Đề tài Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở bộ môn toán của trường phổ thông dân tộc nội trú Sơn Hòa

Trong những năm qua, nền kinh tế của đất nước ta có những chuyển biến không ngừng cùng với sự phát triển khoa học, công nghệ, văn hoá và nghệ thuật trong gia đoạn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lí các vấn đề khó khăn trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Điều đó gắn liền với nền tri thức của nhân loại. Vì vậy, Nghi quyết TW 2, khoá 8, Ban chấp hành TW Đảng đã tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Ngành Giáo dục đã khẳng định được mình; Nghị quyết 161/BGD&ĐT về việc củng cố nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực

doc5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở bộ môn toán của trường phổ thông dân tộc nội trú Sơn Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15,8 1 0,6 Vì vậy làm thế nào để các em yêu thích bộ môn Toán? Bằng cách nào giúp các em hứng thú trong giờ học, tiếp thu nhanh và nhớ lâu các nội dung kiến thức cơ bản của bộ môn... Từ đó biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập... Những vấn đề đó, đòi hỏi người giáo viên dạy Toán như chúng tôi tại trường PTDTNT cần phải có những phương pháp, biện pháp và cách dạy phù hợp, sát đối tượng học sinh hơn... Phương pháp, cách thức dạy học là vấn đề quan trọng, mang tính chất quyết định đối với chất lượng học của học sinh. Môn toán là môn tự nhiên, ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống, vào các môn học khác Hơn nữa, môn toán còn rèn luyện cho các em phát triển năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo, có khả năng phân tích, lí luận chặt chẽ đồng thời giúp cho con người làm việc có khoa học. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, chất lượng giảng dạy của nhà trường về bộ môn toán; và với những yêu cầu phát triển của Ngành trong giai đoạn hiện nay, về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc thiểu số nên tôi chọn đề tài “Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở bộ môn Toán” với mong muốn rằng có sự đổi mới hơn trong việc giảng dạy bộ môn Toán, tăng tỉ lệ học sinh giỏi, chấm dứt tình trạng học sinh yếu kém bộ môn Toán ở trường PTDTNT Sơn Hòa để chất lượng bộ môn Toán nói riêng, chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung ngày càng đạt hiệu quả hơn. II. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: Để thực hiện đề tài có hiệu quả, thì người giáo viên phải là người thật sự tâm huyết với nghề, thương yêu, tôn trọng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải không ngừng tự học, sáng tạo và tìm ra những phương pháp giải pháp hay, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu: 1. Công tác tham mưu: - GVBM tham mưu với tổ trưởng, đề xuất lên Ban giám hiệu nhà trường: + Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, phân công khung thời gian ôn tập trong hè một cách hợp lí. Khảo sát, phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6 đối với học sinh giỏi, lập danh sách học sinh yếu ở các lớp ngay từ đầu năm học. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém từ đầu mỗi năm học. + Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém một cách hợp lí. + Kiểm tra, đôn đốc, đông viên khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu một cách cụ thể. 2. Đối với giáo viên: - Cần nghiên cứu kĩ những nội dung bài dạy, chọn lọc các câu hỏi, bài tập dễ dàng, dự đoán các tình huống mà HS trả lời để chủ động giải quyết. - Soạn bài thật kĩ, đặt câu hỏi rõ ràng cho từng ý và soạn cả - Cần nghiên cứu kỹ những nội dung bài dạy, chọn các câu dễ dàng, dự đoán các tình huống mà học sinh có thể trả lời để chủ động giải quyết. - Soạn bài thật kỹ, đặt câu hỏi dễ dàng cho từng ý và soạn cả dự kiến các câu hỏi trả lời của học sinh. - Trong bài dạy nếu đồ dùng dạy học có sẵn thì phải sử dụng, nếu không có mà bài dạy cần để làm sáng tỏ cho nội dung bài học thì giáo viên cần phải làm như hai tam giác bằng nhau, hình bình hành,... - Trong giờ học cần có thái độ vui vẻ, thân thiện động viên học sinh kịp thời khi có tiến bộ nhỏ, phát biểu ý kiến hay, hoặc khi các em đưa ra một cách giải sáng tạo. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cân phân loại học sinh để lên kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo kịp thời, tổ chức chho học sinh kèm cặp lẫn nhau để cùng tiến bộ. - Khi gặp một bài tập khó, một dạng toán mà học sinh chưa hình dung được cách giải thì giáo viên cần kiên trì giảng giải các kiến thức của các em đã hỏng làm đi làm lại nhiều lần để học sinh có thể làm được các bài tập tương tự 3. Đối với HS: Để học và học giỏi bộ môn toán cần phải thường xuyên đọc sách và biết cách đọc sách, thông thường các em chỉ đọc và soạn bài một cách máy móc. Do đó giáo viên cần hướng dẫn cách đọc sách thông thường như sau: Bước 1: Đọc qua một lần để hình dung được bố cục của bài và quen mặt chữ. Bước 2: Đọc lại và tình các từ ngữ khó cần giải thích, những cái mới so với bài học trước, chương trước đã học để có thể nắm được nội dung sau hơn. Bước 3: Đọc lại lần nữa để có thể hiểu được nội dung toàn bài từ đó có thể toám tắt bài học một cách logic khoa học và hệ thống lại kiến