Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu

“Giáo dục tiểu học là nền tảng giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng tình cản đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (theo điều 2 – Luật phổ cập giáo dục).

Bậc tiểu học là nền móng xây dựng lên lâu đài văn hoá cho mọi người. Cũng có thể coi bậc tiểu học là đường băng đầu tiên giúp thế hệ trẻ Việt Nam bay vào vũ trụ bao la của tri thức

doc34 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang đầu dòng. Ví dụ: Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng: - Ôi, đẹp quá ! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Như vậy, sau khi nắm được các chú ý như trên, giáo viên sẽ kết hợp biện pháp của kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu cuối câu để hướng dẫn học sinh làm các bài tập của kiểu bài yêu cầu điền nhiều loại dấu cuối câu. Các bài tập như sau: Bài tập 1: Trong mẩu chuyện sau có một số ô trống được đánh số thứ tự. Theo em, ở ô nào cần điền dấu chấm, ô nào điền dấu hai chấm ? 1 2 3 Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác – uyn vẫn không ngừng học . Có lần thầy cha còn mệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác – uyn hỏi “ Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác – uyn ôn đồn đáp “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Bài tập 2: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền bào từng ô trống trong truyện vui sau: Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con được điểm tốt à - Vâng Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long Nếu không bắt chước b ạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế. Mẹ ngạc nhiên: - Sao con nhìn bài của bạn - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà ! Bài tập 3: Điền dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào từng ô trống cho phù hợp: Em Tuấn hỏi chị: - Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ngoài sông không - Đúng rồi. - Chị em mình đi xem đi - Được thôi. Nhưng em đã học xong bài tập chưa - Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé Bài tập 4: Chọn dấu chấm, dấu hai chấm để điền vào mỗi ô trống dưới đây: Cuối cùng, gõ Kiến đến nhà Gà Bảo Gà Choai đi tìm Mặt trời, Gà Choai nói “ Đến mai bác ạ !” Bảo Gà, Gà mái mới vừa đẻ trứng xong, kêu lên “ Nhọc ! Nhọc lắm, nhọc lắm ! Mệt ! Mệt lắm, mệt lắm !” Bài tập 5: Điền dấu câu thích hợp (trong các dấu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm) vào từng ô trống trong đoạn sau: Gió xuân nhè nhẹ thổi, ánh mựt trời ấm áp toả sáng khắp vườn cây Bích Vân chợt hỏi ông “ Ông ơi Vì sao lá cây trong vườn đều có màu xanh hả ông ”. Ông đáp “ Trong vườn có hàng nghìn, hàng vạn nhà máy đang làm việc không ngừng”. Bích Vân nói chen vào: “ Sao cháu không nhìn thấy nhà máy nào cả ”. Ông ôn tồn giải thích: “ Những nhà máy đó được xây dựng trong lá cây gọi là chất diệp lục có thể chế biến nước và chất dinh dưỡng do rễ cây hút lên … thành thức ăn cho cây. Nhờ có chất diệp lục đó nên lá cây mới có màu xanh”. 3. Kiểu bài hỗn hợp: Điền dấu cuối câu và dấu trong câu. Sau khi học sinh thực hành riêng lẻ từng dấu cuối câu và dấu trong câu, học sinh sẽ được làm các bài tập trong câu. Do vậy, nội dung trọng tâm của kiểu bài hỗn hợp này là giúp học sinh phân biệt cách dùng các loại dấu câu và vận dụng chúng một cách tổng hợp và phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống? Tuấn lên bảy tuổi em rất hay hỏi một lần em hỏi bố: - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không , bố ? - Đúng đấy con ạ ! – Bố Tuấn đáp. - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao? Để giúp học sinh thực hiện dạng bài hỗn hợp này một cách tích cực, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như đã áp dụng trong kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu trong câu. Dưới đây là một số bài tập thuộc kiểu bài hỗn hợp này tôi đã sử dụng để hướng dẫn học sinh. Các bài tập như sau: Bài tập 1: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống cho phù hợp: Trần Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân trời vừa rạng sáng Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên một con ngựa trắng phau theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn giáo dài đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình. Bài tập 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Chép lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh vào vở ( Nhớ viết hoa đầu câu): Sáng mùng một, ngày đầu xuân em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại em chúc ông bà mạnh khoẻ và em cũng nhận lại những lời chúc tốt đẹp. ôi dễ thương biết bao khi mùa xuân tới ! Bài tập 3: Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau: Trong một trận chiến đấu thế cùng lực kiết Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc Giặc tìm mọi cách tra hỏi ông để dò tin tức vua Trần và tình hình quân ta Trước sau ông đều không nói. Biết ông là bậc anh hùng chẳng thể nào khuất phục được giặc đem giết ông Cảm phục cái chết dũng cảm của Trần Bình Trọng vua Trần thương khóc và truy phong ông tước vương. Bài tập 4: Đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí trong những câu văn sau: Trăng thanh gió mát bốn mùa nối nhau đi qua tháng hai thơm dịu hoa xoan tháng ba thoang thoảng hương nhãn