Đề tài Thiết kế bài học theo công thức gipo phục vụ giảng dạy địa lí lớp 11 trung học phổ thông (ban nâng cao)

Đổi mới quá trình dạy học bao gồm cả việc đổi mới thiết kế bài học, đổi mới hoạt

động của giáo viên và học sinh ở trên lớp và đổi mới quá trình đánh giá. Như vậy, hoạt

động thiết kế bài học l à khâu khởi đầu quan trọng của quá trình dạy học và thư ờng tiêu tốn

không ít thời gian cũng như công sức của giáo viên. Thiết kế bài học Địa lí là để tạo ra những

giáo án, những "kị ch bản" tổchức bài học Đị a lí.

Khi chương trình và sách giáo khoa đã được đổi mới theo hướng tăng cường tính

chủ thể và hoạt động tích cực, độc l ập nhận thức của học sinh thì việc đổi mới t hiết kế bài

học Địa lí là một điều tất yếu, bởi vì việc đổi mới hoạt động dạy học ở trên lớp trước hết

phải được thể hiện trong một "kịch bản" (giáo án) được thiết kế theo những định hướng

đổi mới

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế bài học theo công thức gipo phục vụ giảng dạy địa lí lớp 11 trung học phổ thông (ban nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ở trên lớp và đổi mới quá trình đánh giá. Như vậy, hoạt động thiết kế bài học là khâu khởi đầu quan trọng của quá trình dạy học và thường tiêu tốn không ít thời gian cũng như công sức của giáo viên. Thiết kế bài học Địa lí là để tạo ra những giáo án, những "kịch bản" tổ chức bài học Địa lí. Khi chương trình và sách giáo khoa đã được đổi mới theo hướng tăng cường tính chủ thể và hoạt động tích cực, độc lập nhận thức của học sinh thì việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí là một điều tất yếu, bởi vì việc đổi mới hoạt động dạy học ở trên lớp trước hết phải được thể hiện trong một "kịch bản" (giáo án) được thiết kế theo những định hướng đổi mới. Đổi mới việc thiết kế bài học Địa lí ở nhà trường phổ thông theo công nghệ dạy học nói chung và theo công thức GIPO nói riêng sẽ cho phép giáo viên quy trình hoá chặt chẽ hơn chương trình phối hợp hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Đồng thời đảm bảo được các mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện học tập được thể hiện một cách rõ ràng, sinh động. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài học Địa lí lớp 11 1.1. Cơ sở lý luận Trong thời gian gần đây, dạy học Địa lí trong nhà trường phổ thông đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực và cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Quá trình đổi mới dạy học Địa lí đã được khởi xướng từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, đặc biệt được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Nhưng nhìn chung, phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay vẫn thiên về thuyết giảng và đàm thoại. Chất lượng của học sinh vẫn chưa cao. Để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng trước hết phải nâng cao chất lượng thiết kế bài học Địa lí, vì việc thiết kế bài học vốn là khâu hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn, thậm chí trong nhiều trường hợp có ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên. Vì vậy mà đổi mới thiết kế bài học Địa lí là hết sức cần thiết. 1.2. Cơ sở thực tiễn Với phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát và thu thập, phân tích tài liệu của một số giáo viên đang công tác tại trường THPT Kim Sơn B - Ninh Bình, tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu tình hình giảng dạy nói chung và việc thiết kế bài học Địa lí lớp 11 nói riêng. 