Tình trạng sinh bỏ học nhiều và chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 thấp hiện nay của trường THPT Vân Tảo là nghiêm trọng. Hiện tượng né tránh, không dám nhìn nhận đúng sự việc và tìm giải pháp sẽ khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
Nội dung bài viết này là thiết thực và rất cần thiết và sẽ góp phần vào mục đích giải quyết được thực trạng trên.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của tình trạng học sinh bỏ học nhiều và chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 thấp hiện nay của trường THPT Vân Tảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầy hiệu trưởng hứa sẽ từ chức nếu đỗ dưới 70%.
Năm học 2008-2009, mặc dù là khoá có chất lượng đầu vào cao nhất so với nhiều năm trước đó do chủ trương phân vùng tuyển sinh của Hà Tây: học sinh cụm 5 xã miền đông Thường Tín buộc phải vào trường THPT Vân Tảo học, nhưng tỉ lệ đậu tốt nghiệp cũng chỉ là gần 65% và vẫn thấp nhất trong số 5 trường THPT của huyện Thường Tín.
c)Trước 2006, số học sinh bỏ học không nhiều. Kể từ năm học 2007-2008, tình trạng bỏ học và xin chuyển trường đã lên rất cao: Sĩ số cuối năm giảm so với đầu năm là 73 học sinh. Năm học 2008-2009 khoảng 60 học sinh và năm học 2009-2010 con số này xấp xỉ năm học 2008-2009.
Đó là con số đáng báo động. Dù không mong muốn thì trường THPT Vân Tảo đã trở thành thương hiệu xấu, vùng trũng của giáo dục địa phương bất chấp các lỗ lực của thầy cô nhà trường. Học sinh khá giỏi hàng ngày vẫn phải đạp xe đi ngang qua trường để đến với trường khác. Gìơ đây, THPT Vân Tảo là lựa chọn chủ yếu của những học sinh chất lượng thấp khi các em biết khó mà thi đỗ vào các trường xung quanh. Do chất lượng đầu vào thấp, nên số lượng học sinh nghịch quậy cũng rất đông gây khó khăn cho việc dạy dỗ các em.
NGUYÊN NHÂN:
Nhìn nhận thẳng vào nguyên nhân tình trạng trên là 1 việc không dễ chịu.
Trong 1 cuộc họp hội đồng tháng 9 năm 2007, hiệu trưởng nhà trường đã từng đặt ra câu hỏi vì sao có tình trạng này. Không thầy cô nào dám trả lời sự thực, trừ người viết bài này.
Tình trạng trên là hậu quả của nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân từ đôi ngũ giáo viên:
Dư luận cũ trong học sinh trước 2004 cho rằng THPT Vân Tảo có nhiều thầy cô giáo bổ túc. Điều này không hoàn toàn đúng, bởi chủ trương xoá bỏ, sát nhập các trường bổ túc khiến các trường THPT đều đã tiếp nhận số lượng nhất định giáo viên từ các trường này. Nhưng tin đồn cũng khiến ngay từ lứa tuyển sinh thứ hai, chất lượng đầu vào đã rất thấp. Tuy nhiên số lượng học sinh bỏ học không nhiều, chỉ bằng 1/3 hay 1/4 các năm sau 2006.
Gần đây, dù đội ngũ được trẻ hóa, có thêm 1 số thầy cô dạy giỏi, nhưng vẫn còn nhiều thầy cô không đảm bảo chất lượng. Trong thời gian từ tháng 3-2010 đến tháng 5-2010, nhiều giáo viên bỏ bê việc dạy học để tham gia tập văn nghệ, thể thao, hoặc thậm chí bỏ giờ đi chơi. Điều này khiến nhiều học sinh phàn nàn và mất niềm tin vào sự nghiêm túc trong nhà trường.
Không thiếu thầy cô có tinh thần trách nhiệm thấp, xa rời quyền lợi của học sinh, quên đi nghĩa vụ phải dạy dỗ, đào tạo học sinh. Nếu học sinh chưa ngoan thì phải đầu tư thời gian chăm lo rèn luyện học sinh, mang cái tám lòng nhân ái của người thầy ra để cảm hóa các em mới khiến học sinh cảm phục mà yêu trường yêu lớp. Trái lại, hễ hs vi phạm lỗi rất nhỏ là thầy cô đuổi học ngay 1 tháng đến 1 năm.
Nguyên nhân từ ban lãnh đạo trường:
Người hiệu trưởng đầu tiên rất quan trọng. Thương hiệu của trường có hay không là phải làm ngay từ năm đầu mới thành lập. Nhưng đáng tiếc là những năm đó trường THPT Vân Tảo đã không làm được điều cần phải làm.
