Để nâng cao hiệu quả , mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung, hoàn thành nhiệm vụ năm học mới nói riêng, công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những công tác góp phần đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh đồng thời hỗ trợ, kích thích, động viên tạo điều kiện giúp các em nâng cao chất lượng học tập, góp phần rất lớn cho việc hoàn thành kế hoạch của nhà trường.
Hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống là việc làm hết sức cần thiết đối với hoạt động đội và sao nhi đồng. Bản thân là người phụ trách hoạt động này tôi thường xuyên theo dõi kiểm tra đánh giá xếp loại các chi đội và sao nhi đồng. Tuy nhiên chất lượng chưa cao và còn mang tính hình thức, đối phó khi đến thời điểm kiểm tra các hoạt động NGLL như về kiến thức Đội hay các bài hát múa tập thể. Đây là một vấn đề cần hết sức quan tâm. Bản thân tôi nghĩ rằng phải có một vài biện pháp để khắc phục tồn tại này.
9 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài biện pháp giúp học sinh tiểu học hứng thú tìm hiểu kiến thức về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và dễ nhớ các bài hát – Múa tập thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách dễ dàng. Dần sẽ tạo cho các em có nhiều hưn kiến thức về Đội TNTP HCM.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Vấn đề giáo dục cho các em tham gia tìm hiểu và có kiến thức về Đội ở cấp tiểu học học là rất cần thiết. Đây là giai đoạn các em làm quen với Đội TNTP HCM cũng như nề tảng cho các em tham gia có hiệu quả vào công tác Đoàn – Đội ở cấp THCS, THPT..., đây cũng là lứa tuổi các em được kết nạp Đội(lớp 3). Vì vậy, việc giáo dục cho các em tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về Đội trước và sau khi kết nạp Đội là điều cần thiết. Bên cạnh việc đưa nội dung về Đội TNTP HCM trong các giờ học chính khóa giúp các em nắm về mặc kiến thức cơ bản thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp cho các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức và dễ nhớ hơn, trang trí phòng truyền thống sao cho hấp dẫn được các em để taaoj sự hứng thú cho các em tìm hiểu về lịch sử, về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu vấn đề công tác Đội thông qua các hoạt động ngoại khóa cũng được nhiều giáo viên ở các trường nghiên cứu và áp dụng tại các trường mình và cũng đã đem lại những tác động có hiệu quả tốt về nhận thức của các em. Thực tiễn ấy đòi hỏi hoạt động Đội cần thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hơn nữa để học mà chơi, chơi mà học. Chất lượng phong trào phải cụ thể, rõ ràng và gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, đáp ứng nhu cầu, phù hợp tâm lý, lứa tuổi chứ không chỉ là bề nổi, phong trào. Phụ trách thiếu nhi gồm cả lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cũng nên chia sẻ nhiều hơn với Đội trong hoạt động chung của nhà trường. Làm sao sinh hoạt Đội xen kẽ với hoạt động giáo dục chung của trường, phải gắn với chương trình học của các em, lấy phong trào để nâng cao chất lượng học, tạo sân chơi. Có vậy Đội mới thu hút học sinh.Thông qua đề tài này nhằm giúp cho các em học sinh ở trường tiểu học Hứa Tạo hiểu được nhiều hơn và nắm vững hơn về kiến thức Đội ở độ tuổi của các em.
Trong quá trình nghiên cứu cũng có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Số lượng Đội viên – Nhi đồng đông: 585 hs
- Các đội viên và nhi đồng tích cực tham gia công tác Đội - Sao
- Sự quan tâm nhiệt tình của BGH nhà trường, HĐĐ Thị Trấn Ái Nghĩa, Hội Cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự dìu dắt hết lòng vì đàn em thân yêu của anh chị phụ trách
2. Khó khăn:
- Chương trình học văn hóa quá nhiều, các em có ít thời gian để tham gia tìm hiểu cũng như tập luyện các nội dung về công tác Đội
- Đội ngũ BCH Liên - Chi Đội không được bồi dưỡng thường xuyên, các em còn rụt rè, thiếu mạnh dạng.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa của các lớp về Đội TNTP Hồ Chí Minh
Nghiên cứu các tài liệu có nội dung về Đội TNTP Hồ Chí Minh phù hợp với lứa tuổi cấp tiểu học.
2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu tình hình thực tế của Nhà trường.
