Đề tài Phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán về số thập phân ở lớp 5

Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay giáo dục được coi là Quốc sách hàng đầu. Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là việc làm cần thiết của mỗi người thầy vì nhân tài là nguyên khí của đất nước. Chính vì ý nghĩa đó mà hàng năm chúng ta thường tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi các cấp và việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm thường xuyên và liên tục trong mỗi nhà trường.

-Năm học: 2006 – 2007 là năm học đầu tiên thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phong trào “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán về số thập phân ở lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện. * Phương pháp nghiên cứu và thực tiễn + Điều tra tra thực trạng dạy và học đối với học sinh lớp 5 đặc biệt đói với học sinh giỏi khi dạy Giải các dạng toán về số thập phân + Dự giờ để thấy được thực trạng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh + Phát vấn giáo viên về tình trạng học tập của học sinh và kinh nghiệm của giáo viên. * Phương pháp kiểm nghiệm sư phạm + áp dụng dạy ở lớp 5B và 5 A + Dạy + Ra đề khảo sát + Phân tích tổng hợp kết quả Chương IV.Đặc điểm tình hình của trường tiẻu học Sơn Đông a/ Thuận lợi: - Sơn Đông là một xã có truyền thống hiếu học từ xưa với nhiều tiến sĩ Học sinh Sơn Đông có ý thức học tập . Phụ huynh quan tâm đến học sinh Giáo viên trẻ có trình độ, có nhiệt tình giảng dạy. Nhà trương có chiến lược phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đối với tất cả các khối lớp đối với tất cả các giáo viên và có chế độ khen thưởng hợp lí nhăm khuyến khích giáo viên dạy. b/ Khó khăn : + Một số học sinh có tố chất rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc vận động các em đi học còn rất khó khăn do bố mẹ phải đi làm ăn xa chưa quan tâm đến con em mình + Một số học sinh có tố chất nhưng chưa chăm học B. ứng dụng vào công tác giảng dạy Một số kinh nghiệm: 1.1: Trong thực tế nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 đối với các em việc năm chắc các kiến thức cơ bản như: Nhân chia nhẩm và một số kiến thức về tính chất của số thập phân. Từ đó đưa về các dạng toán cơ bản và các phương pháp giải các dạng toán có trong chương trình là vấn đề then chốt để từ đó các em có thể giải cá bài toán về Số thập phân. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào cũng có thể đưa ngay bài toán về dạng toán cơ bản ngay để giải mà yêu cầu người học phải biết phân tích ccá dữ kiện của bài toán để từ đó đưa về dạng toán cơ bản. 1.2: Các dạng toán về Số thập phân thường gặp là: + Dạng 1: Tính nhanh và so sánh. + Dạng 2: Các bài toán về tìm số + Dạng 3: Thêm hoặc bớt vào tổng hoặc hiệu của hai số + Dạng 4: Dịch chuyển dấu phảy của một số sang phải hoặc sang trái một số chữ số. + Dạng 5: Các dạng toán điển hình. ở mỗi dạng GV cần hướng dẫn HS cụ thể cách học và cách vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt và cụ thể nhất. Khi dạy các em đến phần toán về Số thập phân, giáo viên nên hướng các em về một trong các dạng bài tập ở trên từ đó đưa về dạng toán cơ bản để giải. 1.3: Phương pháp hướng dẫn học sinh mỗi dạng toán cơ bản: Bước 1: Đọc kĩ đầu bài Bước 2: Phân tích các dữ kiện của đầu bài Bước 3: Xác định dạng toán cơ bản - Đây là bước then chốt để giải bài toán Bước 4:Xác lập mối quan hệ giữa các đại lượng để tìm lời giải. Bước 5: Trình bày lời giải. Các dạng toán cụ thể được thực hiện trong đề tài này Dạng 1: Tính nhanh và so sánh Bài tập 1: Hãy so sánh: A = 1,991 