tháng chạp ấm hương chuối đậy màu trứng cuốc bốn mùa cây gọi chim về. Bài tập 5: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào các ô trống trong đoạn văn sau: Bác tập leo núi. Sáng sớm Bác vẫn thường tập leo núi Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không Khi thì một hai đồng chí đi theo Bác Khi thì Bác tập một mình Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giầy cho khỏi đau chân Bác đáp: - Tôi tập leo núi chân không cho quen . Kết quả Sau khi hướng dẫn học sinh các biện pháp sử dụng “Dấu trong câu” và “ Dấu cuối câu”, qua các bài tập rèn luyện kĩ năng tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt về khả năng điền dấu câu. Các em đã biết vận dụng linh hoạt các biện pháp tôi đã hướng dẫn. Nhờ vậy mà bài làm của các em rất ít sai sót. Kết quả cụ thể bài kiểm tra sau khi tiến hành thực nghiệm như sau: Tôi ra cho các em bài tập in trên phiếu học tập. Bài tập như sau: Bài tập 1: (3 điểm): Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng. Bài tập 2: (4 điểm): Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và ghép lại đoạn văn (nhớ viết hoa chữ đầu câu). Chiều nắng tàn mát dịu, biển xanh veo màu mảnh chai đảo xa tím pha hồng những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát bọt sóng màu bưởi đào. Bài tập 3: (3 điểm): Điền dấu thích hợp vào mỗi ô trống: Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga rực rỡ Phía bên kia những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng hơi ngả về phía trước Tất cả đều mời mọc lên đường Sau khi học sinh làm xong tôi thu về chấm và thu được kết quả như sau: Trên trung bình Dưới trung bình SL % SL % Đầu năm 20 58,8 14 41,2 Sau khi thực nghiệm 34 100 0 0 Nhìn vào bảng trên tôi thấy thật đáng mừng. Tôi thấy các em làm bài tốt và không còn “ngại” học phân môn này nữa. Các em có hứng thú, tự tin hơn khi gặp các dạng bài điền dấu câu và làm bài đạt kết quả cao. c. Kết luận. I. Bài học kinh nghiệm. Để hướng dẫn học sinh biết sử dụng đúng “Dấu trong câu” và “Dấu cuối câu” là cả một quá trình dạy và học nghiêm túc, kiên trì của tôi và học sinh lớp 3A được chọn làm lớp thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng tôi rút ra bài học kinh nghiệm về các biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng đúng dấu câu là: * Một là: Giáo viên đặt những câu hỏi phù hợp để giúp học sinh phát hiện ra chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu. * Hai là: Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu. * Ba là: Tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi theo nhóm nhỏ để tự phát hiện ra chỗ cần đặt dấu trong câu. * Bốn là: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh. * Năm là: Sử dụng trò chơi tập trung. II. Điều kiện áp dụng kinh nghiệm. Với kinh nghiệm trên có thể áp dụng hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng cho tất cả các đối tượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi. Để áp dụng đầy đủ và triệt để những biện pháp như đã nêu ở trên có chất lượng cần rất nhiều điều kiện. Song điều kiện cơ bản là: 1. Với giáo viên: - Cần nắm vững vai trò và tầm quan trọng của dấu ở trong câu. - Lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chu đáo trước khi lên lớp. - Khéo léo, linh hoạt khai thác khả năng nhận diện dấu câu của học sinh. - Luôn có ý thức tìm tòi, phát huy sáng kiến, cải tiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học. 2. Với học sinh. Cần phải kiên trì nghiêm túc, nhiệt tình say mê học. Có niềm tin vào khả năng nhận biết về dấu câu của bản thân mình. Kết hợp hài hoà hai điều kiện về người dạy và người học thì chất lượng các bài tập về dấu câu sẽ được nâng cao hơn nhiều. III. Đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu. Để không ngừng nâng cao chất lượng bài tập về dấu câu cho học sinh, khi các em đã có kĩ năng thì việc nhận biết vị trí của dấu câu sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Là một giáo viên trực tiếp hướng dẫn các em làm bài tập, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm để hướng dẫn và rèn kĩ năng cho học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm có được là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi thực tiễn giảng dạy, qua một số tài liệu, sách tham khảo và qua học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp. Để cải tiến phương pháp dạy về cách sử dụng dấu câu nói riêng và phân môn Luyện từ và câu nói chung, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Nhà trường và Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy Luyện từ và câu qua các buổi hội thảo, qua các tiết dạy mẫu chất lượng cao… - Kiến nghị và liên hệ với cấp trên để phát hành các tài liệu tham khảo về phân môn này cho giáo viên nghiên cứu. Trên đây tôi đã trình bày kinh nghiệm: “Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho hoc sinh lớp 3”. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hoàng Hoa Thám, ngày 21 tháng 01 năm 2009. Người viết Vũ Anh Dũng Mục lục STT Tên mục Trang 1. A. Đặt vấn đề 1 2. B. Giải quyết vấn đề 3 I. Những vấn đề cần giải quyết. 3 II. Các biện pháp giải quyết. 4 3. C. Kết luận. 2 I. Bài học kinh nghiệm 29 II. Điều kiện áp dụng kinh nghiệm 30 III. Đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu. 30

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem khoi 2,3.doc