Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lí lớp 11-THPT (ban cơ bản)

Mục tiêu dạy và học địa lý trong nhà trường phổ thông những năm qua, bê n

cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế cơ bản về nội dung cơ bản về nội dung và

phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học chủ yếu l à phương pháp thuyết trình, giả ng

giải dùng lời là chính. Với những phương pháp này học sinh bị động tiếp thu lời của

giáo viên, sau đó ghi nhớ tái hiện kiến thức, còn giáo viên đóng vai trò chủ động tru yền

đạt tri thức cho học sinh. Do vậy những phương pháp này không phát huy được tính tíc h

cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vì thế đổi mới phương pháp dạy học là một yêu

cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Xuất phát từ yêu cầucấp t hiết

của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cùng với sự nhận thấy t ính

ưu việt của phương pháp thảo luận em chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp thảo luậ n

trong giảng dạy Địa lý 11-THPT

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lí lớp 11-THPT (ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11-THPT (BAN CƠ BẢN) Sinh viên thực hiện: Trần Thị Cúc, K56TN Giáo viên hướng dẫn: ThS Đoàn Thị Thanh Phương ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu dạy và học địa lý trong nhà trường phổ thông những năm qua, bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế cơ bản về nội dung cơ bản về nội dung và phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giảng giải…dùng lời là chính. Với những phương pháp này học sinh bị động tiếp thu lời của giáo viên, sau đó ghi nhớ tái hiện kiến thức, còn giáo viên đóng vai trò chủ động truyền đạt tri thức cho học sinh. Do vậy những phương pháp này không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vì thế đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cùng với sự nhận thấy tính ưu việt của phương pháp thảo luận em chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy Địa lý 11-THPT”. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy Địa lý lớp 11 - THPT 1.1. Cơ sở lý luận Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới các phương pháp đào tạo giáo viên và việc dạy học trong trường phổ thông. Thực hiện dạy và học sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Sự lựa chọn một phương pháp hay hoạt động cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố (điều kiện vật chất của nhà trường và lớp học, tuỳ thuộc vào nội dung, mục tiêu cần đạt được và tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh để áp dụng cho phù hợp). Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học và được phân ra làm hai nhóm chính: phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm và phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp thảo luận nằm trong hệ thống các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Thảo luận là trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng như giữa những người học với nhau. Phương pháp thảo luận thích hợp với các học sinh lớn tuổi trong các lớp cuối cấp ở trường phổ thông. Thảo luận trong lớp, học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau hoặc cân nhắc những ý kiến đã trình bày, học sinh có thể chấp nhận hay phản bác các ý kiến của người khác nêu ra, điều này phụ thuộc vào vần đề có liên quan như thế nào đến ý kiến cá nhân. 1.2. Cơ sở thực tiễn Dạy học Địa lý ở trường THPT đang đứng trước những thách thức to lớn. Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Sự “bùng nổ thông tin” đã khiến cho 2 kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Trong điều kiện đó nhà trường phải tạo ra những cơ hội để phát triển ở học sinh khả năng tìm kiếm thông tin, quản lý thông tin, kiến thức của mình. Thực tế dạy học của giáo viên Địa lí cho thấy phần lớn giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải là phổ biến và các phương tiện trực quan chỉ mang tính chất minh hoạ. Nhiều học sinh trong trong các trường THPT vẫn chưa thực sự hứng thú với môn Địa lí, vẫn chỉ dừng ở việc chăm chú nghe và ghi chép lại những gì thầy cô đã nói và về nhà học thuộc, các em coi môn Địa lí chỉ đơn thuần là môn xã hội và cần thuộc lòng là đủ. 2. Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 11-THPT 2.1. Vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 11 - THPT Chương trình Địa lí ở lớp 11 là sự tiếp nối những kiến thức đại cương về kinh tế - xã hội đã được học từ lớp 10. Những vấn đề xã hội được nghiên cứu cụ thể hơn, liên quan đến toàn thế giới và một số quốc gia có chế độ xã hội cũng như trình độ phát triển khác nhau. Chương trình Địa lí ở lớp 11 có nhiệm vụ cung cấp trang bị cho học sinh: những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới hiện nay, những hiểu biết về tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, đường lối phát triển của các quốc gia. Chương trình Địa lí lớp 11 gồm 2 phần chính: những vấn đề kinh tế - xã hội thời hiện đại, địa lí khu vực và quốc gia tiêu biểu. 2.2. Sử dụng phương pháp thảo luận dạy học Địa lí lớp 11-THPT Các bước tiến hành khi sử dụng phương pháp thảo luận: - Chuẩn bị nội dung thảo luận (nhiệm vụ của giáo viên là chọn đề tài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận). Những bài cho học sinh thảo luận thường là những bài không khó về nội dung, nhưng được nhiều người quan tâm, có nhiều cách giải quyết khác nhau, đặc biệt phải gần gũi với cuộc sống của học sinh, không nên chọn những vấn đề mà cách giải quyết đã rõ. Việc thảo luận trong trường hợp này sẽ biến thành cuộc tham gia minh hoạ, làm rõ thêm vấn đề. - Tiến hành thảo luận: giáo viên nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và thủ tục thảo luận, thông báo về thời gian thảo luận. Khi thảo luận giáo viên phải chú ý lắng nghe những ý kiến của học sinh để hiểu họ định nói gì. Nếu không sẽ rất khó nhớ để tổng kết các ý kiến thảo luận của học sinh. Nên ghi chép lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để phát hiện những mâu thuẫn, kịp thời nêu vấn đề cho học sinh tập trung giải quyết, tránh tình trạng thảo luận miên man ngoài lề. - Tổng kết thảo luận: cuối buổi thảo luận giáo viên phải: tổng kết những ý kiến, nêu lên một cách xúc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất. Đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc chung của nhóm, của cá nhân. Sử dụng phương pháp thảo luận phối hợp với các phương pháp khác: trong một tiết học (45 phút) mà chỉ sử dụng độc nhất phương pháp thảo luận thì dễ gây tình trạng: cháy giáo án (do phương pháp thảo luận mất nhiều thời gian), gây tình trạng không tập 3 trung, mất trật tự, tình trạng nhàm chán ở học sinh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả thảo luận. Do đó khi sử dụng phương pháp thảo luận giáo viên có thể kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm - Mục đích: khẳng định tính đúng đắn về nội dung phương pháp và ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp thảo luận vào việc giảng dạy địa lí kinh tế - xã hội lớp 11- THPT. - Yêu cầu: thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan và khoa học, thực nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, bài thực nghiệm phải thể hiện được nội dung đề tài đề ra. 3.2. Nội dung thực nghiệm Bài 1: Nhật Bản (tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế). Bài 2: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Tiết 1). 3.3. Tổ chức thực nghiệm Chọn trường thực nghiệm: trường được chọn thực nghiệm phải là trường có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt như: cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo, có tinh thần cao trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có phong trào đổi mới phương pháp dạy học sôi nổi, đồng bộ ở tất cả các môn học, các khối lớp. Do đó em chọn trường THPT Ngô Sỹ Liên ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang làm trường thực nghiệm. Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh 11A1 42 11A10 43 11A4 45 11A5 45 Kết quả thực nghiệm: Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Kết quả Số học sinh Phần trăm (%) Số học sinh Phần trăm(%) Giỏi (điểm 9-10) 17 19,6 15 17,1 Khá (điểm 7-8) 47 54,0 42 47,8 Trung bình (điểm 5-6) 21 24,2 26 29,5 Yếu(điểm <5) 2 2,2 5 5,6 Tổng 87 100% 88 100% KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết hiện nay trong nhà trường phổ thông. Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả. Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí lớp 11 sẽ góp phần đổi mới nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí trong nhà trường 4 phổ thông hiện nay. Khi sử dụng phương pháp thảo luận thì giáo viên cần chú ý linh hoạt trong việc phối hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Đặng Văn Đức, 1991. Lí luận dạy học địa lí. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 1993. Lí luận dạy học địa lí. NXB Giáo dục. [3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. [4] Nguyễn Trọng Phúc. Một số vấn đề dạy học địa lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí. NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfSu dung phuong phap thao luan trong day hoc Dia li11.pdf