Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 15 - Tiết 29: Hàm số

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Nêu được khái niệm hàm số : Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không. Lấy được VD về hàm số dạng bảng hoặc công thức

 - Kĩ năng: Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.

 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán. Liên hệ bài toán với thực tế.

 - Thái độ: Có ý trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 15 - Tiết 29: Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 7 MAI VĂN DŨNG Tuần15 Ngày soạn: 01/12/2013 Tiết 29 Ngày dạy: 02/12/2013 HÀM SỐ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được khái niệm hàm số : Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không. Lấy được VD về hàm số dạng bảng hoặc công thức - Kĩ năng: Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số. - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán. Liên hệ bài toán với thực tế. - Thái độ: Có ý trong học tập II- Chuẩn bị 1. Giáo viên: nội dung kiến thức. 2. Học sinh: Đọc trước bài III.- Phương pháp. - Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG – BÀI GHI Hoạt động 1: Bài cũ HS 1: Nêu định nghĩa, tính chất của hai đại tỉ lệ thuận? Cho ví dụ hai đại lượng tỉ ệ thuận? HS 1: Nêu định nghĩa, tính chất của hai đại tỉ lệ nghịch? Cho ví dụ hai đại lượng tỉ ệ nghịch? Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số - GV cho ví dụ: Xét hai đại lượng x, y liên hệ như sau: x -2 -1 1 2 y 4 1 1 4 - GV hỏi: Với mỗi gí trị của x ta xác định được bao nhiêu giá trị tương ứng của y? - HS: chỉ 1 giá trị của y. - GV: Ta nói y là hàm số của x. - GV vẽ giản đồ ven lên bảng. - GV giới thiệu một số ví dụ thực tế. - GV trình bày các ví dụ 1, 2 như SGK, rồi cho HS làm ?1 bằng cách điền vào bảng: m 1 2 3 4 V - GV trình bày các ví dụ 3 như SGK, rồi cho HS làm ?2 bằng cách điền vào bảng: v 5 10 25 50 t - GV hỏi: Nhìn vào bảng ở ví dụ 1 em có nhận xét gì về T khi t thay đổi? - Với mỗi thời diểm t, ta xác định được mấy giá trị nhiệt độ T tương ứng? - HS: + T phụ thuộc vào sự thay đổi của t + Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được một giá trị của T. -GV: Giới thiệu T là hàm số của t. - GV hỏi: tương tự ở ví dụ 2 và 3 ta có kết luận gì? Vì sao kết luận như vậy - HS trả lời và giải thích theo định nghĩa hàm số. 1/ Một số ví dụ về hàm số: (SGK) Hoạt động 2: 2. Khái niệm hàm số - GV: Qua các ví dụ trên em hãy cho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào? - HS trả lời như SGK. - GV lưu ý: để đại lượng y là hàm số của đại lượng x cần có 3 điều kiện sau: * Các đại lượng y và x đều nhận các giá trị số. * Đại lượng y phụ thuộc đại lượng x. * Với mỗi giá trị của x luôn tìm được 1 giá trị tương ứng duy nhất của đại lượng y. -GV giới thiệu kí hiệu. - GV nêu chú ý SGK. - GV: Cho ví dụ về hàm số được cho bởi công thức. * GV cho bài tập: Xét hàm số: y = f(x) = 3x. Tính f(1) =?; f(5) = ?; f(0) = ? - HS: y = f(x) = 3x f(1) = 3.1 = 3 f(5) = 3.5 = 15 f(0) = 3.0 = 0 * Cần chú ý phân biêt f(x) và f(a) với a là một số. 2/ Khái niệm hàm số: (SGK) Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x, x gọi là biến số. Ký hiệu: y = f(x), y = g(x), . Chú ý: Lưu ý: Hàm số có thể cho bằng bảng (giá trị) hoặc công thức. Ví dụ: y = f(x) = 2x + 3 y = f(x) = -5 (hàm hằng) Hoạt động 3: Luyện tập - Bài 24/63 SGK: - Bài 25/64 SGK: Cho hàm số y = f(x) = 3x2 + 1 Tính f(1/2); f(1); f(2). - Bài 26/64 SGK: Bài 24: y là hàm số của x vì y phụ thuộc vào sự biến đổi của x, với mỗi giá trị của x ta chỉ có một giá trị tương ứng của y. Bài 25: f(1) = 3.12 + 1 = 3 + 1 = 4 f(2) = 3.22 + 1 = 12 + 1 = 13. Bài 26: x -5 -4 -3 -2 0 1/5 y=5x -1 Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà - Nắm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x. - Làm bài tập 27, 28 ,29, 30 /64 SGK.

File đính kèm:

  • docTIET29.doc