Đề tài Một vài biện pháp giúp giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn khoa học lớp 5

Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống ( năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, ) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu trên trái đất do chất thải của quá trình sử dụng năng lượng.

doc34 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài biện pháp giúp giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn khoa học lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện và trở thành kỹ năng của học sinh nếu không có sự theo dõi, nhắc nhở thường xuyên của giáo viên. Trong thời gian vừa qua, tôi đã vận dụng một số biện pháp giáo dục học sinh sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện, tài nguyên nước, chất đốt như sau: - Bản thân giáo viên luôn gương mẫu trong việc sử dụng tiết kiệm điện, nước ở trường. - Khi dạy “bài 48 An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”, tôi liên hệ gợi ý để học sinh chia sẻ kinh nghiệm về cách sử dụng hiệu quả các đồ dùng tiêu thụ điện với công suất lớn như bàn ủi, tủ lạnh, quạt trần, máy nước nóng dùng điện, máy lạnh, máy giặt… - Bên cạnh đó, tôi thường xuyên điều chỉnh và nhắc nhở học sinh thực hiện những việc làm để tiết kiệm điện như phải mở hết các cửa sổ trong phòng học, tắt đèn khi ra khỏi phòng học, khi đã đủ ánh sáng trong phòng học; không sử dụng quạt trần nếu chỉ có một vài em ở trong lớp. Ở gia đình nên hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện với công suất lớn như bàn ủi, máy lạnh, máy nước nóng sử dụng điện, không nên mở tủ lạnh liên tục sẽ gây hao phí điện nhiều, mở cửa sổ để lấy ánh sáng và gió tự nhiên …; tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày như mở vòi nước vừa phải khi rửa chân, tay, tắm gội, dùng xong phải nhớ khóa vòi, tận dụng nguồn nước rửa rau để tưới cây, … tiết kiệm chất đốt trong khi nấu ăn dùng xong phải khóa ga, rót nước vừa đủ uống không để thừa rồi đổ đi, không nấu thức ăn quá nhiều sẽ dư thừa phải đổ bỏ hoặc bảo quản trong tủ lạnh, … - Để giúp các em dễ nhớ và thực hiện tốt những việc làm trên, tôi hướng dẫn các em viết thành các câu khẩu hiệu “ Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng”, “ Tiết kiệm nước, dùng xong nhớ khóa vòi”, “Khóa ga”… dán ở các nơi phù hợp, dễ nhìn thấy như cửa phòng học, góc học tập, nhà bếp, phía trên vòi nước, nhà vệ sinh,… Tóm lại, những việc làm dù rất nhỏ nhưng sẽ có ý nghĩa giáo dục rất lớn, nó giúp cho mỗi người hình thành kĩ năng một cách bền vững và thành thói quen sống sau này. Một số ảnh minh họa học sinh tự giác tắt đèn, tắt quạt, tắt vòi nước sau khi dùng xong. Học sinh thực hành tắt đèn, tắt quạt trước khi ra chơi Học sinh mở vòi nước vừa phải khi rửa tay Học sinh đang khóa vòi nước sau khi rửa tay C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Qua việc áp dụng những biện pháp trên trong dạy học các bài Khoa học có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, học sinh lớp tôi cũng đã thực hành nhiều việc làm để tiết kiệm năng lượng. Thông qua việc liên hệ, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ các môn học, cũng như theo dõi hướng dẫn các em thực hành, tôi nhận thấy hầu hết học sinh đã dần dần hiểu và có ý thức trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng điện, nước, biết sử dụng năng lượng trong hoạt động vui chơi ở trường, ở lớp như: Đa số học sinh biết tự giác tắt quạt, tắt bóng đèn khi ra khỏi phòng học, có ít bạn không mở quạt, mở đèn. Sử dụng nước tiết kiệm: mở vòi nước vừa phải khi rửa chân, tay và luôn khóa vòi nước sau khi sử dụng. Vận dụng năng lượng gió để chơi chong chóng, thả diều. Qua báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm trong các tiết học tôi thấy các em đã nêu được những việc làm khác để tiết kiệm chất đốt, tiết kiệm điện như : khóa ga sau khi sử dụng, đậy kín bình thủy để giữ nước nóng lâu hơn, rót nước vừa đủ uống không để thừa đổ đi, không mở tủ lạnh nhiều lần trong ngày, tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không tắt ti vi bằng điều khiển tự động, mở hết cửa sổ để lấy ánh sáng và gió tự nhiên, … D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình Khoa học lớp 5, nắm kĩ yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng tiết học cũng như cần tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở mức độ nào để thiết kế bài giảng và tổ chức giờ dạy trên lớp tốt nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong tiết dạy, cần coi trọng phương pháp tích cực để phát huy tính chủ động, suy nghĩ độc lập, trí thông minh và óc sáng tạo của học sinh. - Ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng và dạy nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Giáo viên phải nhiệt tình, thương yêu, tôn trọng học sinh, luôn trao dồi, học hỏi kinh nghiệm ở bạn đồng nghiệp để tìm cách dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu bài