x 199,5 với B = 19,93 x 19,93 HD: -Chuyển về so sánh dưới dạngâôs tự nhiên. -Phân tích và so sánh. Chẳng hạn: Nhân cả hai vế của A với 1000. Ta có A x 1000 = 1991 x1995 Nhân cả hai vé của B với 1000. Ta có: B x 1000 = 1993 x1993. Phân tích: 1991 x 1995 = 1991 x (1993 +2 ) = 1991 x 1993 + 1991 x 2 1993 x 1993 = 1993 x ( 1991 +2 ) = 1993 x 1991 + 1993 x 2 Vì 1991 x 2 < 1993 x 2 nên 1991 x 1993 + 1991 x 2 < 1993 x 1991 + 1993 x 2 hay A x 1000 < B x 1000. Vậy A < B. Bài tập 2: Tính nhanh: A = Hướng dẫn : ở bài toán này học sinh cần phải biết vận dụng một cáh linh hoạt các quytắc nhân chia nhẩm đói với số thập phân. Chẳng hạn : Giải TS = 12,48 x 2 x 6,25 x 4 x 2 = 3,12 x 4 x 1,25 x 5 x 2 x 2 x4 MS = 2 x 3,12 x 1,25 x 4 x10 = 3,12 x 4 x 12,5 x 2 x10 = Lưu ý : ở dạng toán này học sinh cần nắm chacứ các quy tắc nhân, chia nhẩm với 0,5; 0,2; …. Dạng 2 Cùng thêm hoặc bớt vào tổng hoặc hiệu của hai số. Bài toán 1: Cho hai số thập phân 14,78 và 2,87. Hãy tìm số A sao cho thêm A vào số nhỏ và bớt A ở số lớn, ta được hai số có tỉ số là 4. Hướng dẫn: Với loại bài toán này cần hướng dẫn học sinh cụ thể. Ngoài việc HScần phải nắm chắc các tính chât sthêm hoặc bớt vào tổng hoặc hiệu của hai số . Thì HS cần phải nắm được các trường hợp xảy ra khi thêm hoặc bớt . Chẳng hạn khi bớt ở số nhỏ và thêm vào số lớn thì chỉ xảy ra một trường hợp, nhưng nếu bớt ở số lớn và thêm vào số nhỏ cùng một số thì có thể sẽ xảy ra hai trường hợp. Giải bài toán: Tổng hai số đã cho là: 14,78 + 2,87 = 17,65 Khi thêm vào số bé A và bớt A ở số lớn thì tổng luôn không đổi sẽ xảy ra hai trường hợp: +Trường hợp 1: Số lớn khi bớt bằng 4 lần số bé. Vậy Số bé thêm A là: 17,64 : (4 +1 ) = 3,53 Số A cần tìm là: 3,53 – 2,87 = 0,66. +Trường hợp 2: Số lớn khi bớt A là số bé. Vậy Số lớn bớt A là: 17,64 : (4 +1 ) = 3,53 Số A = 14,78 – 3, 53 = 11,25. Đáp số : a/ 0,66; b/ 11,25 Bài toán 2: Cho hai số thập phân 15,19 và 4,65. Hãy tìm số A để khi cùng thêm và mỗi số đã cho thì ta được hai số có tỉ số là 3. Hướng dẫn: ở bài toán này yêu cầu học sinh phải nắm vững tính chất “ Khi cùng thêm hoặc cùng bớt ở cả hai số đi cùng một số thì hiệu hai số luôn không đổi” Lưu ý với dạng bài toán này thì chỉ có một trường hợp. từ đó HS có thể giải bài toán mọt cách dễ dàng hơn. Dạng 3: Dịch chuyển dấu phảy của một số sang phải hoặc sang trái một hoặc hai.. chữ số. Hướng dẫn cụ thể: ở dạng toán này các em phảinắm được tính chất “Tăng hay giảm của một số nếu ta chuyển dấu phảy của số đó sang phải hoặc sang trái” Bài toán1: Hai số thập phân có tổng là 15,83. Nếu dời dấu phảy của số bé sang trái một hàng, rồi lấy hiệu của hai số đó ta được 37,07. HD: Khi dời dấu phảy của một số thập phân sang trái một chữ số thì số đó giảm đi 10 lần. Ta nhận thấy (55,22 – 37,07) chính là 11 lần 1/10 của số bé. Vậy từ đây HS dễ dàng trình bày lời giải.bằng sơ đồ. Bài toán 2:Hai số thập phân có hiệu là 5,37 .Nếu dời dấu phảy củ số lớn sang trái một chữ số rồi cộng với số bé ta được 11,955. Tìm hia số đó? Tương tự cách phân tích từ bài toán thứ nhất học sinh có thể đưa bài toán này về dạng toán cơ bản và giải . Bài toán 3: Hai số thập phân có tổng 15,83. Néu dời dấu phảy của số bé sang phải một chữ số rồi trừ đi số lớn thì ta đượcmột số 0,12. Tìm hai số đó ? Hướng dẫn : ở bài táonnày các em phải nắm vững tính chất “Khi dịch chuỷendấu phỷ của một số thập phân sang bên phải một chữ số thì số đó sẽ tăng lên 10 lần..” Từ đó học sinh sẽ nhận ra 15,83 + 0,12 chính là 11 lần số bé và từ đó tiếp tục lời giải của bài toán. Dạng 4:Tìm số (giải bằng cách phân tích cấu tạo thập phân của số) Với dạng toán