- Trẻ hiểu được nội dung câu truyện, biết được tính cách của các nhân vật trong truyện
- Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của các nhân vật qua truyện
- Trẻ làm quen với từ: vất vả, hốt hoảng, tất tả, âu yếm
- Trẻ tích cực vận động phát triển toàn diện thị giác, thính giác và các cơ chân, tay nhanh nhẹn và khéo léo khi tham gia trò chơi
- Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc khi ông bà cha mẹ bị bệnh
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4491 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : truyện “ ba cô gái” ( loại 1) Chủ điểm: gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “ BA CÔ GÁI” ( LOẠI 1)
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
LỚP: LÁ 1
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hiểu được nội dung câu truyện, biết được tính cách của các nhân vật trong truyện
Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của các nhân vật qua truyện
Trẻ làm quen với từ: vất vả, hốt hoảng, tất tả, âu yếm
Trẻ tích cực vận động phát triển toàn diện thị giác, thính giác và các cơ chân, tay nhanh nhẹn và khéo léo khi tham gia trò chơi
Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc khi ông bà cha mẹ bị bệnh
II/ CHUẨN BỊ:
Trình chiếu hình ảnh động, rối
Trò chơi: mũ nến ( vàng, xanh, hồng) đủ với số lượng trẻ
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hát “ Cả nhà thương nhau ”
Đàm thoại qua nội dung bài hát
Liên hệ giới thiệu bài: - Các con ơi tất cả chúng ta đều được ba mẹ sinh ra và nuôi dưỡng cực khổ vì thế các con phải quan tâm chăm sóc khi ông bà, ba mẹ mình bị ốm nha đó mới là người con hiếu thảo đó con. Nhưng lại có một vài người con lại không chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm.Để biết đó là ai bây giờ cô sẻ kể cho các con nghe câu truyện có tên gọi là “ Ba cô gái” nha
Cô kể mẫu lần 1- kể diễn cảm
Chuyển đội hình 3 hàng ngang- đọc thơ “ làm anh”
Giảng giải trích dẫn, giải thích từ khó:
Vất vả: làm việc thật là nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi
Hốt hoảng: sự lo sợ, không được bình tĩnh
Tất tả: là nhanh chóng, vội vàng,
Âu yếm: thể hiện tình cảm yêu thương
Mời trẻ đặt tên câu truyện
Cô chốt câu truyện có tên là “ Ba cô gái”
Giáo dục đạo đức: qua câu truyện nay cho các con thấy ba mẹ làm việc rất là cực khổ để nuôi mình vì vậy các con phải biết phụ giúp ba mẹ những công việc vừa sức của mình như: quét nhà,chăm sóc và trồng thật nhiều cây xanh để ngôi nhà của các con luôn được mát mẻ ,ngoài ra khi ba mẹ nấu gì cho các con ăn thì phải cố gắng ăn cho hết nhớ chưa và đặc biệt là quan tâm chăm sóc khi ông bà, cha mẹ bị bệnh
* Đàm thoại:
- Câu truyện cô vừa kể có bao nhiêu nhân vật?
Bà mẹ sinh được mấy người con ?gồm những ai nè?
Bà lo cho các con như thế nào ?
Được bà yêu thương chăm sóc các cô gái ra sao ?
Khi bị ốm bà đã nhờ ai đưa thư cho các con ?
Nghe tin mẹ ốm cô chị cả có về thăm mẹ không ? vì sao?
Đọc thư xong cô chị hai có về thăm mẹ không? Vì sao?
Sóc đến nhà cô Út cô đang làm gì?
Đọc thư xong cô Út thế nào?
Trong 3 cô gái các con yêu cô nào? Vì sao?
Vì thật sự yêu thương mẹ nên cô Ut xứng đáng được hưởng những gì?
Vậy ở nhà các con đã làm được những việc gì khi ông bà,cha mẹ mình bị ốm ?
