Trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay, bậc Tiểu học là một bậc học xây dựng cho học sinh một nền tảng hết sức quan trọng. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức dạy giờ ôn tập vần lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m)
+ Tại sao người em lại sở hữu cây khế và túp lều?...
Trong quá trình học sinh kể, giáo viên cần chú ý tới lời kể tự nhiên, sáng tạo của học sinh. Tránh áp đặt, rập khuôn máy móc.
Chương III: Dạy thực nghiệm.
1/ Địa điểm thực nghiệm:
- Lớp thực nghiệm thuộc điểm lẻ của trường với tổng số học sinh là 19.
- Chất lượng học tập của học sinh như sau:
Giỏi: 5,3%
Khá: 26,3%
TB: 52,6%
Yếu: 15,8%
2/ Giáo án thực nghiệm:
BÀI 59: ÔN TẬP
I/ Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Đọc, viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng và nh.
- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng trong bài, đọc được các từ, câu chứa các vần đã học.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể Quạ và Công.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sách Tiếng Việt tập một.
- Bảng ôn tập các vần kết thúc bằng ng, nh (trang 120, sách giáo khoa); Thẻ chữ viết sẳn các từ ngữ ứng dụng. Bảng phụ viết sẳn bài ứng dụng.
- Tranh minh hoạ các từ ứng dụng (nhà rông, bình minh), câu ứng dụng, truyện kể Quạ và Công.
III/. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Các HĐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỗ trợ đặc biệt
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ1: Ôn tập.
* Ôn các vần vừa học
* Hướng dẫn đọc từ ngữ ứng dụng.
* Hướng dẫn HS tập viết từ ngữ ứng dụng.
HĐ2: Luyện đọc:
* Dạy câu ứng dụng:
* Luyện viết.
* Kể chuyện.
HĐ3: Củng cố
4/ Nhận xét, dặn dò:
- Cho lớp hát
- Kiểm tra bài 58.
+ Đọc các từ: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.
+ Gọi 2,3 HS đọc các từ trên.
+ Gọi 1 HS đọc bài ứng dụng.
Nhận xét bài cũ.
- Yêu cầu HS quan sát hai khung hình đầu bài trong sách và cho biết nó là những vần gì?.
- Hai vần có điểm gì giống nhau?
- Dựa vào tranh vẽ em hãy tìm hai tiếng có chứa hai vần ang, anh.
- Ngoài vần ang, em hãy kể những vần kết thúc bằng ng, (HS kể GV ghi vào góc bảng).
- Gắn bảng ôn vần (phóng to) lên bảng và yêu cầu HS kiểm tra bảng ôn vần với các vần mà GV đã ghi ở góc bảng.
Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại toàn bộ các vần này.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ các chữ đã học.
- Yêu cầu HS ghép âm thành vần
+ Đính thẻ chữ viết sẵn từ ngữ ứng dụng lên bảng và yêu cầu HS đọc).
Chỉnh sửa phát âm cho HS
- Dùng tranh, kết hợp dùng lời để giải thích từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ngữ ứng dụng.
- GV viết mẫu và lưu ý HS vị trí dấu thanh, các nét nối giữa các chữ trong vần, trong từ ngữ ứng dụng như các chữ b,m với inh, r với ông, I với nh, ô với ng.
- Yêu cầu HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp.
- Chỉnh sửa chữ viết cho HS
- Yêu cầu HS nhắc lại bài ôn ở tiết trước.
Chỉnh sửa phát âm cho HS
- Cho HS quan sát tranh và nhận xét.
Nhận xét và giới thiệu câu ứng dụng (treo bảng phụ).
- Yêu cầu HS đọc.
Chỉnh sửa phát âm và khuyến khích đọc trơn.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết, những điểm lưu ý về nét nối và vị trí dấu thanh khi viết các từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết.
Chỉnh sửa chữ viết cho HS .
- Giới thiệu:
+ Em đã nhìn thấy con quạ và con công chưa?
+ Quạ có bộ lông như thế nào?
+ Công có bộ lông như thế nào?.
Vì sao lại như vậy, chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện Quạ và Công.
