Giáo án Địa 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 1 tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Bài 9: NHẬT BẢN

 Diện tích: 378 nghìn km2 Dân số: 127,4 triệu người(2010) TĐ: Tô-ki-ô

 Tiết 1- TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

*Chuẩn:

1. Kiến thức:

- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế.

- Trình bày và giải thích được tình hình KT Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

2. Kĩ năng :

- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.

- Nhận xét các số liệu, tư liệu.

3. Thái độ: Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.

*Nâng cao: Biết được vì sao Nhật Bản có điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ.

*Các mục tiêu khác

1.GDSDTK và HQNL:

a.Địa chỉ: - Mục I: Điều kiện tự nhiên

- Mục III: Tình hình phát triển kinh tế

b. Nội dung :

- Kiến thức

+ Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên NL .

+ Nhật Bản là một cường quốc kinh tế sử dụng khối lượng lớn nguồn NL

+ Nhật Bản luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nhất là năng lượng.

+ Hiện nay, Nhật Bản đang nghiên cứu để đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới thay nguyên liệu hoá thạch.

- Kĩ năng

+ Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên – nguồn tài nguyên NL của Nhật Bản.

- Thái độ:Có ý thức học tập người Nhật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 58116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 1 tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Nhật Bản là một cường quốc kinh tế sử dụng khối lượng lớn nguồn NL + Nhật Bản luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nhất là năng lượng. + Hiện nay, Nhật Bản đang nghiên cứu để đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới thay nguyên liệu hoá thạch. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Nhật Bản Hình thức: cả lớp Thời gian 10 phút Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng. Tư liệu: SGK Tiến trình tổ chức: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu 9.1 rút ra nhận xét về quy mô, cơ cấu dân số Nhật Bản. Bước 2: HS nhận xét, GV chuẩn kiến thức và nêu câu hỏi: Dân cư Nhật Bản có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế? Bước 3: HS trả lời, các HS khác bổ sung. Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức và GV kể câu chuyện về tính cần cù, ham học hỏi, thích ứng với KHKT mới của người dân NB III. DÂN CƯ: - Là nước đông dân đứng thứ 8 trên thế giới. - Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần (Năm 2005 đạt 0,1%) - Tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. - Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục. *Kết luận: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên gây khó khăn cho đất nước thiếu lực lượng trẻ trong tương lai. Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản Hình thức: cả lớp Thời gian 10 phút Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng. Tư liệu: SGK Tiến trình tổ chức: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV nêu một số dẫn chứng nền kinh tế Nhật bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh. Sau đó GV yêu cầu HS: - Dựa vào bảng 9.2 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật thời kì 1950 – 1973? - Giải thích nguyên nhân? Bước 2: HS nhận xét và giải thích nguyên nhân về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Bước 3: GV kết luận và chuẩn kiến thức. Sau đó GV yêu cầu yêu cầu HS dựa vào bảng 9.3 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật thời kì 1990 – 2005? Bước 4: HS nhận xét các HS khác bổ sung. Bước 5: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai: Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. 2. Giai đoạn từ 1950 - 1973: - Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và phát triển nhảy vọt (1955 - 1973) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (>10%) *Nguyên nhân: - Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới. - Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. 3. Giai đoạn từ 1973 -2005: -Tốc độ phát triển KTgiảm xuống và không ổn định. - Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và tài chính thế giới. - Năm 2005 quy mô nền kinh tế của Nhật Bản lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kì). IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC. (Thời gian 5 phút) Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học   Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng; -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày-phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) *Đối với HS trung bình: Câu 1:Phân tích những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế ? Câu 2:Đặc điểm dân cư. Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hoá?  Câu3:Tình hình phát triển KT&nguyên nhân làm cho nền ktế NB phát triển trong giai đoạn 1955-1973 là gí? *Đối với HS khá giỏi Câu 4: Vì sao dân cư Nhật Bản tập trung đông ở vùng ven biển?  Câu 5: Đặc diểm của người lao động có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội NB? Câu 6: Tại sao từ sau năm 1973 nền kinh tế Nhật lại luôn phát triển không ổn định. Bước 3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập, cách trình bày bài kiểm tra Câu 1: * Vị trí địa lý: + Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, thuận lợi cho việc giao lưu KTế với bên ngoài bằng đường biển và phát triển du lịch biển.  +Phia tây là biển Nhật Bản, phía đông là TBD thuận lợi phát triển KT biển.+Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, giàu tài nguyên và đông dân, thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu và buôn bán, trao đổi hàng hóa.  * Điều kiện tự nhiên:  -Địa hình:+ Đường bờ biển dài (khoảng 29750 km) bị chia cắt bởi nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ; tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. + Địa hình chủ yếu đồi núi với nhiều cảnh đẹp, suối khoáng nóng là điều kiện phát triển du lịch.  + Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ  -Khí hậu+ Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, lượng mưa lớn. Phía bắc: khí hậu ôn đới, phía nam: khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.  - Sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc có giá trị thủy điện.  -Tài nguyên + Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tự nhiên lớn là điều kiện phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. +Khoáng sản: than đá không nhiều, đồng..trữ lượng ko đáng kể. b/ Khó khăn:  + Nằm ở đông Á, giữa TBD, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ cách xa đại lục khó khăn trong việc giao lưu đường bộ với các nước và các bộ phận của lãnh thổ.  + Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho ngành công nghiệp nặng.  + Địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm ¾ diện tích) giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.  + Sông nhỏ, ngắn, dốc nên lượng nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt còn thiếu. +Đồng bằng ít, đất nông nghiệp hạn chế nên thiếu đất trồng trọt. +Thiên tai: nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt.Vị trí nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên hay có động đất, núi lửa, sóng thần, gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất.   Câu 2: a/Đặc điểm: -Là nước đông dân. -Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp chỉ còn 0,1% vào năm 2005 và đang giảm dần, tuổi thọTB cao.  -Đặc biệt, dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 ( chỉ còn 117 triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay).  -Dân số đang già đi +Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm nhanh chóng.( năm 1970: 23,9%, năm 2005: 13,9%)  +Tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh chóng.(1970: 7,1%, 2005: 19,2%, dự báo năm 2025: 28,2%) -Phân bố; mật độ cao,phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển.Tỉ lệ dân thành thị cao với nhiều siêu thị lớn. - Người LĐ cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục. b/Tác động: àƯu điểm:Trẻ em ít dễ đào tạo ra nguồn nhân lực tốt trong tương lai, những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn trong công việc, LĐ cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. àNhược điểm:Tỉ lệ người già ngày càng tăng, điều này tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu, ytế,…. Nhóm dưới tuổi lao động giảm nên thiếu lực lượng LĐ trong tương lai dẫn tới phải mướn lao động nước ngoài mặt khác người già khó khăn trong việc tiếp thu những cái mới và bảo thủ Câu 3: a.Tình hình :Nhanh chóng khôi phục nền Kt suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh (1952) và pt cao độ(1955-1973) -Tốc độ tăng trưởng cao, trở thành cường quốc lớn trên TG. b.Do NB đã thực hiện các chính sách như: Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. Tập trung cao độ và phát triển các nghành then chôt, có trọng điểm theo từng giai đoạn Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng, vừa phát triến các xí nghiệp lớn vừa duy trì cơ sở sản xuất nhỏ thủ công 2.Giai đoạn 1973-2005 -1973-1974 và 1979-1980 tốc độ giảm(1980:2,6%)lí do: khủng hoảng dầu mỏ -1986-1990: tăng lên đến 5,3% do điều chỉnh chiến lược pt KT. -Từ 1991 tốc độ chậm lại. -NB đứng thứ 2 TG về KTế, khoa học-kĩ thuật và tài chính Câu 4: Dân cư Nhật Bản tập trung đông ở vùng ven biển vì nơi đây tập trung các thành phố lớn với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, biển có nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ở khu vực Đông Nam Á  Câu 5: * Người NB cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục. Các đặc tính quý báu của người dân Nhật Bản đã trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, đã đưa nền kinh tế nước này phát triển theo hướng sử dụng triệt để các đặc tính đó đưa Nhật Bản vươn lên trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Bước 4 : Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong khu vực ĐNA . Liên kết cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để cạnh tranh với các lớp khác. Bước 5 : rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra. V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút) - Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần củng cố. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn - Về nhà trả lời các câu hỏi SGK và - Đọc trước bài Nhật Bản tiết 2. -Sưu tầm tư liệu về KT Nhật Bản. VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút) -HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. - GV đánh giá HS: V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docGA Dia11Bai9Tiet1.doc
Giáo án liên quan