này các em ngoài việc nắm vững các túnh chất cuẩ số thập phân các em còn phải biết phân tích cấu tạo thập phân của một số một cáhc thành thạo. Bài toán : Thay chữ bằng số thích hợp + + = HD: Ta có thể gấp cả hai vế lên 10 lần rồi đưa về các bài toán phân tích cấu tạo số của số tự nhiên để giải . Trên đây là một số dạng toán cơ bản về số thập phân tôi đã đưa ra trong đề tài này để giúp các em học tốt hơn trong phần vận dụng để giải cac dạng toán nâng cao về số thập phân. Khi tôi áp dụng đề tài này trong quảtình giảng dạy bồi dưỡng HSG của mình đạt kết quả rất cao: -Phần lớn các em nắm rất chắc các dạng toán cơ bản. -Khi phân tích được các dạng toán đưa về dạng toán cơ bản các em làm rất tốt vì vậy các em khong còn lúng túng trong cách xác định cách giải khi đọc mỗi bài táon vì các em đã biết phân tích để đưa về dạng toán cơ bản đã học. -Kết quả năm học 2006 –2007 Lớp 5A có 6 HSG cấp tỉnh; lớp 5B có 9 HSG cấp tỉnh. 1 GSG đạt HCV trong kì thi Giao lưu Toán tuổi thơ toàn quốc. Kiến nghị và đề nghị Việc giảng dạy cho học sinh tiểu học để giúp cho các em có kĩ năng phát hiện và trình bày lời giải của từng dạng bài tập cụ thể một cách chính xác xà hợp lí là vấn đề quan trọng. để làm được điều đó là nhờ vào cả quá trình tìm tòi sáng tạo của người thầy đối với từng dạng bài toán các kiến thức mới và các bài tập luỵện tập. Vì vậy với những dạng bài toán khó giáo viên cần hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ cách học cho học sinh để học sinh nắm được phương pháp giải của từng dạng toán.để làm được điều đó yêu cầu đối với giáo viên và học sinh là: Yêu cầu đối với giáo viên là: Phải nghiên cứu kĩ mỗi dạng bài trước khi lên lớp. Dạy từng dạng toán cụ thể. Hướng dẫn cách học cho học sinh chứ không cho học sinh học theo kiểu học thuộc lòng. Yêu cầu đối với học sinh: Nắm chắc kiến thức cơ bản của phần số thập phân đặc biệt các tính chất nhân chia nhẩm và một số tính chất về tổng và hiệu của số thập phân…Vận dụng biết tóm tắt và phân tích các dữ kiện của bài toán. Nắm chắc các phương pháp giải các dạng toán điẻn hình cơ bản trong chương trình. Phải có ý thức học tập. Phần III. Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình bồi dữơng học sinh giỏi của tôi đối với một số dạng toán cụ thể: Các dạng toán về số thập phân. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để quá trình dạy học nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của chúng ta ngày một có hiệu quả cao hơn nữa. Đề tài của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ của tập thể hội đồng sư phạm, của Ban giám hiệu, tập thể lớp 5A và lớp 5B, của các đồng nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, của BGH, của tập thể lớp 5A và 5B. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Sơn Đông, tháng 5 năm 2009 Người viết đề tài Nguyễn Thị Tuyết tài liệu tham khảo Tạp chí toán tuổi thơ Toán bồi dưỡng lớp 5 – Nhà XB – Giáo dục. Giúp em giỏi toán 5 – Nhà XB – Giáo dục. Các dạng toán điển hình 4 + 5 – Nhà XB – Giáo dục. Tạp chí giáo dục tiểu học. Toán nâng cao lớp 5 Các bài toán về số và chữ số lớp 4&5…. phụ lục STT Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 PhầnI: Phần mở đầu Lí do chọn đề tài Nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở – lí luận Phạm vi -đối tượng – mục đích của đề tài Phần II: Nội dung Cơ sở lí luận khoa học của đề tài. Chương I Chương II Chương III Chương IV ứng dụng vào công tác giảng dạy Kiến nghị - đề nghị PhầnIII Kết luận Tài liệu tham khảo 1 1 2 2 3 4 4 4 4 5……….11 12 13

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon Toan 5.doc
Giáo án liên quan