1. Kiến thức
- Trẻ biết bánh quấn thừng là một món ăn dân dã, được làm từ bột mì, có tẩm đường, vị ngọt, ăn giòn.
- Trẻ gọi được tên bánh.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết lăn dọc đất nặn trên mặt bảng và lăn tròn trên hai bàn tay.
- Dạy trẻ cách ấn đất nắn, quấn lại để tạo thành bánh quấn thừng
3. Giáo dục
- Trẻ biết phụ giúp và yêu thương những người thân trong gia đình
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5975 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : Nặn bánh quấn thừng Chủ điểm: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG GIÁO ÁN
Môn: Tạo Hình
Đề tài: Nặn bánh quấn thừng
Chủ điểm: Gia đình
Đối tượng: Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kiến thức
- Trẻ biết bánh quấn thừng là một món ăn dân dã, được làm từ bột mì, có tẩm đường, vị ngọt, ăn giòn.
- Trẻ gọi được tên bánh.
Kỹ năng
- Trẻ biết lăn dọc đất nặn trên mặt bảng và lăn tròn trên hai bàn tay.
- Dạy trẻ cách ấn đất nắn, quấn lại để tạo thành bánh quấn thừng
Giáo dục
- Trẻ biết phụ giúp và yêu thương những người thân trong gia đình
CHUẨN BỊ
- Cô nặn mẫu bánh quấn thừng
- Hình ảnh về bánh quấn thừng
- Đất nặn và bảng con, khăn ướt cho trẻ.
HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”
Cô và trẻ cùng đàm thoại:
- Trong bài hát nói về ai?
- Ngoài ba mẹ ra, gia đình của các con còn có những ai nữa?
- Các con có yêu thương những người thân trong gia đình mình không?
- Cô trò ta hãy cùng nhau vào bếp làm bánh để tặng cho người thân yêu của mình nhé
Trẻ hát
- Ba, mẹ và bé
Ông, bà, anh, chị…
Dạ có
Dạ
Hoạt động 2: Trẻ quan sát tranh, vật mẫu và cô làm mẫu
Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và vật mẫu
Trẻ quan sát tranh mẫu
Cô dán các tranh bánh quấn thừng lên bảng và hỏi trẻ:
- Các con có biết bức tranh nói về loại bánh gì không?
- Đây là bánh quấn thừng, là một món ăn dân dã, bánh được làm từ bột mì, được rắc đường ở phía trên, ăn có vị ngọt.
Vậy các con cùng nhắc lại cho cô biết bánh này là bánh gì?
Trẻ quan sát vật mẫu
- Bánh có hình dạng dài, thân bánh xoắn lại
Cô làm mẫu
- Để nặn được bánh, nguyên liệu cần có là đất nặn, bảng con để lót và khăn để lau tay. Trên tay cô là một khối đất nặn màu hồng. Và bây giờ chúng ta bắt đầu nặn
Bước 1: Cô sẽ làm mềm phần đất nặn này.
Bước 2: Cô chia phần đất này làm 2 phần bằng nhau
Bước 3: Sau đó, cô lấy 1 phần đât nặn và lăn tròn đất nặn lại bằng 2 tay cho đên khi đất nặn có hình khối tròn.
Bước 4: để đất nặn trên mặt bảng, dùng 1 tay ấn đất nặn, lăn dọc để tạo thành một khôi đất trụ dài
Bước 5: Cô làm tương tự với khối đất còn lại
Bước 6: cô xoắn 2 ống trụ lại với nhau để tạo thành bánh quấn thừng
- Dạ, không
Dạ, bánh quấn thừng
Trẻ quan sát
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Trẻ ngồi vào lấy đồ dùng và thực hiện
- Cô hướng dẫn thêm cho trẻ để trẻ hoàn thành mẫu của mình.
- Trẻ thực hiện
Hoạt động 4: Tổng kết, nhận xét
- Cả lớp bày sản phẩm để xem chung.
- Cô cho trẻ tự đưa ra ý kiến nhận xét
- Cô nhận xét chung và động viên khuyến khích trẻ
Trẻ nhận xét và lắng nghe
File đính kèm:
- Nan banh quan thung.docx