Đề tài Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nuôi dạy các cháu ở trường mầm non

 Trong quá trình đổi mới giáo dục vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, mục đích của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghị quyết của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá VIII đã khẳng định rằng: “Lấy giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nuôi dạy các cháu ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ, tự quản với tinh thần trách nhiệm cao, xây dựng mối đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng, có như vậy mới tạo ra tâm lý thoải mái, an tâm công tác, bên cạnh đó phải tạo ra bầu không khí dân chủ, tựhc sự tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh. Thực hiện điều này qua các biện pháp cụ thể: tổ chức, học tập nội qui, toạ đàm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức các hội thi “giáo viên khéo tay”, sáng tác thơ chuyện về trẻ... Động viên khen thưởng, trách phạt đúng mức kịp thời tổ chức cho phụ huynh thảo luận về kiến thức chăm sóc nuôi dạy các cháu, để họ phối hợp với cộng đồng trách nhiệm tham gia đóng góp vào việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức xây dựng sân chơi thể dục thể thao: cầu lông, bóng chuyền... đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên, đặc biệt chế độ làm thêm ngoài giờ, kiêm nhiễm các công việc khác... Phát huy hết sức mạnh của mọi người đóng góp vào công tác chăm sóc nuôi dạy các cháu. Đồng thời cũng làm cho họ tự có ý thức phấn đấu nâng cao chất lượng mọi mặt trong nhà trường. Ngày càng gắn bó với nghề hơn. 4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 4.1. Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị: Xây dựng một đội ngũ giáo viên trong nhà trường có một lập trường tư tưởng vững vàng. Vận động, động viên giáo viên thực hiện nghiêm túc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Với hình thức: tổ chức học tập nội qui, qui chế năm học, học tập nội qui, qui chế chuyên môn, thảo luận xây dựng ý kiến năm học. Tổ chức cho giáo viên tham gia xây dựng nghị quyết của chi bộ, theo dõi bồi dưỡng cho những quần chúng ưu tú giới thiệu vào Đảng. Tạo mọi điều kiện, sắp xếp thời gian cho giáo viên tham gia học tập, đào tạo chuẩn, trên chuẩn. 4.2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả chăm sóc nuôi dạy các cháu nên phải chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên. Phải tham mưu với các cấp để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Kiên quyết đề nghị thải hồi những giáo viên không đủ năng lực. Đồng thời có chính sách động viên khuyến khích những giáo viên có thành tích cao để họ tin tưởng, phấn khởi đóng góp tài cán của mình vào công tác chăm sóc, nuôi dạy các cháu ở trường mầm non. Việc quản lý các tổ chuyên môn phải chặt chẽ và sâu sát, tổ trưởng chuyên môn phải bổ nhiệm những người có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và có khả năng trong công tác tổ chức. Các kế hoạch hoạt động của các tổ phải được giám sát thường xuyên, nội dung phải kế hoạch hoá các sinh hoạt theo định kỳ: tuần, tháng, kỳ, năm. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ vào thứ 7 hàng tuần. Ngoài ra để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có kết quả thiết thực phải quan tâm chú ý đến phân loại theo trình độ: Khá, trung bình, yếu vào hàng tháng. Để có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cụ thể và hiệu quả hơn. Hình thức bồi dưỡng: sắp xếp thời gian cho giáo viên thăm lớp dự giờ, trao đổi học hỏi lẫn nhau về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dạy. Xây dựng các tiết dạy mẫu, xây dựng các lớp điểm ở các độ tuổi. Tổ chức các hội thi bé khéo tay, cô khéo tay, giáo viên dạy giỏi, bé khoẻ bé ngoan, bé đọc thơ giỏi, kể chuyện hay... Qua quá trình tổ chức như vậy giúp cho giáo viên học hỏi lẫn nhau, được trao đổi kinh nghiệm. Người dạy được góp ý bổ sung, người giữ được rút ra bài học kinh nghiệm và cũng từ đó phát huy được phong trào tự học hỏi, tự rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi một cá nhân. 5. Biện pháp 5: Thực hiện quản lý nuôi dạy các cháu 5.1. Quản lý các kế hoạch: Xây dựng và quản lý các kế hoạch là một trong những chức năng cơ bản của người quản lý. Đặc biệt là kế hoạch năm học của nhà trường phải được xây dựng một cách sát thực, khoa học và đảm bảo tính dân chủ. Muốn làm được điều đó người quản lý phải nắm bắt được thông tin trong và ngoài nhà trường một cách chính xác, khách quan. Nếu xây dựng và quản lý tốt kế hoạch năm học thì hiệu quả của công tác chăm sóc giáo dục trong nhà trường sẽ được nâng cao. Ngoài kế hoạch năm học ra thì các loại kế hoạch khác như: kế hoạch tổ, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân cũng phải được quản lý chặt chẽ. Có như vậy mới đảm bảo được mọi hoạt động của tổ chuyên môn, của từng cá nhân duy trì một cách đều đặn, có tính thống nhất, có tính khoa học cao. Từ đó mọi thành viên, mọi tổ chức trong nhà trường hoạt động theo một quy đinh nhất định, hạn chế các lệch lạc, các sai phạm có thể xẩy ra. 5.2. Quản lý hoạt động nuôi dạy của giáo viên: Việc quản lý hoạt động nuôi dạy của giáo viên phải bao gồm: quản lý việc thực hiện chương trình một cách nghiêm túc, không cắt xén các nội dung hoạt động trong một ngày của trẻ hoặc không xem nhẹ bất cứ một hoạt động nào trong chương trình. Quản lý việc soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp. Kiên quyết xử lý những trường hợp dạy “chay” không có giáo án, không có đồ dùng trực quan, quản lý việc cho trẻ thực hiện nề nếp ra vào lớp, thực hiện nề nếp trong các hoạt động. Soạn giáo án các phương pháp là phải đổi mới, nhất là đổi mới phương pháp trực quan. Mà muốn làm được điều đó thì phải tạo ra giáo viên có điều kiện mua sắm, làm đồ dùng, đồ chơi. Quản lý khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ và tích hợp các nội dung khác vào môn học một cách phù hợp và lôgic. 