Đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục và đào tạo trong nhiều năm qua và đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay . Sự đổi mới đó đã góp một phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng nhân lực , đào tạo nhân tài cho đất nước thời kì kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Nghị quyết 40/2000/QH 10 , ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ : Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình , phương pháp giáo dục , sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.
Trước những yêu cầu đặt ra của xã hội nói chung và của ngành giáo dục - đào tạo nói riêng , trường THCS Buôn Trấp , Krông Ana đã tự xây dựng cho mình một chương trình , hành động cụ thể đáp ứng công cuộc đổi mới theo tinh thần chỉ đạo của các cấp. Bám sát mục tiêu giáo dục gắn với tình hình thực trạng phát triển giáo dục của địa phương mình , từng bước đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học từng bộ môn , trong đó công tác kiểm tra , đánh giá , thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ hàng đầu .
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lý trường THCS Buôn Trấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh trong lớp ( Gợi ý , khuyến khích đối tượng ...).
- Ngôn ngữ của giáo viên chuẩn xác , trong sáng . Các thao tác sư phạm phải chuẩn mực , có sức thuyết phục đối với học sinh ( Không đi lại quá nhiều , không ngồi trên bục giảng , không thao thao bất tuyệt ...).
- Kích thích được hứng thú của học sinh trong quá trình hoạt động nhóm , giúp các em dễ hiểu bài và nhớ lâu ( Giải câu đố , liên hệ thực tiễn , cập nhật và xử lí thông tin kịp thời về địa lí , dân số , kinh tế ...)
- Phải nhập tâm bài giảng , phải trung thành nhưng tránh thụ động vào giáo án . Luôn tạo được sự tập trung chú ý của HS trong giờ học .
- Việc sử dụng TBDH phù hợp với yêu cầu , đặc trưng của bài học . Thiết bị phải đảm bảo chuẩn xác , có tính thẩm mỹ ( Tránh qua loa , cẩu thả , đại khái ...). Phải xác định "Môn Địa lý bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ " và "Bản đồ là ngôn ngữ thứ hai của Địa lý..". Vì vậy dạy học Địa lý không thể thiếu bản đồ , lược đồ .
- Phải dành một lượng thời gian nhất định để kiểm tra kỉ năng của học sinh . Đánh giá tính tích cực và chủ động của HS trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
2.1.3./ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
+ Hình thức :
- Số lượt kiểm tra : Từ 3 đến 5 lần / kì / GV.
- Thông qua báo giảng , sổ đầu bài , sổ gọi tên và ghi điểm …
- Kiểm tra thường xuyên , định kì , đột xuất ….
+Nôị dung:
- Để đánh giá được việc thực hiện chương trình , TKB . Tiến độ cho điểm , Chấm chữa điểm ....
- Kiểm tra phần kiến thức trong việc ra đề kiểm tra định kì ( Khó hay dễ , Trung
bình hay quá cao …so với mặt bằng kiến thức học sinh )
- Phối hợp ban thanh tra nhân dân nhà trường thanh tra việc ra đề , chấm và trả bài cho học sinh ( Mỗi kì 1 lần / 100 % thành viên )
2.2 / Kiểm tra, đánh giá học sinh :
Bằng nhiều hình thức đánh giá học sinh , nhưng quan tâm và chú trọng nhiều nhất vẫn là cách đánh giá cho điểm thông qua kết quả kiểm tra thường xuyên , kiểm tra định kì và học kì . Kết quả các bài kiểm tra của học sinh là cơ sở và cũng là thươc đo của quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Vì vậy , tổ bộ môn đã thống nhất phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh , tạo được chất lượng mặt bằng tương đối đồng bộ .
Cũng như các môn học khác trong nhà trường , điểm số của học sinh được quản lý bằng phần mềm QLHS , tạo được nề nếp trong chuyên môn . Đảm bảo tiến độ cho điểm , vào điểm , công bằng , khách quan trong việc đánh giá học sinh . Đồng thời đảm bảo tính chính xác khi phân loại học sinh .
