Đề tài Sử dụng mind map (bản đồ tư duy) nhằm phát triển tư duy địa lí cho học sinh lớp 11 (chương trình cơ bản)

Toàn cầu hóa đang là xu thế phổ biến trên thế giớihiện nay, cùng với nó là

cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm cho lượng thông tin bùng nổ mạnh mẽ,

nhân loại khám phá ra nhiều tri thức mới, đồng thờithế hệ sau càng phải ghi nhớ

nhiều hơn lượng tri thức tích lũy. Tuy nhiên, việc ghi nhớ tri thức hiện nay đối

với học sinh các cấp học đang trở nên nặng nề, học sinh phải ghi nhớ rất nhiều

loại kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Điều đó khiến cho học sinh cảm

thấy chán nản và áp lực với công việc học tập. Thựctế cho thấy, dạy học Địa lí ở

nhiều trường THPT vẫn chưa thực sự giúp cho học sinh phát triển tư duy khi học

Địa lý, vẫn là những cách ghi nhớ máy móc, nội dungdạy mang tính hàn lâm,

thiên về những kiến thức lý thuyết, mô tả, trình bày.

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng mind map (bản đồ tư duy) nhằm phát triển tư duy địa lí cho học sinh lớp 11 (chương trình cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa mỗi học sinh. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển tư duy Địa lý cho học sinh THPT 1.1. Cơ sở lí luận Tư duy là khâu cơ bản của quá trình nhận thức của học sinh. Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lí con người. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau. Có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận thức lí tính (tư duy, tưởng tượng). Theo Secđacôp: “Tư duy là sự nhận thức khái quát hóa gián tiếp các sự vật, hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật, hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được”. Đối với mỗi môn học tư duy đều có những đặc điểm riêng. Đối với môn Địa lý, theo N.N. Baranxki thì: khái niệm tư duy địa lý bao hàm chủ yếu hai dấu hiệu là: tư duy gắn liền với lãnh thổ và tư duy liên hệ tổng hợp. Phát triển tư duy địa lý là quá trình giáo viên giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lý, các mối quan hệ, liên hệ tổng hợp giữa các Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 323 sự vật, hiện tượng địa lý thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các dụng cụ trực quan.. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 11: Ở lứa tuổi này, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức của học sinh: tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Các em cũng có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển…Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được các mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội…. 1.2. Cơ sở thực tiễn Việc phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học môn Địa lý hiện nay đã được thực hiện ở nhiều trường học, cấp học nhưng ở mỗi nơi, mỗi đối tượng học sinh lại thu được những kết quả khác nhau. Có nhiều trường đã bước đầu hình thành thói quen tư duy cho học sinh, giúp cho học sinh có cách nhìn khác về sự hấp dẫn của môn Địa lý. Tuy nhiên, đại bộ phận các trường vẫn chưa thực sự giúp cho học sinh phát triển tư duy khi học Địa lý, vẫn là những cách ghi nhớ máy móc, vẫn là những kiến thức lý thuyết quá tải, khiến học sinh cảm thấy môn Địa lý là một môn lý thuyết, không cần phải tư duy vẫn có thể nhớ và biết về các đối tượng địa lý. Hiện nay, một số phương pháp đã được áp dụng để phát triển tư duy địa lý cho học sinh như phương pháp sử dụng bản đồ tư duy (Mindmap), phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan… Mỗi phương pháp có hiệu quả và hạn chế nhất định trong việc phát triển tư duy cho học sinh. Nội dung chương trình Địa lý lớp 11 (chương trình cơ bản) gồm: khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí khu vực và quốc gia. Hệ thống phương tiện dạy học phong phú như hệ thống bản đồ, biểu đồ và các bảng số liệu, cho phép giáo viên dễ dàng lựa chọn các phương pháp dạy học để sử dụng trong quá trình giảng dạy. Trong đó, phải kể đến là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy, sẽ giúp học sinh có khả năng bao quát tốt hơn đối với các vấn đề kinh tế - xã hội của thế giới, của các khu vực và từng quốc gia. Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 324 2. Sử dụng Mindmap (Bản đồ tư duy) trong dạy học theo hướng phát triển tư duy Địa lý cho học sinh THPT 2.1. Nguồn gốc và khái niệm về Bản đồ tư duy Những năm 70 của thế kỉ XX, Tony Buzan đã đưa ra mô hình và phổ biến rộng rãi phương pháp sơ đồ tư duy (mind mapping). Đây là phương pháp được sử dụng để ghi chú và trình bày thông tin dưới dạng sơ đồ. Sau đó, Nancy Margulies đã phát triển công cụ này (hiện nay vẫn được các nhà khoa học cải tiến), đồng thời kết hợp nó với những thành quả đạt được trong các ngành khoa học nhận thức, phương pháp hệ thống, ngành đồ họa và nhân học. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy được chính thức nghiên cứu từ thập niên 70 và đã nhanh chóng phổ biến trên thế giới. Hiện nay hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng bản đồ tư duy, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Bản đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo. Theo Tony Buzan, “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”. Nghĩa của cụm từ Bản đồ tư duy không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà Bản đồ tư duy được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế Bản đồ tư duy theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng Bản đồ tư duy theo một cách riêng. Do đó, việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. 2.2. Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy và học 2.2.1. Cách xây dựng Bản đồ tư duy Theo tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên Bản đồ tư duy: dùng từ khóa và ý chính, viết cụm từ, không viết thành câu, dùng các từ viết tắt, có tiêu đề, đánh số các ý, liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 325 màu sắc, ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng, sử dụng màu sắc để ghi. Khi lập BĐTD, giáo viên và học sinh có thể thực hiện theo các thao tác sau: - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. 2.2.2. Sử dụng Bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong các bước lên lớp, tùy vào yêu cầu nội dung bài học và trình độ của học sinh: - Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ - Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc giảng bài mới - Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức - Sử dụng Bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà 2.2.3. Hướng dẫn học sinh xây dựng Bản đồ tư duy - Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “bản đồ” cùng với dẫn dắt của GV để các em làm quen. - Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. - Hướng cho HS có thói quen tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. - Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”... các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong. - Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy 3. Thiết kế một số giáo án Địa lý 11 (chương trình cơ bản) - THPT có áp dụng phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy Giáo án được thiết kế cho Bài 9: Kinh tế Nhật Bản (tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) và Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội) Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 326 4. Thực nghiệm Hai tác giả đã sử dụng hai giáo án trên để giảng dạy cho các lớp học chương trình cơ bản môn Địa lý tại hai trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) và THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) . KẾT LUẬN Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí đang là phương pháp được đánh giá cao trong việc phát triển tư duy Địa lí cho học sinh. Phương pháp này không những cung cấp cho học sinh lượng tri thức tiếp cận cần thiết mà còn hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng và kĩ xảo nhạy bén. Tuy nhiên, hiên nay, việc ứng dụng phương pháp này chưa phổ biến rộng rãi và chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Để đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi người sử dụng phương pháp này phải vững vàng trong chuyên môn và vững vàng trong việc sử dụng các kĩ năng sư phạm cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy. Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tăng cường hoạt động học tập của HS. Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH, 2009. [2]. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn. Phương pháp dạy học Địa lí. NXB Giáo Dục, 1996. [3]. Lê Đức Hải. Phát triển tư duy học sinh trong quá trình giảng dạy Địa lí kinh tế. NXB Giáo dục, 1983. [4].Tony Buzan. Bản đồ Tư duy trong công việc. NXB Lao động xã hội.

File đính kèm:

  • pdfSu dung MindMap Ban do tu duy nham phat trien tu duydia li cho hoc sinh lop 11.pdf
Giáo án liên quan