Môn GDCD ở trường THCS là một bộ môn được cải cách, nó có vai trò rất quan trọng, nó góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phát triển và giúp học sinh phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con nguời Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống các giá trị đạo đức,pháp luật và các chuẩn mực lối sống phù hợp với lứa tuổi,giúp học sinh biết sống hoà nhập trong xã hội hiện đại với tư cách là những công dân tích cực và năng động, góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tăng cường khả năng Hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Ngày nay, phương pháp giáo dục PT đã phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS cho phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thí học tập cho học sinh.
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mà HS không còn làm việc cá nhân mà là làm việc chung với nhau bằng những nhóm nhỏ, thảo luận chung trong nhóm về những vấn đề do GV đề ra nhằm mục đích tìm hiểu nội dung và tự giải đáp trước khi vấn đề đó được giải quyết với sự giám sát, điều chỉnh chung của lớp học và giáo viên. Từ thụ động sang tích cực chủ động; từ ghi nhớ tái hiện là chính sang tìm kiếm sáng tạo; từ đơn thuần nắm bắt kiến thức sang kết hợp rèn luyện. Phương pháp học tập, kĩ thuật lao động khoa học, hình thành năng lực tự học, từ học tập đơn phương sang học trong nhiều hình thức tương tác XH khác nhau, cả lớp đối diện với giáo viên, học theo nhóm, học theo cặp. Trong khi thảo luận, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên diễn ra, cứ thường thì trong 1 nhóm, trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh học khá hơn những học sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tâp lẫn nhau (Học thầy không tày học bạn) và khi được thầy cô tổng kết giải đáp, học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
Song vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để phát huy tính tư duy của học sinh trong phương pháp thảo luận nhóm, các câu hỏi giáo viên đưa ra để học sinh giải quyết không phải là những câu hỏi có sẵn lời giải đáp ở SGK mà buộc học sinh phải tìm tòi, tận dụng hết những suy nghĩ sự sáng tạo của trí óc, như thế học sinh sẽ nhớ lâu hơn vì phát huy tính tư duy của mình.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tư duy của học sinh trong phương pháp thảo luận nhóm của môn giáo dục công dân 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÍNH TƯ DUY CỦA HỌC SINH TRONG
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CỦA MÔN GDCD 7
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn GDCD ở trường THCS là một bộ môn được cải cách, nó có vai trò rất quan trọng, nó góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phát triển và giúp học sinh phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con nguời Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống các giá trị đạo đức,pháp luật và các chuẩn mực lối sống phù hợp với lứa tuổi,giúp học sinh biết sống hoà nhập trong xã hội hiện đại với tư cách là những công dân tích cực và năng động, góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tăng cường khả năng Hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Ngày nay, phương pháp giáo dục PT đã phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS cho phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thí học tập cho học sinh.
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mà HS không còn làm việc cá nhân mà là làm việc chung với nhau bằng những nhóm nhỏ, thảo luận chung trong nhóm về những vấn đề do GV đề ra nhằm mục đích tìm hiểu nội dung và tự giải đáp trước khi vấn đề đó được giải quyết với sự giám sát, điều chỉnh chung của lớp học và giáo viên. Từ thụ động sang tích cực chủ động; từ ghi nhớ tái hiện là chính sang tìm kiếm sáng tạo; từ đơn thuần nắm bắt kiến thức sang kết hợp rèn luyện. Phương pháp học tập, kĩ thuật lao động khoa học, hình thành năng lực tự học, từ học tập đơn phương sang học trong nhiều hình thức tương tác XH khác nhau, cả lớp đối diện với giáo viên, học theo nhóm, học theo cặp. Trong khi thảo luận, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên diễn ra, cứ thường thì trong 1 nhóm, trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh học khá hơn những học sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tâp lẫn nhau (Học thầy không tày học bạn) và khi được thầy cô tổng kết giải đáp, học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
Song vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để phát huy tính tư duy của học sinh trong phương pháp thảo luận nhóm, các câu hỏi giáo viên đưa ra để học sinh giải quyết không phải là những câu hỏi có sẵn lời giải đáp ở SGK mà buộc học sinh phải tìm tòi, tận dụng hết những suy nghĩ sự sáng tạo của trí óc, như thế học sinh sẽ nhớ lâu hơn vì phát huy tính tư duy của mình.
II/- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Báo cáo này sẽ được thực hiện cụ thể qua tiết 21, bài 13 môn " Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam".
Có nhiều phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận giải đáp... nhưng ở bài dạy này ta sẽ thực hiện phương pháp thảo luận nhóm nhỏ (Giáo viên đưa câu hỏi nhóm thảo luận) song việc chia nhóm khác nhau.
- Lần thảo luận đầu tiên là trong phần đặt vấn đề, thời gian thảo luận 6 phút, có 3 câu hỏi:
Câu 1: Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?
Câu 2: Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền gì?
Câu 3: Thái phải làm gì để trở thành người tốt? Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người? Nếu ở hoàn cảnh của Thái em sẽ xử lý như thế nào?