2.2.1./ Kiểm tra thường xuyên :
- Hình thức : Giáo viên gọi tên 2 đến 3 HS/giờ học hoặc trắc nghiệm nhanh 5 đến 10 phút , 15 phút tự luận , hoạt động nhóm , vở ghi bài … Bằng hình thức này học sinh không thể đối phó được mà phải luôn chủ động học bài , làm bài tập .
- Nội dung : Kiến thức bài học liền kề trước hoặc kiến thức bài đang học . Khắc sâu kiến thức bài đang học hoặc cũng cố kiến thức bài vừa học …
2.2.2./ Kiểm tra định kì và kiểm tra học kì :
- Hình thức : Kiểm tra tập trung 100% môn học ( theo kế hoạch ). Mỗi HS có một đề ( trong 2 đề chẵn , lẻ ) chung cho một khối lớp/ môn .
- Nội dung : Trắc nghiệm khách quan 20 % . Còn 80 % cho tự luận theo quy
định của ngành . Biểu điểm được xây dựng công khai trong đề cho phù hợp . để phân loại học sinh phải có từ 1 đến 1,5 điểm dành cho đối tượng HS khá giỏi .
- Tổ chức kiểm tra bù cho những HS thiếu bài kiểm tra định kì ( do ốm đau ) mỗi kì 2 lần . Đề bài và hình thức kiểm tra giống như lần 1 . Điều này khiến cho HS không thể ỷ lại , trốn tránh làm bài kiểm tra . Đồng thời tạo được tính nghiêm túc trong kiểm tra .
- Phân công GV coi kiểm tra chéo môn , chéo lớp . Kí giao bài , nộp bài từng môn (Số bài/số HS/ lớp ). Đánh giá việc thực hiện quy chế sau mỗi lần coi kiểm tra nghiêm túc .
2.2.3 . Kiểm tra hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Hình thức : Mỗi tháng 2 lần / khối lớp
Đố vui để học , Rung chuông vàng , thi tìm hiểu ...
- Nội dung : Hoạt động theo chủ điểm , lồng ghép kiến thức bộ môn Địa lý trong việc ra câu hỏi tìm hiểu về địa danh , thắng cảnh địa lý , ...
2.3 / Sau kiểm tra :
Tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn thường kì , chỉ rõ những ưu điểm và tồn tại của giáo viên trong việc thực hiện đổi mới phương pháp soạn - giảng , việc thực hiện quy chế chuyên môn … giúp giáo viên tự điều chỉnh , bổ sung thiếu sót kịp thời . Gia hạn thời gian nhất định sẽ tổ chức kiểm tra lại việc khắc phục tồn tại sau kiểm tra của giáo viên .
.Đặc biệt với môn học Địa lý , nhắc nhở và động viên giáo viên trong việc tìm tòi , khai thác internet , thông tin báo chí … câp nhật kịp thời các thông tin , số liệu liên quan đến bài giảng , tạo sức thuyết phục và đảm bảo tính chính xác trong quá trình chuyển tải kiến thức cho học sinhnhư : Vị trí hành chính tỉnh , quận , huyện ; về dân số và mật độ dân số ; địa lý hành chính ; tăng trưởng kinh tế ….( do tách , nhập địa giới hành chính ; tăng dân số tự nhiên ; tên địa danh …, ) .
Động viên khích lệ sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên soạn giáo án trình chiếu , bởi nó mang lại hiệu quả cao cho một giờ dạy địa lý . Trao đổi, thảo luận và thống nhất về sự bất cập nội dung kiến thức giữa thực tiễn và sách giáo khoa .
3. Kết quả
Qua nhiều năm thực hiện việc kiểm tra , đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Địa lý nói riêng . Chúng tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ . Mỗi giáo viên sau khi được kiểm tra đều có sự chuyển biến rõ rệt và rất tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công . Hầu hết GV đã biết vận dụng phương pháp dạy học đổi mới một cách linh hoạt và sáng tạo . Chất lượng đội ngũ ngày càng nâng lên , chất lượng Giáo dục toàn diện của học sinh ngày càng tiến bộ . Khẳng định được sự tối ưu trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ( Tại trường THCS Buôn Trấp ).