Liên hệ cho trẻ chơi trò chơi “ Tạo nhóm gia đình”
Trẻ hát “ 3 ngọn nến” và đi lấy mũ
Cô nêu luật chơi, cách chơi mỗi ngọn nến là tượng trưng cho ba, mẹ và con, trẻ sẻ tạo nhóm gia đình theo yêu cầu của cô( gia đình có 2 con, 1 con …) chơi 2-3 lần
Cô nhận xét giáo dục qua trò chơi
Liên hệ giới thiệu trẻ đi xem rối ( tích hợp ATGT, GDĐĐ)
Trẻ đi và hát “ Đi tàu hỏa”
Cô kể rối
Cho trẻ về lớp hỏi lại đề tài
Nhận xét giáo dục trẻ
Kết thúc: hát “ thiên đàng búp bê”
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “ BA CÔ GÁI” ( LOẠI 2)
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
LỚP: LÁ 2
I/ MỤC ĐÍCHN YÊU CẦU:
Trẻ thuộc và kể lại được câu truyện “ Ba cô gái”, kể diễn cảm theo từng nhân vật
Trẻ thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật
Phát triển kỹ năng vận động khi tham gia trò chơi
Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của các nhân vật khi tham gia vào vai diễn và vẽ đẹp tâm hồn của cô Út
Giáo dục trẻ noi gương cô Út biết yêu thương, chăm sóc khi ông bà, cha mẹ bị ốm
II/ CHUẨN BỊ:
Cô: tranh kéo
Trò chơi
Trẻ: trang phục đóng kịch
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hát “ Thiên đàng búp bê” đội hình vòng tròn
* Đàm thoại:
Các con ơi trong bài hát có ai nè?
Ở nhà các con gồm có những ai kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
Các con đã làm gì khi ông bà cha mẹ mình bị ốm?
Giáo dục trẻ qua nội dung đàm thoại
Cô nói “ cô đâu, cô đâu?” trẻ chạy lại gần cô
Mời trẻ ngồi xuống, cô giả giọng nói của nhân vật trong tuyện “ Sóc khôn ngoan Sóc hãy nói với các con ta là ta đang ốm và báo chúng về thăm ta sóc nhé”
Cô đố các con đó tiếng nói của ai? Ở trong câu truyện nào?
Bây giờ các con có muốn nghe câu truyện này nữa không?
Cô kể sơ lượt qua tranh
* Đàm thoại:
Bà mẹ yêu thương các con như thế nào?
Khi đưa thư bà đã dặn Sóc con những gì?
Sóc nói với cô chị Cả ra sa
Nghe sóc nói cô Cả đáp thế nào?
Khi nghe cô Cả nói Sóc con ra sao?
Chuyện gì đã xảy ra với cô chị Cả? Vì sao cô lại biến thành con rùa?
Khi đến nhà cô 2, Sóc đưa thư và nói thế nào?
Cô 2 đã trả lời ra sao?
Cô đã biến thành con gì? Vì sao?
Sóc đưa thư cho cô Út, đọc thư xong cô Út thế nào?
Vì sao cô Út lại được mọi điều hạnh phúc?
Giáo dục trẻ: cô Út là người con hiếu thảo nên cô xứng đáng
được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Các con phải noi gương cô Út biết quan tâm chăm sóc khi ông bà cha mẹ bị đau ốm đó mới là con ngoan trò giỏi con nhớ chưa.
Mời trẻ lần lượt lên kể
Chơi trò chơi “ Tạo nhóm gia đình”
Nhận xét giáo dục qua trò chơi
Liên hệ cho trẻ đi xem các bạn đóng kịch- tích hợp ( ATGT- BVMT)
Cô giới thiệu chương trình đóng kịch của các bạn
Trẻ về lớp
Đàm thoại qua đề tài
Nhận xét giáo dục qua tiết học
Kết thúc: hát
File đính kèm:
- GIAO AN LQVH.doc