5.3. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị: Xây dựng kế hoạch làm, mua sắm đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng. Quản lý về việc khai thác, sử dụng, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, quản lý việc bảo quản và bổ sung đồ dùng đồ chơi phải thường xuyên, cuối tháng tổ chức thi chấm đồ dùng đồ chơi một lần. 5.4. Quản lý về hoạt động của trẻ: Quản lý công tác tổ chức cho trẻ hoạt động tích cực, hứng thú “chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ say mê tìm tòi sáng tác, xây dựng và rèn luyện. Hướng dẫn cho giáo viên một số phương pháp giáo dục cảm giác cho trẻ thông qua tổ chức các hoạt động trong một ngày của trẻ: hoạt động thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... Ban giám hiệu phải thường xuyên trao đổi tham mưu với chính quyền địa phương để tìm nguồn hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm các phòng chức năng, xây dựng hệ thống sân sau một số đồ chơi ngoài trời. Tạo cảnh quan đường lối đi lại để làm sao bất kỳ nơi nào trong khuôn viên nhà trường cũng đều thể hiện tính qui phạm. Điều này giúp cho cô và cháu tâm lý thoải mái, dễ chịu mỗi khi đến trường. Bên cạnh đó phải tuân thủ mọi ủng hộ tăng cường huy động các nguồn lực do xã hội đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường đảm bảo phục vụ cho quá trình chăm sóc, nuôi dạy các cháu. 6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên: hoạt động kiểm tra trong nhà trường phải được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức: kiểm tra thực hiện kế hoạch của tổ, kiểm tra chiếu giữa các tổ với nhau. Kiểm tra của Ban giám hiệu với các thành viên. Mục đích của kiểm tra để phát hiện được những sai phạm và kịp thời uốn nắn, sữa chữa nhưng không gây không khí nặng nề, căng thẳng trong tập thể. Góp ý làm sao để mọi người tiếp thu mặt tốt phát huy, mặt xấu sữa chữa. Việc kiểm tra đánh giá phải hết sức công bằng và khách quan để tạo niềm tin. Đánh giá giáo viên thông qua thăm lớp dự giờ, thông qua chất lượng chăm sóc của cháu, thông qua thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn... để từ đó giáo viên tự ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và họ sẽ có sự cố gắng nhiều hơn trong công tác. Kết luận: Cùng với những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục, đang có những bước tiến mới và là quốc sách hàng đầu. Ngành học mầm non với công tác quản lý phải được đổi mới đầu tư, đào tạo nâng cao chất lượng là yêu cầu tất yếu. Phù hợp với yêu cầu của cách mạng giai đoạn mới. Với những giải pháp trên cơ sở thực tiễn và lý luận có tính khoa học, những thành công bước đầu của hoạt động quản lý nuôi dạy các cháu, đã thực sự đóng góp chung vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Về đội ngũ giáo viên: được nâng cao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên có chuyển biến tốt, giáo viên từ trung bình lên khá cao hơn. Về trẻ: Hứng thú tham gia các hoạt động, say sưa và ham thích hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô. Cán bộ quản lý: tạo được uy tín cao hơn trong quần chúng, công tác thông tin trong và ngoài nhà trường kịp thời, chính xác, xử lý, sử dụng và lưu trử thông tin đảm bảo có tính khoa học hơn. Do đó không có những sai lệch vi phạm đáng kể xẩy ra. Tất cả mọi hoạt động chăm sóc nuôi dạy các cháu diễn ra theo một chu trình quản lý có tính khoa học và đạt hiệu quả cao hơn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mọi hoạt động đã có đầu tư song vẫn còn hạn chế. Đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ giáo viên được quan tâm kịp thời hơn. Từ việc khảo sát chất lượng quản lý hoạt động nuôi dạy các cháu đối chiếu với yêu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn mới. Chúng tôi đã nhận thức rõ việc quản lý hoạt động nuôi dạy các cháu ở trường mầm non là việc làm cấp bách. Để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu, từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, chúng tôi đã đề ra các giải pháp có tính khả thi. Các giải pháp đó đã có hiệu quả cao khi nó được thực hiện đồng bộ khoa học và triệt để. Kiến nghị 1. Phổ biến và áp dụng các biện pháp này ở các trường mầm non trong huyện Anh Sơn – Nghệ An. 2. Nâng cấp đề tài để phạm vi áp dụng ngày càng rộng hơn, có hiệu quả hơn. Với khả năng có hạn, trình độ lý luận chưa cao, kinh nghiệm chưa nhiều, tư liệu và thời gian hạn chế. Những vấn đề mà đề tài “Thực trạng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nuôi dạy các cháu trong trường mầm non” đã quan tâm đến và phương pháp giải quyết các mâu thuẫn, bức xúc chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và nhược điểm. Rất mong sự quan tâm góp ý của giảng viên đặc biệt là thầy giáo Phùng Nam Kháng, người trực tiếp hướng dẫn đề tài này.

File đính kèm:

  • docQuan ly (MN).doc
Giáo án liên quan