3. Biện pháp, giải pháp, cách tiến hành:
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên, các chi đội cũng như các lớp sao nhi đồng chưa nhiệt tình tìm hiểu về kiến thức Đội, ít có thời gian luyện tập các bài hát múa tập thể...chỉ sử dụng hình thức đối phó trong các đợt kiểm tra Đội, vì vậy tôi xin đưa ra một vài biện pháp khắc phục như sau:
- Cần phải lập kế hoạch phù hợp với thực tế, có kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể, mỗi tuần phân công BCH liên đội giám sát kiểm tra 1 số lớp cụ thể với nội dung cụ thể.
- Tham mưu, trình kế hoach với Ban giám hiệu đưa vào kế hoach chung của nhà trường, được BGH thống nhất trong cuộc họp liên tịch hằng tháng trước khi triền khai đến các lớp.
- Hình thức triển khai:
+ Triển khai nội dung chương trình kế hoạch đã đề ra hằng tháng vào cuộc họp hội đồng sư phạm để giáo viên nắm vững nội dung, phân thời gian và biện pháp thực hiện cụ thể cho từng hoạt động.
+ Phối hợp cùng với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về Đội cũng như các bài hát – múa tập thể cho các giáo viên phụ trách và cán bộ lớp.
+ Phối hợp với giáo viên để nâng cao hiệu quả tiết thưc hành.
+ Tổ chức tuyên truyền trong các hoạt động: Chào cờ, phát thanh măng non các nội dung về Đội có tính thường xuyên trong mỗi tuần học
+ Lên kế hoạch tháng, trong đó mỗi tuần có kế hoạch riêng kiểm tra chéo giữa các lớp, có khen thưởng, tuyên dương vào tiết chào cờ đầu tháng để động viên các em, mặt khác cũng để nhắc nhở các em chưa đat cố gắng học lại, ôn lại để đạt trong tháng sau
+ Lên kế hoạch cho các lớp tham gia sinh hoạt múa hát tập thể vào giờ ra chơi thứ 4 hằng tuần, sinh hoạt trao đổi các nội dung, câu hỏi liên quan đến Đội vào giờ ra chơi thứ 3 hằng tuần.
+ Cuối mỗi tháng, tổ chức một tiết đố vui về những kiến thức Đội mà các lớp đã được biết trong mỗi tuần. Bên cạnh đó cũng nên giáo dục cho các em về lối sống giản dị của Bác, tình cảm của Bác dành cho thiếu Nhi thông qua các hội thi như: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” để động viên các em tìm tòi về Bác, về Đội TNTP HCM
- Để biết được các kế hoạch đã đề ra đạt hiệu quả như thế nào, bản thân tôi luôn thường xuyên theo dõi và kiểm tra đánh giá cho việc thực hiện kế hoạch động sao bằng cách: lập một sổ kiểm tra riêng cho BCH Liên Đội có phần xếp loại , đánh giá cuối mỗi tuần
- Thường xuyên thu sổ để kiểm tra vào một thời gian đã quy định để đánh giá rút kinh nghiệm cho các hoạt động của từng lớp
- Để đánh giá các hoạt động đã đề ra, tôi thường đi kiểm tra đột xuất một số lớp để nhận biết kết quả mà các lớp đã thực hiện được, đối chiếu qua sổ và xếp loại cho từng lớp cụ thể rõ ràng.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi đã vận dụng một số biện pháp trên vào thời gian đầu của năm học ( học kì I ) các lớp đã bắt đầu có nề nếp sinh hoạt theo kế hoạch đã đề ra, nội dung yêu cầu cho từng hoạt động được thực hiện cụ thể, các em trả lời được các câu hỏi về Đội: Tiểu sử Bác Hồ, tiểu sử Liên – Chi Đội mang tên, các ngày lễ lớn, hát – múa thuần thục các bài hát – múa tập thể.
- Đến học kì II, hầu hết các lớp đếu có nề nếp sinh hoạt chung, giáo viên chủ nhiệm các lớp cũng xem đây là một hoạt động thường xuyên mà cả cô giáo và trò đều hứng thú tham gia tích cực, các nội dung triển khai chung dưới cờ, cũng được các em tham gia sôi nổi .