Kể từ khi có hiệu trưởng mới, từ năm học 2006-2007, chất lượng đầu vào không hề được cải thiện mà còn đi xuống. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là từ chính những biện pháp của hiệu trưởng mới.
Học sinh đến muộn hoặc vi phạm nhỏ bị đuổi học cả buổi hoặc đình chỉ học 1 tháng đến 1 năm. Với mong muốn có kỷ luật nghiêm, hậu quả đạt được thì ngược lại với mong muốn. Hàng ngày có trung bình khoảng 40 hs phải đứng ngoài cổng trường cả buổi, kéo dài liên tục gần 2 năm. Việc đình chỉ học 1 tháng là quá dài so với thời gian thực học 8 tháng của năm học và không có trong quy chế của Bộ. Điều này khiến học sinh thất học, đi lang thang, từ đó hổng kiến thức, học sinh nảy sinh tâm lý chán nản. Đo đó các em bỏ học ngày càng nhiều. Học sinh khoá sau nghe các anh chị khoá trước nói thì đâm ra sợ không dám đăng ký vào trường hoặc tự bỏ học ngay sau khi bị kỷ luật.
Sớm nhìn thấy tình trạng này, tôi đã từng góp ý nhiều lần, nhưng không được lãnh đạo tiếp thu. Sự việc chỉ chấm dứt từ tháng 9-2009 là quá muộn và hậu quả là quá lớn: hàng vạn lượt hs bị đuổi học ít nhất 1 ngày trong suốt 2 năm học.
Sử dụng biện pháp kỷ luật quá nặng với học sinh như 1 sự trừng phạt mà thiếu đi tấm lòng nhân ái, vị tha sẽ mang lại hiệu quả ngược về giáo dục. Đa số học sinh bị kỷ luật đình chỉ 1 tháng trở lên đều bỏ học. Điều đó thể hiện sự bất lực hay thiếu trách nhiệm của người thầy. Nó là sự yếu kém trong giáo dục học sinh cá biệt. Việc làm đó khiến mỗi năm nhà trường có 60-70 hs bỏ học, là con số không thể chấp nhận được. Đáng tiếc là lãnh đạo sở GD ĐT Hà Nội lại khen điều đó là hay.
Hàng năm, hiệu trưởng thuê nghệ sĩ về huấn luyện văn nghệ cho thầy và trò trong giờ học đã gây ra tình trạng phải nghỉ tiết của gv và học sinh kéo dài 2 tháng, góp phần và việc mất kiến thức mà không dạy bù, ký khống vào sổ đầu bài. Việc được nghỉ học để tập văn nghệ ban đầu khiến học sinh thích thú, nhưng sau đó là sự không bằng lòng, lo lắng của học sinh.
c)Tình trạng lạm thu:
Lạm thu là con dao 2 lưỡi. Núp dưới cái vỏ bọc xã hội hóa giáo dục khiến không ít trường đua nhau vẽ ra các khoản thu trái phép. Thấy các trường thu được để mua sắm, xây dung hơn mình thì các trường khác đã đua nhau học theo. Lạm thu nhưng không bị kiểm tra giám sát thì gây hậu quả lớn, có thể sinh ra tham nhũng. Thu chi bất hợp lý, không công khai khiến phụ huynh và học sinh mất niềm tin vào sự trong sáng của nhà trường. Đó là thực tế đang diễn ra ở trường THPT Vân Tảo, cho dù thu dưới hình thức nào. Đẩy trách nhiệm thu cho hội phụ huynh thì vẫn không khác về bản chất và người học thừa biết đó là trách nhiệm thuộc hiệu trưởng.
Học sinh trường này so bì với trường kia về mức thu để chọn lựa trường. Thực tế mức thu trường THPT Vân Tảo luôn cao hơn nhiều trường THPT xung quanh: từ mức thu dạy thêm, mức thu quỹ các loại, tiền mua áo đồng phục, tiền làm thẻ cho đến các kiểu phạt tiền làm vỡ kính, hỏng ghế hay thùng rác luôn cao hơn trường khác và cao hơn vài lần giá trị thực của sản phẩm. Điều này gây bất bình cho người phải nộp tiền, và tâm lý học sinh sẽ chọn trường thu thấp hơn mà chất lượng giảng dạy tốt hơn để nhập học.
