Đề tài Một số kinh nghiệm dạy phân môn học vần, tập đọc lớp 1

Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh và cũng là nền móng quan trọng cho việc học tập của các cấp học sau này. Đây là bậc học cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những kiến thức, kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam cần cù lao động, có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại sâm và tình cảm yêu quê hương tha thiết.

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm dạy phân môn học vần, tập đọc lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh biết nói thành câu có đủ 2 bộ phận chính. Sau mỗi câu trả lời của học sinh giáo viên sửa sai cách diễn đạt của học sinh để câu có ý nghĩa. Để cho học sinh nắm vững âm vần đã học, sau mỗi bài học giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi nhằm củng cố lại âm vần vừa học và gây hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Dạy bài 39: au, âu Sau khi học xong bài học, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ tìm nhanh tiếng mới” giáo viên cho từng tổ thi đua tìm nhanh tiếng, từ có vần mới ( cau, sau, lau, mùa sắc, tàu lá... ). Hoặc : ( Bầu trời, tàu thủy, mưa ngâu... ). * Dạng 3: Dạy bài ôn tập ở dạng bài này, giáo viên củng cố cho học sinh đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần của bài kế trước, đọc và viết được tiếng ( từ ) ghép với âm, vần đã học ở trong sách, đọc được câu ứng dụng, phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói. Khi dạy dạng bài ôn tập, giáo viên cần tăng cường cho học sinh luyện đọc cá nhân, cần phát hiện những học sinh yếu cho luyện đọc nhiều hơn. Hạn chế đọc đồng thanh. Sang học lỳ II có phần dạy tập đọc, lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng hơn nội dung bài, với bài đọc là một văn bản nghệ thuật, lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh. Giáo viên đọc song bài thơ, cần hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa được vẽ rất đẹp và sinh động trong bài ở sách giáo khoa giúp các em hiểu phần nào nội dung của bài. Sử dụng SGK ngay từ tiết 1 để khai thác tranh minh họa giúp học sinh quen làm việc với sách, cá thể hóa việc đọc. Dùng cách đọc tiếp nối để tiết kiệm thời gian, tạo nhịp khẩn trương, làm cho học sinh trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều lần. Yêu cầu học sinh đọc bắt đầu từ các vị trí khác nhau trong bài để tránh đọc vẹt ( sau khi các em đã đọc bài một vài lần ). Sau đó giáo viên tổ chức cho các em đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc tổ chức trò chơi đọc tiếp sức, truyền điện... ở tiết 2 ( luyện đọc hiểu, luyện nói), ở khâu tìm hiểu bài, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm ) và tìm hiểu bài, tổ chức mọi học sinh đều được tham gia, trao đổi về nội dung của bài dựa theo các câu hỏi, bài tập trong SGK, giúp học sinh tái hiện, nhớ bài, hiểu nội dung chính của bài. Sau khi học sinh đã hiểu bài, giáo viên mời một vài em đọc lại bài với yêu cầu nâng cao ( đọc vừa đúng, vừa hay). Hình thức tổ chức : thi đọc giữa các cá nhân, hoặc đọc theo vai ( với văn bản có nhân vật đối thoại ). Yêu cầu chính là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc hay, thể hiện đúng tự nhiên một vài câu hoặc 1 đoạn trong bài. Ví dụ : Khi học đọc phân vai các nhân vật trong bài “ Mời vào” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thể hiện đúng, tự nhiên đúng lời hỏi đáp của từng nhân vật theo giọng của từng nhân vật . Khâu luyện đọc luôn dược thực hiện trước khâu tìm hiểu nội dung bài, học sinh luyện đọc một cách kỹ lưỡng trước khi tìm hiểu bài. Nhờ đọc kỹ bài, các em sẽ hiểu bài tốt hơn. Sau khi đã hiểu bài, học sinh được luyện đọc lại bài để hoàn chỉnh kỹ năng đọc toàn bài, nâng cao hơn chất lượng đọc. + Luyện nói theo bài đọc : Có mục đích giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ, rèn cho các em nói năng mạnh dạn, tự tin. Giáo viên cần biết cách khơi gợi, kính thích