Đề tài Phương pháp dạy học tích cực trong môn toán trung học cơ sở

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới là một đòi hỏi bức thiết đối với nghành giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục ở trường trung học cơ sở (THCS). Vì vậy, cần phải có một sự đổi mới sâu sắc và toàn diện trong mọi khâu của quá trình đào tạo trong đó đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một khâu rất quan trọng. Quả đúng khi có người khẳng định rằng: của cho không quý bằng cách cho (đó chính là phương pháp). Đây là một vấn đề cấp bách trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo ở nước ta nói chung và trong giáo dục - đào tạo ở các trường THCS nói riêng

doc21 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 13734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học tích cực trong môn toán trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h theo các bước sau: Bước 1: làm việc chung cả lớp: Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ; Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. * Bước 1: làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm; Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm; Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm. Bước 1: tổng kết trước lớp: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả; Thảo luận chung; Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. d. Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau : Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Cách tiến hành có thể như sau : Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai; Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai; Các nhóm lên đóng vai; Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai: Vì sao em lại ứng xử như vậy ? Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai) ? Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ? Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. Những điều cần lưu ý khi sử dụng : Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia. Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai. e. Phương pháp động não Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Cách tiến hành Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm; Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt; Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp; Phân loại ý kiến; Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. 2.2 Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Toán THCS a. Giáo viên: Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức. b. Học sinh: Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế 2.3 Khai thác yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống Đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa lạ vào qúa trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể. Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống được thực hiện trong các hệ thống nhà trường đã từ lâu. Đặc điểm cơ bản nổi bật của phương pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện. Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vấn đề thuần túy do giáo viên trình bày cũng đã có hiệu quả phát triển tư duy của học sinh. Nếu được xen kẽ vấn đáp, thảo luận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm. Muốn vậy, lớp không nên quá đông, có điều kiện thuận lợi cho đối thoại, đồng thời học sinh phải có thói quen mạnh dạn bộc lộ ý kiến riêng trước vấn đề nêu ra. Trong qúa trình thuyết trình bài giảng, giáo viên có thể thực hiện một số hình thức thuyết trình thu hút sự chú ý của học sinh như sau: Trình bày kiểu nêu vấn đề: Trong qúa trình trình bày bài giảng giáo viên có thể diễn đạt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở để gây tình huống lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Thuyết trình kiểu thuật chuyện: Giáo viên có thể thông qua những sự kiện kinh tế - xã hội, những câu chuyện hoặc tác phẩm văn học, phim ảnh làm tư liệu để phân tích, minh họa, khái quát và rút ra nhận xét, kết luận nhằm xây dựng biểu tượng, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học. Thuyết trình kiểu mô tả, phân tích: Giáo viên có thể dùng công thức, sơ đồ, biểu mẫu để mô tả phân tích nhằm chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh của từng nội dung. Trên cơ sở đó đưa ra những chứng cứ lôgíc, lập luận chặt chẽ để làm rõ bản chất của vấn đề. Thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết: Giáo viên đưa vào bài học một số giả thuyết hoặc quan điểm có tính chất mâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu nhằm xây dựng tình huống có vấn đề thuộc loại giả thuyết. Kiểu nêu vấn đề này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn quan điểm đúng, sai và có lập luận vững chắc về sự lựa chọn của mình. Đồng thời học sinh phải biết cách phê phán, bác bỏ một cách chính xác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, chỉ ra tính không khoa học và nguyên nhân của nó. Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp: Nếu nội dung của vấn đề trình bày chứa đựng những mặt tương phản thì giáo viên cần xác định những tiêu chí để so sánh từng mặt, thuộc tính hoặc quan hệ giữa hai đối tượng đối lập nhau nhằm rút ra kết luận cho từng tiêu chí so sánh. Mặt khác, giáo viên có thể sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra kết luận nhằm góp phần làm tăng tính chính xác và tính thuyết phục của vấn đề. Hiệu quả của sáng kiến kiến kinh nghiệm Sau khi đưa vào áp dụng kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học thì kết quả dạy và học ở nhà trường đã có những thay đổi đáng mừng: phong trào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy, sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm của giáo viên được thực hiện thường xuyên đem lại hiệu quả dạy và học tích cực. Năm học 2012 – 2013 trường có 12 đồng chí đạt lao động tiên tiến, huyện khen 4 đồng chí, sở khen 3 đồng chí, tỉnh khen 1 đồng chí, Bộ giáo dục khen 1 đồng chí, chiến sĩ thi đua cơ sở đạt 1 đồng chí, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh đạt 1 đồng chí. Thi đồ dùng dạy học vòng trường đạt: 3 bộ. Phong trào thi giáo viên giỏi có 8/12 đồng chí đạt giáo viên giỏi vòng huyện. Kết quả cụ thể của cá nhân khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Năm học Lớp Tổng Số HS Tính tích cực, chủ động của HS Hăng hái phát biểu ý kiến, tính sáng tạo Tính tự giác, thái độ học tập tốt Sự hiểu bài, vận dụng bài học SL % SL % SL % SL % 2011 - 2012 7A3 24 12 50 14 58,3 15 62,5 18 75 7A4 23 10 43,5 12 52,2 13 56,5 17 74 Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Năm học Lớp Tổng Số HS Tính tích cực, chủ động của HS Hăng hái phát biểu ý kiến, tính sáng tạo Tính tự giác, thái độ học tập tốt Sự hiểu bài, vận dụng bài học SL % SL % SL % SL % 2012 - 2013 7A3 24 18 75 20 83,3 20 83,3 22 91,7 7A4 23 17 74 18 78,3 20 87 21 91,3 2013 – 2014 (HK I) 7A3 24 20 83,3 22 91,7 21 87,5 23 96 7A4 23 20 87 20 87 21 91,3 22 95,6 III. KẾT LUẬN 1. Những bài học kinh nghiệm Mỗi giáo viên, mỗi tổ chuyên môn cần có email và một trang web lưu trữ tài liệu phục vụ lợi ích của chính GV hay tổ chuyên môn đó. Thường xuyên trao đổi tài liệu, đồ dùng dạy học với các trường, các đồng nghiệp khác, tham gia thi làm đồ dùng dạy học. Cần mở nhiều cuộc hội thảo hay sinh hoạt chuyên môn nhằm tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới PPDH. 2. Những ý kiến đề xuất Với các cấp quản lý giáo dục : Tăng cường đầu tư hơn nữa cho nhà trường về cơ sở vật chất (phòng học, phòng học bộ môn, phòng thực hành, thiết bị - đồ dùng dạy học, máy chiếu, TV). Thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng liên trường, trao đổi – học tập chuyên môn, các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy từ các đồng nghiệp, từ đó ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đào tạo ra được những lứa học sinh đủ tài, đủ tâm, đủ tầm phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bình Sơn, ngày 09 tháng 2 năm 2014 TRẦN CÔNG CẢNH IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực ? (PGS.TS Vũ Hồng Tiến) 2. Phương pháp dạy toán THCS (Nguồn: Internet) 3. Các tài liệu tham khảo trên Internet và các đồng nghiệp. Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC BÙ GIA MẬP

File đính kèm:

  • docNOI DUNG SKKN.doc