và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống. - Trong mỗi tiết dạy, cần coi trọng việc ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng cho học sinh. Điều đó sẽ giúp các em nắm vững kiến thức đã học một cách hệ thống, củng cố rèn luyện các kĩ năng một cách bền vững. - Thường xuyên động viên, khen ngợi những tiến bộ của học sinh dù rất nhỏ để các em tự hào và có ý thức phấn đấu tốt hơn nữa. E. KẾT LUẬN Trên đây là kết quả nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu trong môn Khoa học lớp 5. Vì thời gian nghiên cứu chưa dài, trình độ bản thân có hạn nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý, điều chỉnh, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tân Hiệp, ngày 24 tháng 01 năm 2013 Người viết Vũ Thị Hiên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên và sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5. 2. Tài liệu tập huấn : Tích hợp nội dung giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học. 3. Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. 4. Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 5. Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ. 6. Luật số 50/2010- LQH “Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. 7. Quyết định số 4024/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia "Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân". 8. Các bài giảng Khoa học PowerPoint trên thư viện bài giảng điện tử. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. B. NỘI DUNG. I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lý luận. 2. Cơ sở thực tiễn. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP 1. Thuận lợi 2. Khó khăn. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIÊN 1. Nghiên cứu để nắm vững nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5. 2. Biện pháp giúp giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tiết Khoa học. 2.1. Đảm bảo nguyên tắc và mức độ tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học trên lớp trong các tiết học. 2.2. Vận dụng tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là biện pháp để nâng cao hiệu quả việc “giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. 2.3 Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bằng các việc làm cụ thể của các em ở trường và ở nhà. C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM E. KẾT LUẬN PHIẾU CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tác giả:......................................................................................................................... Chức vụ: ...................................................................................................................... Đơn vị:.......................................................................................................................... Tên đề tài:..................................................................................................................... ...................................................................................................................................... GK1: ........................... Ký: .................. GK2: ............................. Ký: ....................... Mục Nhận xét đề tài Điểm Chuẩn GK1 GK2 T. nhất I. Nội dung 90đ a. Tính mới:................................................... ................................................................... ................................................................... Tốt: Khá: TB: Yếu: 20 b. Tính khoa học:.......................................... ................................................................... ................................................................... ................................................................... Tốt: Khá: TB: Yếu: 25 c. Tính thực tiễn: .......................................... ................................................................... ................................................................... Tốt: Khá: TB: Yếu: 20 d. Tính hiệu quả: .......................................... ................................................................... ................................................................... Tốt: Khá: TB: Yếu: 25 II. Hình thức 10đ a. Bố cục: ..................................................... ................................................................... 03 b. Trình bày: ................................................. ................................................................... 03 c. Diễn đạt, chính tả: .................................... ................................................................... 04 TỔNG CỘNG 100 Nhận xét chung: .......................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Xếp loại: ..................................................

File đính kèm:

  • docMot vai bien phap giup giao duc hoc sinh su dung nangluong tiet kiem va hieu qua trong mon Khoa hoc lop 5.doc
Giáo án liên quan