- Gọi HS đọc tên câu chuyện.
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
- Cho HS quan sát tranh (phóng to) và yêu cầu HS nhận xét từng bức tranh.
Nhận xét
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS kể từng tranh theo gợi ý.
+ Ngày xưa, Quạ và Công có áo màu gì?.
+ Công bàn với Quạ chuyện gì?.
+ Quạ có bằng lòng không?
+ Quạ vẽ áo cho Công như thế nào?.
+ Bộ áo của Công đẹp như thế nào?.
+ Công có khéo léo như Quạ không?.
+ Điều gì làm cho Quạ sốt ruột?.
+ Quạ nói gì với Công?
+Công khuyên bạn thế nào?
+ Cuối cùng Công đã phải làm thế nào?.
+ Kết quả ra sao?
- Yêu cầu đại diện nhóm kể trước lớp (HS kể nối tiếp theo nội dung 4 tranh).
Nhận xét tuyên dương.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ Theo em, Quạ có tính xấu gì?
+ Truyện này khuyên em bài học gì?.
Nhận xét, chốt ý
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài vừa ôn
- Gọi vài HS yếu nhắc lại bảng ôn.
- Tổ chức trò chơi tìm tiếng chứa vần vừa ôn.
Nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại tên câu chuyện.
- Nhắc HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau (bài 60)
Nhận xét chung tiết học
- Hát tập thể
+ Lần lượt viết bảng con từng từ. 2 HS viết bảng lớp.
+ 2,3 HS đọc
+ 1HS đọc.
- Vần: ang, anh
+ Giống: ang, anh đều có âm a đứng trước.
+ Khác: vần ang kết thúc bằng ng, vần anh kết thúc bằng nh.
- Tiếng “bàng”,”bánh”.
- Vần: inh, ênh.
- Đối chiếu bảng ôn tập và các vần đã nêu rồi nêu nhận xét.
- Chỉ và đọc âm
- Ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang để tạo thành các dòng vần tương ứng đã học.
- Đọc các vần vừa ghép (đồng thanh, cá nhân).
- Đọc từ ngữ ứng dụng (cá nhân, đồng thanh đọc): bình minh, nhà rông, nắng chang chang.
+ Bình minh: Buổi sáng sớm lúc mặt trời mọc.
+ Nắng chang chang: Nắng to, nóng nực.
+ Nhà rông: là nhà cộng đồng của buôn làng.
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc từ ngữ ứng dụng ( cá nhân đọc)
- Lần lượt viết bảng con, bảng lớp các từ: bình minh, nhà rông.
- Lần lượt đọc các vần trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo: nhóm, bàn, cá nhân.
- Quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày.
- Đọc câu ứng dụng
(cá nhân, đồng thanh)
- Nhắc lại cách viết.
- Tập viết vào vở tập viết.
- (Giơ tay phát biểu)
- Quạ có bộ lông đen, xấu xí.
- Công có bộ lông đẹp, óng ánh.
- Vài HS đọc tên câu chuyện:”Quạ và Công”
- HS theo dõi GV kể
- Tranh 1: Quạ vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo.
- Tranh 2: Vẽ xong Công còn phải xoè đuôi cho thật khô.
- Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được đành làm theo lời bạn.
- Tranh 4: Cả bộ lông của Quạ trở nên xám xịt.
- Tập kể trong nhóm (mỗi nhóm kể theo nội dung một tranh). HS trong mỗi nhóm tập kể cho nhau nghe nội dung bức tranhcủa tổ mình.
- Đại diện nhóm kể, trong nhóm bổ sung ý kiến.
- Tham lam, vội vàng.
- Vội vàng, hấp tấp, lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì?.
- Nhìn bảng, SGK đọc lại toàn bài.
- Đọc bảng ôn
- Lớp chia thành 2 nhóm thi tìm tiếng.
- Quạ và Công
- Chỉ yêu cầu HS đọc 1,2 từ ứng dụng.
- Đánh vần tiếng, đọc từ.
- Viết được từ.
- Phân tích, đánh vần tiếng khó để đọc câu ứng dụng.
- Nêu được nội dung tranh.
- Kể theo lời kể tự nhiên.