Ba câu hỏi trên không phải cho 3 nhóm thảo luận mà giáo viên sẽ chia nhóm theo cặp ( 2 học sinh 1 bàn) tất cả cùng giải quyết 3 câu hỏi.
Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên cần giám sát học sinh và giải đáp những thắc mắc nếu học sinh chưa hiểu, nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành kết quả mình, hết thời gian giáo viên sẻ thu kết quả 1 số nhóm để đưa lên máy chiếu, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. Như đã nói ở trên, tất cả học sinh cả lớp cùng phải giải quyết 3 câu hỏi, nếu phân ra thì nhóm 1 sẽ không nhận xét được nhóm 2, nhóm 1 phải chú tâm trả lời câu hỏi của phần mình bởi vì học sinh hay có tâm lý ỷ lại nên giáo viên phải xử lý khéo léo trong khi phân nhiệm vụ thảo luận nhóm.
Sau khi các nhóm nhận xét, giáo viên đưa kết quả của mình lên máy, đó là:
Câu 1:
- Tuổi thơ của Thái: Phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi.
- Thái đã vi phạm:
+ Lấy cắp xe của mẹ nuôi.
+ Bỏ đi bụi đời.
+ Chuyên cướp giật (Mỗi ngày 1 đến 2 lần)
Câu 2:
- Hoàn cảnh của Thái:
+ Bố mẹ ly hôn khi 4 tuổi và đi tìm hạnh phúc riêng.
+ Ở với bà ngoại, làm thuê vất vả.
- Thái không được hưởng các quyền:
+ Được bố mẹ chăm sóc nuôi dưỡng, dạy bảo.
+ Được đi học.
+ Được có nhà ở.
Câu 3:
* Thái phải làm gì?
- Đi học.
- Rèn luyện tốt.
- Vâng lời cô chủ.
- Thực hiện tốt nội quy của trường.
* Trách nhiệm của mọi người:
- Giúp Thái có điện kiện tốt trong trường giáo dưỡng.
- Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng.
- Thái được đi học và có việc làm chính đáng đề kiếm sống.
- Quan tâm, động viên, không xa lánh.
* Nếu ở hoàn cảnh của Thái thì em sẽ:
- Ở với mẹ nuôi, chịu khó làm việc để có tiền đi học.
- Không nghe theo kẻ xấu.
- Vừa học vừa đi làm để có cuộc sống yên ổn.
Lần thảo luận tiếp theo, sau khi học sinh đã nắm kĩ nội dung bài học, phần phương hướng rèn luyện bản thân, liên hệ thực tế, giáo viên chia 2 bàn 1 nhóm quay mặt lại với nhau cùng giải quyết 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Câu 2: Bản thân em và các anh chị em, bạn bè em đã được hưởng các quyền trẻ em nào ? Còn các quyền nào chưa được hưởng?
Câu 3: Em và các bạn em có kiến nghị gì với cơ quan chức năng ở địa phương về biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em?.
Phương pháp thảo luận chỉ thành công khi các nhóm được giao nhiệm vụ rõ kèm theo khoảng thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ ( Thời gian thảo luận câu hỏi này cũng 6 phút). Câu hỏi mà giáo viên đưa ra cũng dễ hiểu nhưng phải xoáy sâu vào những trọng tâm khó nhất, hay nhất của bài học để học sinh phát huy được hết trí tuệ tập thể, cũng như sự tư duy của tất cả các học trò trong nhóm. Có sự kiểm tra quá trình thảo luận của học sinh để đảm bảo các em hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Do vậy, giáo viên phải quan sát, theo dõi để học sinh nào còn "đứng bên lề" của buổi thảo luận, để đưa các em vào không khí chung của nhóm, nhóm sẽ có một thư ký ghi kết quả sau khi thảo luận xong, 1 em thay mặt nhóm báo cáo kết quả. Với môn học này, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải liên hệ thực tế một cách phong phú và chính xác để rèn luyện kĩ năng, ý thức cho học sinh. Câu hỏi trên cũng như vậy, thực tế ở nhiều thôn, xã của mỗi em là khác nhau nên sau khi một nhóm nêu kết quả, giáo viên cho học sinh thảo luận sôi nổi vấn đề này để các em thấy mình đã được hưởng và chưa được hưởng quyền lợi gì, sau đó giáo viên có thể nêu lên tình hình thực tế ở xã mình về trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc trẻ em, tuy nhiên vẫn thiếu thốn rất nhiều về sân chơi, cơ sở vật chất để các em phát triển thể chất và tâm hồn.
III/- KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua bài học trên, chắc chắn học sinh sẽ nhớ và hiểu bài nhiều hơn vì trong tiết học các em đã huy động được vốn kiến thức của mình bằng chính suy nghĩ và cách nhận biết từ liên hệ thực tế của bản thân. Qua đó phát huy tính tích cực của học sinh, lớp học sôi nổi hơn, tạo hứng thú trong học sinh và các em tiếp thu bài tốt hơn và nên chăng chúng ra có thể khẳng định rằng: Thảo luận nhóm là một phương pháp không thể thiếu trong dạy học môn GDCD ở trường THCS.
File đính kèm:
- bccd.doc