Thông qua các hoạt động hết sức thiết thực và phù hợp về nội dung, kiến thức Đội đối với học sinh cấp tiểu học đã làm cho các em rất thích thú khi tham gia. Qua thời gian triển khai thực hiện đã góp phần cùng với nhà trường giúp hình thành thói quen đúng cho học sinh khi tham gia các hoạt động Đội trong nhà trường, nhằm dần dần giúp cho các em hình thành hành nhận thức và nắm vững kiến thức về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng về các hoạt động Đội – NGLL.
Nhìn chung, so với các năm học trước, năm học này các hoạt động Đội có nhiều khởi sắc đáng kể các nội dung, các phong trào, các hoạt động đều được thực hiện đầy đủ ở các lớp.
Ngoài ra một số lớp còn có một số hoạt động sáng tạo riêng cũng được nhà trường thấy rõ thông qua việc kiểm tra ở sổ kế hoạch hoạt đông Đội - Sao. Giáo viên càng dễ dàng trong mọi chỉ đạo hoạt của lớp. Học sinh có nề nếp, thói quen trong nhiều hoạt động, tổng phụ trách thuận lợi trong việc triển khai, đánh giá các kế hoạch hoạt động đã đề ra các phong trào được thực hiện đúng thời gian theo kế hoạch, thuận lợi cho việc sắp xếp quỹ thời gian trong nhiều hoạt động của trường: các chuyên đề, chủ điểm tháng, kiến thức về Đội - sao nhi đồng, giáo dục truyền thống đạo đức được khắc sâu.
VII. KẾT LUẬN:
Nói tóm lại, qua nghiên cứu đề tài về nội dung liên quan đến hoạt động Đội đối với học sinh cấp tiểu học từ những biện pháp đang thực hiện tại trường là rất thiết thực đối với các em. Kể từ khi vận dụng một số biện pháp mới đã nêu trên và lập được sổ theo dõi cho từng lớp, công tác Đội-sao được thực hiện thường xuyên, có hiện quả rõ nét, đồng thời giúp cho các em có những nhận thức và kiến thức sâu về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Để đạt được hiệu quả trên, tôi nghĩ điều quan trọng là người phụ trách công tác này phải có một số điều cơ bản sau:
- Phải lập kế hoạch, chương trình nội dung cụ thể rõ ràng
- Biết tham mưu với cấp trên để có sự chỉ đạo và hổ trợ cho các hoạt động đạt hiệu quả.
- Phải luôn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, biết vận dụng mọi hình thức cho phù hợp với thực tế.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm bổ sung, khắc phục những tồn tại.
- Tổng phụ trách phải có sự sáng tạo đổi mới các hình thức tổ chức để nội dung kế hoạch đề ra đạt chất lượng cao.
Trên đây là một số sáng kiến kinh ngiệm của bản thân rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác. Bản thân vẫn còn một số hạn chế nhất định trong công tác tổ chức hoạt động đội - sao nhi đồng. Rất mong được sự góp ý của quý cấp và anh chi em đồng nghiệp.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
- Đề nghị quý lãnh đạo cấp trên cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục công tác đội đặc biệt là về lịch sử cung như các nội dung cần thiết để các em có đủ kiến thức khi tham gia các hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường đối với học sinh cấp tiểu học như việc soạn thảo thêm những tài liệu chung nhất và phổ biến về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động Đội.
- Có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền giáo dục cho các em.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cấp huyện để các em có dịp cọ sát, học hỏi nhiều
IX. PHỤ LỤC: (hình ảnh hoạt động)
Học sinh tham gia nhiệt tình, sôi nổi các hoạt động tìm hiểu về Đội
Ngay từ đầu năm học, đã tạo cho các em có dự hình dung cũng như các nhìn đầu tiên về Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh thông lễ khai gảng, từ đó giúp các em có hứng thũ muốn trở thành Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh và bắt đầu tìm hiểu về Đội.
Đội văn nghệ học sinh mang trang phục Đội
Đội kéo cờ
Đội trống
Nhằm giúp các em nắm rõ tình hình hoạt động cũng như phương hướng sắp tới của Đội, Ban hoạt động Đội đã phối hợp với nhà trường tổ chức Đại Hội Liên Đội để các ĐV – NĐ tham gia thấy rõ vai trò của mình trong việc xây dựng Đội vững mạnh.
Ái Nghĩa, ngày 28 tháng 2 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Hồng Diễm
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem Doi NH 12 13.doc