+Về phía giáo viên :
-Chủ động , linh hoạt và tích cực hơn trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn . Có trách nhiệm hơn đối với công việc soạn giảng ( Bộ môn Địa lý hiện có 5/6 giáo viên tự học nâng cao trình độ trên chuẩn )
-Giáo viên dạy giỏi bộ môn cấp Huyện , cấp tỉnh đạt tỷ lệ khá cao (1/6 GVDG cấp Tỉnh ; 3/6 GVDG cấp Huyện và 2/6 GVDG cấp trường ) .
+Về phía học sinh :
- Trong 3 năm học lại đậy số học sinh giỏi bộ môn địa lý đạt tỷ lệ khá cao ( 5 học sinh đạt giải nhất , nhì và ba cấp huyện ; trong đó 2 em đạt giải khuyến khích cấp tỉnh ) . Hiện nay đã có 2 học sinh trong đội tuyển HSG lớp 9 dự thi cấp Huyện sắp tới .
- Chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt . Học sinh ngày càng có “ cảm tình” với môn học Địa lý hơn .
III- BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
Để công tác kiểm tra , đánh giá thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Địa lý đạt hiệu quả , ứng dụng thiết thực cho việc nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh :
1/ Đối với giáo viên bộ môn :
+ Trước tiên đòi hỏi mỗi giáo viên phải có tính tự giác cao trong quá trình tự học và sáng tạo .
+ Chủ động và biết khắc phục khó khăn để làm chủ kiến thức “ Biết mười dạy một” . Phải có sự đam mê chuyên môn , sự tận tuỵ với nghề .
+ Biết ứng dụng CNTT trong soạn giảng . Khai thác và cập nhật thông tin , kênh hình trên mạng internet phục vụ thiết thực cho bài giảng , tạo hứng thú cho học sinh ( Địa danh , đông thực vật . mô hình núi lửa ...).
+Hiểu và phân biệt được đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý theo hướng tích cực hoạt động của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp truyền thống mà giáo viên phải tìm cách vận dụng và phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt . Phải có sự kế thừa, phát triển giữa phương pháp day học truyền thống và phương pháp mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương ( Chốt kiến thức trọng tâm )
+Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đổi mới phương pháp dạy ( cách dạy ) của thầy mà còn phải đổi mới cả phương pháp học (cách học ) của học sinh ( Hướng dẫn HS tìm hiểu bài trước khi đến lớp , sưu tầm tranh ảnh , tài liệu liên quan bài học ).
+ Cần đa dạng hoá các hình thưc dạy học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp, học trong lớp và trên thực địa...) nhằm giúp cho học sinh có tính sáng tao , năng lực tổ chức hợp tác và năng lực giao tiếp...
2/ Đối với lãnh đạo nhà trường :
+ Tổ chức kiểm tra , đánh giá thường xuyên việc đổi mới phương pháp dạy học của các tổ bộ môn . Có sự so sánh , đối chiếu những việc làm được , chưa làm được . Nêu điển hình cụ thể ( cá nhân , tập thể ).
+ Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đột xuất đối với giáo viên . Quan tâm nhiều hơn đến chất lượng , chiều sâu của việc đổi mới phương pháp dạy học của GV .Việc kiểm tra này có tác dụng giúp giáo viên chủ động và đầu tư nhiều hơn cho chất lượng soạn giảng , đồng thời tạo cơ sở cho việc đánh giá thi đua của giáo viên , khen chê kịp thời .
+ Thường xuyên bổ sung tài liệu tham khảo , TBDH tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt phương pháp dạy học mới .
3/ Đối với Phòng GD & ĐT :
+Tổ chức chuyên đề, hội thảo với phạm vi rộng và thường xuyên hơn , để các trường học hỏi lẫn nhau , thống nhất thực hiện một số bất cập trong việc đổi mới phương pháp và thực hiện chương trình ( Địa lí địa phương lớp 9 ...).
+ Tham mưu với các cấp thẩm quyền hỗ trợ kinh phí hàng năm cho giáo viên và học sinh đi thực địa , tìm hiểu địa lý tự nhiên , thổ nhưỡng , địa hình …nhằm nâng cao chát lượng dạy học .
Buôn Trấp , ngày 14 tháng 02 năm 2009
Người trình bày
XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
XÁC NHẬN CỦA HĐKH PGD & ĐT
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
File đính kèm:
- Bao cao doi moi PPGD mon Dia ly.doc