thức củ và tiệp nhận kiến thức mới. Ngoài ra các em phải biết nổ lực tìm tòi, tự học qua bạn bè sách báo, thường xuyên làm xong tốt các bài tập thầy cô giao ở nhà, và làm thêm tham khảo các bài tập nâng cao mà thầy cô hướng dẫn giới thiệu đọc thêm. Tuy nhiên tùy từng đối tượng học sinh và khả năng học toán, tư duy toán của từng học sinh giáo viên có thể yêu cầu hướng dẫn các em cụ thể như sau: a. Đối với học sinh yếu kém: - Giáo viên xây dựng và thực hiện giảng dạy theo đề cương từng khối, lớp để ôn tập trong hè một cách hợp lí. VD: Ở môn toán lớp 8, giáo viên xây dựng nội dung kiến thức trọng tâm của chương trình môn toán lớp 8 để ôn tập trong thời gian hè nhằm làm nền tảng để bước lên lớp 9. - Giáo dục ý thức học tập cho học sinh vì đây là học sinh yếu kém dễ chán nản, bỏ học: Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy chính khóa cũng như phụ đạo, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. - Kèm cặp học sinh yếu kém: Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn mình thông qua việc khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả học tập ở năm học trước để nắm rõ các đối tượng học sinh yếu kém, phân loại đối tượng. Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ và kèm cặp học yếu kém; chú ý quan tâm đặc biệt, khơi gợi niềm hứng thú học tập đến những học sinh này trong mỗi tiết học chính khóa như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi, hoặc ghi điểm cao kịp thời khi các em trả lời đúng - Thường xuyên thông tin, liên lạc với phụ huynh học sinh kết quả học tập để có giải pháp chấn chỉnh việc học tập của bộ môn. - Lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể về biên soạn chương trình, nội dung phụ đạo rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp phù hợp với học sinh yếu kém. Giáo viên phải kết hợp vừa ôn lại kiến thức cũ vừa luyện, hỏng kiến thức chỗ nào thì lắp chỗ đó là biện pháp hiệu quả nhất. - Giáo dục học sinh có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học tập; phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi, tìm tòi, phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác có liên quan. b. Đối với học sinh giỏi: - Thông qua việc khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả học tập môn của năm học trước, phải tuyển chọn sàng lọc, phát hiện những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp đối với học sinh giỏi qua từng năm học, phân loại học sinh yếu kém từ đầu năm. - Xây dựng kế hoạch thời gian, chương trình cụ thể và thực hiên. Ngoài việc phân công thời khóa biểu của Ban giám hiệu, GV dạy cho HS ngoài giờ ít nhất là một tuần 2 tiết nữa để bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc phụ đạo học sinh yếu kém. - Lập kế hoạch một cách cụ thể về biên soạn, chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp... để các em HS bắt nhịp dần tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp hữu hiệu nhất. III. KẾT QUẢ: Qua thời gian thực hiện nhận thấy kết quả cao hơn so với không thực hiện phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Cụ thể số lượng học sinh giỏi cấp huyện môn Toán tăng 02 so với năm học trước; HS học khá giỏi bộ môn Toán tăng lên, tỉ lệ HS học yếu kém bộ môn Toán giảm đi. * Bảng thống kê chất lượng học sinh học bộ môn Toán trong học kì I năm học 2013 – 2014 (sau khi thực hiện giải pháp): TT Khối lớp/SS HSG Các cấp Chất lượng học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém Huyện Tỉnh SL % SL % SL % SL % SL % 1 Khối 6 3 5,9 15 29,4 19 37,3 12 23,5 2 3,9 2 Khối 7 3 6,7 10 22,2 18 40 13 28,9 1 2,2 3 Khối 8 2 4,9 11 26,8 16 39 9 22,7 3 7,3 4 Khối 9 02 2 5,4 7 18,9 24 64,9 4 10,8 Cộng 02 10 5,7 43 24,7 77 44,3 38 21,8 6 3,4 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ những biện pháp đã đưa ra để áp dụng dạy tốt môn Toán, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên trực tiếp giảng dạy thực sự là người mẹ thứ hai, cần phải tôn trọng, yêu thương HS. Phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục – giảng dạy và các hoạt động giáo dục toàn diện khác. - Phải soạn bài kĩ, chuẩn bị các bài tập sát từng đối tượng học sinh, để hấp dẫn hứng thú cho từng đối tượng khi mới vào bài dạy. Để tiết dạy đạt hiệu quả cao, phù hợp với từng đối tượng HS, GV cần lựa chọn các loại bài tập phù hợp cho từng đối tượng là một yêu cầu không thể thiếu, có tính bắt buộc với mỗi GV trực tiếp giảng dạy. - Hàng tuần GV nên tổ chức cho lớp học phụ đạo vào ngày nghỉ (ngoài giờ chính khóa), trong lớp học tổ chức cho các em học lẫn nhau, em học giỏi, khá kèm cặp, giúp đỡ em học yếu kém. - GV phải thật linh động và sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình. Cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác giảng dạy, giáo dục HS. Luôn luôn tạo mọi điều thuận lợi nhất để HS ham thích học bộ môn mình dạy. - Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, ngành giáo dục cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sơ sở vật chất, phương tiện dạy học, ĐĐDH đáp ứng nhu cầu “học mà chơi – chơi mà học” của HS. Sơn Hòa, ngày 10 tháng 3 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Đại diện nhóm GV Toán

File đính kèm:

  • docTHAM LUAN MON TOAN - DTNT SON HOA.doc