Còn nhiều nguyên nhân khác. Thậm chí có thể là chuyện thầy giáo kiện cáo trong trường, chuyện bè phái gây mất đoàn kết, bôi nhọ hãm hại giáo viên cũng là nguyên nhân khiến đầu học sinh mất niềm tin, ảnh hưởng tới tâm lý học sinh và gây ra tình trạng vào thấp.
Giải pháp:
Nhìn nhận thẳng vào các nguyên nhân trên, tôi thấy cần có các giải pháp đồng thời như sau:
Cải thiện chất lượng giáo viên và kiên quyết với tình trạng vi phạm của giáo viên. Nhưng phải công bằng, minh bạch. Không để tiếp diễn tình trạng như vừa qua: thành viên tổ giáo vụ bỏ giờ bỏ tiết thoải mái mà không bị xử lý. Không thể để nhiều giáo viên, kể cả thư kí, bí thư đoàn trường cắt tóc trọc lên lớp như hiện nay. Lệnh cấm hút thuốc phải thực hiện nghiêm, mà đầu tiên các thành viên ban giám hiệu và phải làm gương trước, chứ không thể tiếp tục để bí thư, thư ký, tổ giáo vụ thoải mái hút trong lớp, trong trường .
Nhân- Lễ- Nghĩa-Trí-Tín là bài học không bao giờ cũ, có trong sách giáo dục công dân cần được đưa đến mọi thầy cô và nghiêm túc thực hiện. Hứa là phải thực hiện. Hiệu trưởng hứa 5 lần trước nhiều cuộc họp nhiều thành phần rằng sẽ từ chức nếu tỉ lệ đỗ tốt nghiệp dưới 70%, nhưng khi thi thì đỗ có 54.5%. Hiệu trưởng lờ tịt lời hứa mà không một lời giải thích xin lỗi là không nên, sẽ khiến học sinh học được bài học về hứa lèo.
Khuyến khích các thầy cô nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường việc đầu tư và sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị thí nghiệm cũng rất quan trọng. Tránh tình trạng khi thi thố, tới ngày 20-11 mới mang máy chiếu ra dùng vài tiết rồi lại cất tủ, sau đó khoe trên báo chí rằng hiếm có trường nào có công nghệ dạy học như trường Vân Tảo.
Cần mang đến cho giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm những bài viết, những phương pháp xử lý tình huống sư phạm ấm áp tình người, đậm tính nhân văn về tình thầy trò sao cho học sinh được cảm hóa, yêu quá thầy cô, yêu quý mái trường. Mục đích đào tạo các em thành người tốt, người có nhân cách quan trọng hơn mục đích đào tạo kiến thức sách vở.
Hiệu trưởng phải thay đổi các biện pháp kỷ luật học sinh. Hiệu trưởng nên dạy nhiều tiết hơn, nên lắng nghe 1 cách chân thành những mong muốn, tâm tư của các em, coi học sinh là người bạn chứ không phải là bề trên quát mắng trừng phạt học sinh.
Cần bãi bỏ ngay biện pháp phạt tiền học sinh gấp nhiều lần giá trị đồ dùng học sinh làm hỏng như hiện nay.
Lạm thu phải loại bỏ dần. Người thầy phải đi trước thiên hạ trong việc dạy người khác biết sử dụng tiền bạc của nhân dân 1 cách tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, tránh tham nhũng lãng phí. Tấm gương về sự giản dị tiết kiệm của Bác Hồ cần được học tập và làm theo. Hãy thôi hẳn việc ding hàng chục triệu đồng mỗi tháng để thuê nghệ sĩ về luyện tập văn nghệ. Hãy dùng số tiền đó để đầu tư vào dạy học thì hiệu quả hơn.
Nếu tất cả các biện pháp trên vẫn không vực lại được chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng đầu ra, không làm giảm được tỉnh trạng bỏ học thì thầy hiệu trưởng nên dũng cảm từ chức. Người viết bài này lúc đó cũng nên ra đi để tạo ra 1 không khí mới cho ngôi trường.
Kết luận.
Nếu những biện pháp trên được đồng thời, chắc chắn trường THPT Vân Tảo sẽ sớm trở thành trường chuẩn quốc gia thực sự.
Bài viết hoàn toàn do tôi tự thực hiện, không sao chép hay vay mượn ý tưởng từ bất cứ nguồn nào.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình công tác tại trường.
Tôi rất mong nhận được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các đồng.
Ngày 18 tháng 5 năm 2010
Người viết
Đỗ Việt Khoa
Phần đánh giá của hội đồng chấm skkn
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Do Viet Khoa chuyen la ve SKKN 2010.doc