1.2.1. Về thiết kế bài học Địa lí lớp 11 2 Một thực tế hiện nay là đa số giáo viên vẫn thường thiết kế bài học Địa lí theo kiểu “lấy giáo viên làm trung tâm”. Tuy nhiên, cũng có một số giáo viên đã có thiết kế bài học theo xu hướng đổi mới. Chẳng hạn như trong bản thiết kế bài học, giáo viên đã giảm bớt những hoạt động của giáo viên và tăng cường thêm các hoạt động của học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên đã biết sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện dạy học để giúp học sinh khai thác tri thức một cách tích cực nhất. 1.2.2. Về phương pháp trình bày bài giảng Thực tế giảng dạy cho thấy đa phần giáo viên vẫn trình bày bài giảng theo hướng giáo viên giảng là chủ yếu, học sinh lắng nghe và ghi chép. Số giáo viên trình bày theo kiểu phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh không nhiều. Thực trạng như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó cần nhấn mạnh một số nguyên nhân chính như: trước hết xuất phát từ phía học sinh. Hiện nay đa số học sinh chưa tích cực trong việc học tập Địa lí, nhiều em vẫn cho rằng Địa lí là môn học phụ. Điều này đã khiến cho nhiều giáo viên chưa thực sự mạnh dạn, nhiệt tình trong việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí nói chung và thiết kế bài học Địa lí nói riêng. Đồng thời cũng chưa chủ động trong việc đầu tư công sức, thời gian tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí. 1.2.3. Tình hình học tập môn Địa lí lớp 11 của học sinh Theo điều tra hiện nay, đa số học sinh chưa thực sự chủ động trong học tập môn Địa lí. Trong các giờ học trên lớp học sinh chưa tham gia tích cực xây dựng bài. Vấn đề tự học, tự tham khảo tìm kiếm thêm tài liệu để bố sung kiến thức còn rất hạn chế. Từ thực trạng dạy học trên, để có thể nâng cao chất lượng dạy học thì cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học Địa lí đồng thời đặc biệt chú ý tới việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí nhằm đem lại hiệu quả học tập tốt nhất. 2. Thiết kế bài học Địa lí theo công thức GIPO 2.1. GIPO là gì? GIPO là chữ viết tắt của 4 chữ cái đứng dầu các từ tiếng Anh : G: GOAL là mục tiêu I: INPUT là các nguyên liệu đầu vào P: PROCESS - quy trình tương tác giữa thầy - trò, trò - trò để đạt được mục tiêu. O: OUPUT là đầu ra: sản phẩm cuối cùng 2.2. Quy trình thiết kế bài học Địa lí theo công thức GIPO Trước hết cần xác định được một cách chính xác và đầy đủ mục tiêu của bài học. Mục tiêu cho bài học không nêu chung chung mà phải được xác định chính xác, cụ thể, mục tiêu có thể đo lượng được và có tính khả thi. Đây là một khâu khởi đầu khá quan trọng trong việc thiết kế bài học Địa lí, vì nó chi phối các hoạt động dạy học sau cũng như sản phẩm cuối cùng mà học sinh cần đạt được là gì. Thứ hai, cần phải xác định chính xác và đầy đủ các nguyên liệu đầu vào cần 3 thiết cho một bài học cũng như cho từng hoạt động cụ thể. Nguyên liệu đầu vào đó gồm : trình độ nhận thức của học sinh, các phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học... Đặc biệt cần xem bài tập nhận thức là một công cụ quan trọng để giáo viên tổ chức cho học sinh tích cực độc lập nhận thức. Thứ ba, xác định rõ các quy trình của mỗi hoạt động dạy học cần phải diễn ra để đạt được mục tiêu. Đây là bước chủ chốt có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của bản thiết kế. Cuối cùng, cần xác định rõ sản phẩm mà các hoạt động cần phải đạt được. Cũng như đối với xác định mục tiêu, việc xác định rõ các sản phẩm cũng cẫn phải cụ thể, chính xác và đặc biệt phải phù hợp với trình độ của học sinh. 2.3. Điều kiện để thiết kế và thực hiện bài học được thiết kế theo công thức GIPO Thiết kế bài học theo công thức GIPO là một kiểu thiết kế khó. Vì vậy, để thành công trong việc thiết kế và thực hiện bài học được thiết kế theo công thức GIPO đòi hỏi một số điều kiện khắt khe về nguời giáo viên, học sinh cũng như các phương tiện, thiết bị dạy học, trong đó quan trọng nhất là người giáo viên. Yêu cầu đầu tiên đối với người giáo viên là phải hiểu được cơ bản, cần thiết về quan niệm đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới thiết kế bài học nói riêng. Người giáo viên phải trang bị cho mình một hệ thống kiến thức lý thuyết về đổi mới thiết kế bài học theo công thức GIPO. Ngoài ra, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế và thực hiện bài học được thiết kế theo công thức GIPO. Trình độ học sinh và các điều kiện về phương tiện thiết bị dạy học cũng có ảnh hưởng đến việc thành công hay thất bại của việc thực hiện bài học được thiết kế theo công thức GIPO. 3. Thiết kế một số bài học Địa lí lớp 11 THPT nâng cao theo công thức GIPO 3.1. Chương trình Địa lí lớp 11 Chương trình Địa lí lớp 11 gồm có hai mảng nội dung chính : Phần A : Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới. Phần này đề cập đến những đặc điểm cơ bản của thế giới hiện đại trên phạm vi toàn cầu và ở một số khu vực. Mục đích của phần này là nhằm khắc họa bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội thế giới hiện đại, giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về nền kinh tế xã hội thế giới. Phần B : Địa lí khu vực và quốc gia. Phần này đề cập đến Địa lí kinh tế - xã hội của một số quốc gia và khu vực tiêu biểu trên thế giới. Ngoài các bài lí thuyết, chương trình Địa lí lớp 11 nâng cao còn có các bài thực hành nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng Địa lí như : vẽ biểu đồ, lược đồ... Thêm vào đó, hệ thống phương tiện dạy học phong phú như hệ thống bản đồ, biểu đồ và các bảng số liệu. Tất cả những yếu tố đó cho phép giáo viên dễ dàng lựa chọn các phương pháp dạy học để thiết kế bài học theo quan điểm công nghệ dạy học nói chung và thiết kế bài học theo công thức GIPO nói riêng. 3.2. Thiết kế một số bài học cụ thể trong chương trình Địa lí lớp 11 nâng cao theo công thức 4 GIPO Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài học theo công thức GIPO, cũng như các quy trình để thiết kế một bài học Địa lí theo công thức GIPO, tôi tiến hành thiết kế hai bài học cụ thể trong chương trình Địa lí lớp 11 nâng cao để minh họa cụ thể, đó là : Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước. Bài 12 : Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 1 : Tự nhiên, dân cư và xã hội KẾT LUẬN Thế giới đang ngày càng biến đổi mạnh mẽ, tri thức của nhân loại ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Một đất nước muốn phát triển thì sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải được đặt lên hàng đầu để tạo ra những con người đủ tài, đủ trí để phục vụ đất nước. Giáo dục và đào tạo muốn phát triển thì chất lượng giảng dạy trong nhà trường là một nội dung cần quan tâm đổi mới trước tiên. Để nâng cao chất lượng giảng dạy thì đòi hỏi người thầy cần phải đổi mới quan niệm dạy học nói chung và đổi mới thiết kế bài học nói riêng. Tuy nhiên, đây là một việc làm không mấy dễ dàng. Vì vậy, “Thiết kế bài học theo công thức GIPO phục vụ giảng dạy Địa lí lớp 11 -THPT nâng cao” nhằm tạo ra một mẫu thiết kế khoa học, dễ hiểu và đáp ứng phần nào được yêu cầu của giáo viên hiện nay là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn sâu sắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, 2007. Lí luận dạy học Địa lí. Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Nguyễn Trọng Phúc, 2008. Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. [3] Phạm Thị Sen (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Anh, Ngô Minh Thanh, 2007. Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí 11, NXB Giáo dục. [4] Phạm Thị Sen, Phan Văn Phú, Minh Hồng, Nguyễn Thị Kim Liên, Phạm Thị Bình, 2007. Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục. [5] Trần Đức Tuấn, 2007. Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11, NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfThiet ke bai hoc Dia li theo cong thuc GIPO.pdf
Giáo án liên quan