Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần 15 - Tiết 29: Luyện tập 2 (trường hợp bằng nhau g-C-g) - Mai Văn Dũng

I - Mục tiêu:

 - Kiến thức: Khắc sâu về trường hợp bằng nhau g.c.g của hai tam giác , trường hợp

 bằng nhau đặc biệt của tam giác vuông.

 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình, ghi gt, kl, chứng minh 2 tam giác bằng nhau.

 - Tư duy: Phát triển tư duy lô gíc cho học sinh

 - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần 15 - Tiết 29: Luyện tập 2 (trường hợp bằng nhau g-C-g) - Mai Văn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÌNH HỌC 7 MAI VĂN DŨNG Tuần 15 Ngày soạn: 1/12/2013 Tiết 29 Ngày dạy: 3/12/2013 LUYỆN TẬP 2 (Trường hợp bằng nhau g-c-g) I - Mục tiêu: - Kiến thức: Khắc sâu về trường hợp bằng nhau g.c.g của hai tam giác , trường hợp bằng nhau đặc biệt của tam giác vuông. - Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình, ghi gt, kl, chứng minh 2 tam giác bằng nhau. - Tư duy: Phát triển tư duy lô gíc cho học sinh - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh. II - Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng phụ, thước đo góc. Học sinh: Làm bài tập về nhà, ôn trường hợp bằng nhau g.c.g. của 2 tam giác III - Phương pháp. - Đàm thoại , Hoạt động nhóm. IV. Tiến trình Dạy - Học: Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung chính – Bài ghi Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (đã học) Hoạt động 2: Luyện tập Bài 39/124 SGK: - GV cho HS đọc đề rồi phân tích để tìm hiểu các cặp tam giác vuông bằng nhau. Bài 40/124 SGK: - GV cho HS đọc đề, cho ghi GT, KL. -GV: Để so sánh BE và CF ta làm thế nào? Bài 41/124 SGK: - GV cho HS đọc đề, ghi GT và KL. - Để chứng minh ID = IE = IF ta làm thế nào? Bài 39: HS nhận xét rồi trả lời: - ở hình 105: Hai tam giác vuông AHB và AHC bằng nhau (hai cạnh góc vuông) - ở hình 106: Hai tam giác vuông DEK và DFK bằng nhau ( một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề) - Hình 107: Hai tam giác vuông ABD và ACD bằng nhau (cạnh huyền và một góc nhọn). - Hình 108: . Hai tam giác vuông ABD và ACD bằng nhau (cạnh huyền và một góc nhọn). . Hai tam giác vuông ABH và ACF bằng nhau (một cạnh góc vuông AB=AC(do hai tam giác ABD và ACD bằng nhau) và một góc nhọn). . Hai tam giác vuông BED và CHD bằng nhau (1cạnh góc vuôngDB=DC(do hai tam giác ABD và ACD bằng nhau) và một góc nhọn(đối đỉnh)). Bài 40: DABC MB=MC GT BE^ Ax CF^ Ax KL So sánh BE và CF Xét tam giác vuông BEM và CFM ta có: (đối đỉnh) BM = MC (gt) Do đó hai tam giác BEM và CFM bằng nhau. BE = CF. Bài 41: DABC GT ; ID ^ AB ; IE ^ BC; IF = AC KL ID = IE = IF Xét hai tam giác vuông BID và BIE ta có: (gt) BI cạnh chung Do đó hai tam giác BID và BIE bằng nhau Þ ID = IE (1) Chứng minh tương tự ta được IE = IF (2) Từ (1) và (2) suy ra ID = IE = IF. Hoạt động 3: Kiểm tra 15 phút. Câu 1: Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của tam giác vuông. Câu 2: Gọi Ot là tia phân giác góc xOy. Lấy điểm I thuộc tia Ot, từ I vẽ IA ^Ox (AÎ Oy); IB ^ Oy (BÎ Oy). Chứng minh OA = OB; BI = AI. Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Ôn kĩ các trường hợp bằng nhau của tam giác. - Làm bài tập 42, 43, 44, 45/124.125 SGK.

File đính kèm:

  • docTIET29.doc