3/ Kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm:
Để nắm được kết quả tiết dạy thực nghiệm, tôi thiết kế phiếu học tập cho học sinh thực hiện trên lớp như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Môn: Học vần
Bài 59: Ôn tập
Câu 1: Tìm và gạch chân dưới vần vừa ôn (1điểm)
oââng , aâng , ach , uoâng , inh , eânh
Câu 2: Tìm và gạch chân dưới tiếng chứa vần vừa ôn (3điểm)
vaàng traêng, hoïc sinh, trung thu, con ñöôøng, cuû gieàng
Câu 3: Nối từ với từ thành câu (3điểm)
Maãu: ngoâi tröôøng môùi xaây
trung thu ru em
caùi voõng traêng saùng
ñoàng ruoäng meânh moâng
Câu 4: Viết theo mẫu (3 điểm)
buoân laøng
buoân laøng
nöông raãy
nöông raãy
caây thoâng
caây thoâng
Kết quả thực nghiệm
TSHS
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm dưới 5
19
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
15,8
7
36,8
8
42,1
1
5,3
Như vậy, với kết quả thực nghiệm trên cho thấy thực hiện”dạy giờ ôn tập vần lớp 1) theo tinh thần đổi mới dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ mang lại kết quả khả quan , chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ hơn.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề về dạy học vần lớp 1 nói chung và dạy ôn tập vần nói riêng. Từ những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong thực nghiệm và đã thu được những kết quả nói trên ở học sinh lớp 1, thuộc đại bàn trường vùng sâu, vùng xa. Bản thân tôi nhận thấy rằng: Ngôn ngữ của con người rất quan trọng, nó là một phương tiện giao tiếp dùng để trao đổi tâm tư, tình cảm, do đó đòi hỏi ngôn ngữ phải rõ ràng, chuẩn (về âm, vần), dễ hiểu, nhất là ngôn ngữ của học sinh trong nhà trường.
Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên khi dạy học vần trong nhà trường là phát triển lời nói cho học sinh. Cần cho các em hiểu rõ nói và viết không chỉ để cho bản thân mà cần phải cho người khác nghe và hiểu lời nói của mình. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần:
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh ngay từ đầu năm học để có cách dạy phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, từ đó mới tạo được điều kiện cho các em nắm bắt được kiến mới, phát huy hết khả năng của học sinh.
- Chú ý đúng mức đến tính vừa sức trong dạy học.
- Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình cũng như phương pháp giảng dạy. Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, Tạo được không khí thi đua giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể...
- Cần mở rộng, nâng cao dần kiến thức qua các trò chơi học tập, các câu hỏi mở, tạo hứng thú, phát huy khả năng tư duy cho các em, chuẩn bị tốt cho việc theo học các lớp cao hơn.
- Giáo viên cần sưu tầm thêm các mẫu vật làm đồ dùng trực quan, hình ảnh minh hoạ cho phần giải nghĩa từ ứng dụng và phần kể chuyện (tranh phóng to).
- Trên lớp, cần phải cho học sinh luyện tập nhiều trong khi học: đọc, viết, ghép vần, đặc biệt là đọc trơn.
- Luôn khen thưởng, động viên, khích lệ các em kịp thời, đúng lúc và đúng chỗ.
Tóm lại, để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức cần thiết đối với môn Tiếng Việt nói chung và phần dạy vần nói riêng. Tuy nhiên, yếu tố con người mới là quyết định, cụ thể ở đây là lòng say mê học tập, sự cần cù thông minh của học sinh và lòng nhiệt tình, sự tận tâm yêu nghề, năng lực giảng dạy của giáo viên sẽ làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Với kết quả nghiên cứu trên, tôi nghĩ rằng cách tổ chức “dạy giờ ôn tập” trên không phải là tối ưu, là đạt hiệu quả cao nhất, tôi chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi mà trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tôi đã rút ra được và mong muốn cùng chia sẽ với các “bạn đồng nghiệp”.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Duyệt của Hội đồng thi đua cấp cơ sở Phong Đông, ngày 28 tháng 04 năm 2009
Người viết
File đính kèm:
- To chuc gio day on tap van.doc