yêu cầu HS lựa chọn câu trả lời để giảm độ khó cho các em.
- Nâng dần các câu hỏi, các bài tập trắc nghiệm từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để tạo điều kiện phát triển tư duy cho HS.
- Muốn phát huy được tối đa tính ưu việt của việc vận dụng các quan điểm tích hợp này GV nên chú ý thay đổi hình thức tổ chức dạy học để gay hứng thú học tập cho các em.
Phần kết luận
I. Kết luận chung
Tập đọc là một phân môn thực hành: Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho HS. Năng lực ấy được tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu), đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ nhau. Sự hoàn thiện 4 kỹ năng này sẽ có tác động đến kỹ năng khác. Nhiều khi khó có thể nói rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào. Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay nhờ hiểu đúng mà đọc đúng. Vì vậy đối với HS lớp 4, 5 GV cần chú trọng hơn đến việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho HS. Nói như vậy không có nghĩa là tăng thời gian tìm hiểu bài giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà thực chất chúng ta phải chú trọng hơn đến chất lượng đọc, tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa đọc thành tiếng, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm việc với văn bản sẽ thúc đẩy hoàn thiện hơn kỹ năng độc thành tiếng, hướng tới đọc có ý thức. HS tự giác tích cực chiếm lĩnh tri thức. Các em thấu hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học, ý nghĩa hàm ẩn, chất trữ tình, mối quan hệ.Chất lượng tiết tập đọc được nâng lên một cách rõ rệt. Nguyên tăc tích hợp được thể hiện tích hợp giữa các phân môn trong một đơn vị học, tích hợp giữa các môn học với nhau. HS có học tốt môn tập đọc mới có thể học tốt môn học khác.
Giáo dục cho HS tính tự học để HS có hứng thú học tập đọc. Khi đọc sách hiểu biết của các em được nâng cao.
Trong giờ tập đọc GV cần phải giúp HS tìm được từ “chìa khoá” của bài. Trên cơ sở đó, HS biết sử dụng từ “chìa khoá” đó. Đây cũng chính là mấu chốt giúp HS học tốt môn tập đọc ở bậc tiểu học.
Xây dựng tổ, nhóm đọc cho học sinh cũng là một trong những việc làm cần thiết giúp HS thi đua học tập thúc đẩy việc đọc cả HS đạt kết quả tốt.
Thường xuyên bồi dưỡng vốn sống cho HS thông qua sách vở, các hoạt động ngoại khoá, kết hợp tổ chức tham quan, dã ngoại tạo điều kiện cho HS trải nghiệm thực tế từ đó giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn thật hơn những cảm xúc của từng tác phẩm để thể hiện nó một cách tốt nhất.
Do đó yêu cầu đặt ra với HS tiểu học là đọc thông, viết thạo và ở mức độ cao hơn với các lớp 4, 5 là đọc diễn cảm và đọc hiểu. Trên cơ sở đó HS được tiếp xúc với các tác phẩm văn chương đa dạng, phong phú, từ đó khơi dạy trong tâm hồn các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng, nâng cao tầm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người. Vì thế đòi hỏi người giáo viên phải có tâm hồn trong sáng, có sự hiểu biết về văn chương, có tình cảm sâu sắc để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình được tốt để các em nắn được kiến thức, trang bị cho các em một hành trang kiến thức vững chắc khi học trên lớp trên và trong suốt cả cuộc đời.
Song song với những điều trên thì một trong những yếu tố quan trọng nữa là góp phần cho HS có hứng thú học môn tập đọc chính là GV phải thể hiện phong thái sư phạm, nhẹ nhàng, truyền cảm, ân cần, gần gũi với HS, động viên, khích lệ HS kịp thời.
II. Một số kết quả thu được
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đã giúp tôi
- Nghiên cứu sâu sắc, thấu đáo hơn nội dung môn Tiếng việt lớp 4 nói chung và phân môn tập đọc nói riêng.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa đọc thành tiếng và đọc thầm (đọc hiểu)
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy tập đọc
- Đúc rút một số kinh nghiệm vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy tập đọc lớp 4 một cách có hiệu quả.
- Nêu ra nguyên tắc, cách thiết kế một bài tập đọc vận dụng quan điểm tích hợp.
- Tiến hành thực nghiệm trên HS lớp 4A, 4B trường Tiểu học A Xuân Tân.
- Trên đây là những triển khai và ứng dụng hệ thống dạy học, vận dụng quan điểm tích hợp để dạy phân môn tập đọc lớp 4 ở trường tiểu học A Xuân Tân – Huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định đã thu được những kết quả nhất định. Do điều kiện thời gian có hạn nên khi triển khai đề tài tôi và các đồng nghiệp đã rút ra được bài học từ thực tế giảng dạy của mình để vận dụng vào việc dạy học. Tuy nhiên đề tài đã hoàn thành đảm bảo mục đích và nhiệm vụ đề ra nhưng không tránh khỏi những điều khiếm khuyết vì vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài này được hoàn thiện góp phần nanag cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn tập đọc nói riêng và các môn học nói chung
III. Đề xuất kiến nghị
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Nâng cao trình độ giáo viên
- Nhà trường tạo điều kiện cho GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để cập nhật với những đổi mới của nội dung chương trình, phương pháp dạy học.
- Các cấp quản lý thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề giúp HS nâng cao nhận thức, có cái nhìn toàn diện về chương trình, đặc biệt với việc vận dụng các quan điểm trong dạy và học.
- Có kế hoạch cho học sinh tham quan ngoại khoá, thâm nhập thực tế để tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết cho HS. Các hoạt động ngoại khoá của nhà trường tổ chức vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn cũng có tác dụng rất nhiều trong việc trang bị cho các em vốn kiến thức về sự vật về cuộc sống xung quanh
Trên đây là một số giải pháp nhỏ của bản thân khi trực tiếp giảng dạy phân môn tập đọc trong chương trình Tiếng việt lớp 4. Thông qua việc dạy học theo phương pháp này tôi thấy việc dạy học môn tập đọc có hiệu quả hơn rất nhiều. Rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Tân, ngày 12 tháng 4 năm 2009
Đánh giá xếp loại Tác giả sáng kiến
Của cơ quan đơn vị
Cao Thị Thuý
File đính kèm:
- KN van dung quan diem tich hop de day Tap doc lop 4.doc