học sinh nói năng, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa của mình. 6. Biện pháp thứ 6: Kiểm tra chất lượng theo từng giai đoạn, sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ khuyến học. Sau khi học sinh học xong mỗi nhóm chữ cái âm, vần tôi tiến hành kiểm tra khảo sát mức độ đọc, viết của từng em để sau đó rèn cho các em đọc, viết còn chậm. Sau phần khảo sát đọc, viết, kết quả được nâng lên rõ rệt, các em đều đọc viết tốt. Trong lớp nhiều em kinh tế gia đình khó khăn, đi học thiếu nhiều đồ dùng học tập ảnh hưởng lớn đến việc học của các em. Tôi đã đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường trích quỹ khuyến học để mua sách vở đồ dùng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, để các em có đủ điều kiện học tập. 7. Biện pháp thứ 7: Chương trình học hai buổi/ngày. Là một chương trình học tốt đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng IV. Kết quả sau khi đá áp dụng các biện pháp - Kết quả khảo sát lớp 1-2 đầu năm học 2007 – 2008 : TS HS Đọc Viết G K TB Y G K TB Y TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % - Sau khi áp dụng các biện pháp nói trên ở học kỳ 1 thì kết quả cuối kỳ 1 như sau: TS HS Đọc Viết G K TB Y G K TB Y TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % Kết quả không có học sinh yếu, chất lượng học lực khá, giỏi môn Tiếng việt so với đầu năm được nâng lên rõ rệt. Các em trở nên thoải mái vui tươi trong mỗi giờ học, từ đó các em dễ dàng lĩnh hội kiến thức ở các môn học khác. Trên dây là toàn bộ kết quả mà tôi đã thực hiện sau khi áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng việt cho học sinh lớp 1 của trường tiểu học Đông Cửu. Phần III. Bài học kinh ngiệm I. Kinh nghiệm cụ thể Thông qua việc nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 1 và qua trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu tìm ra một số kinh nghiệm để nâng cao môn tiếng việt lớp 1. Trên cơ sở những việc đã làm và thực tế kết quả đã đạt được tôi có những bài học kinh nghiệm cụ thể sau: + Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới, đây chính là khâu then chốt quyết định chất lượng trong nhà trường, giúp học sinh phát hiện kiến thức, tự giải quyết vấn đề và phát triển một cách toàn diện theo sự nhận thức của từng cá nhân. Trên cơ sở đó giúp học sinh có vốn tri thức và kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt. + Giờ học theo hướng đổi mới phương pháp là giờ học mà giáo viên nói ít nhưng biết tổ chức, hướng dẫn để học sinh làm việc và làm việc nhiều. Giáo viên không làm hộ, làm thay cho học sinh. Để giờ học tạo được cảm giác nhẹ nhàng như vậy, giáo viên cần chuẩn bị bài công phu hơn so với việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp cũ. + Nắm chắc phương pháp giảng dạy, luôn biết kết hợp đổi mới phương pháp dạy học. + Phải biết thâm nhập thực tế, trăn trở trước hoàn cảnh của học sinh. + Tổ chức tốt mọi hoạt động trong các giờ học Tiếng Việt. + Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục các em học sinh có hiệu quả. + Xác định rõ thực chất đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều được hoạt động được bộc lộ, phát triển (Dưới sự hướng dẫn của giáo viên). II. Cách sử dụng sáng kiến Với sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng thông suốt năm học, xong điều quan trọng là người thực hiện cần linh hoạt, vận dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể, không khuôn mẫu, cứng nhắc. III. Kết luận – kiến nghị 1. Kết luận: Tiếng Việt là môn học có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống các môn học của tiểu học nói riêng và của các cấp học nói chung. Hiện nay đất nước ta đang nằm trong sự nghiệp đổi mới “công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Mục tiêu của giáo dục là thực hiện giáo dục toàn diện : Đức – trí – thể – mỹ cho học sinh. Chúng ta đang thực hiện chương trình thay sách lớp 1,2,3,4 ở tiểu học và 6,7,8,9 ở THCS . Đây là một chiến dịch lớn thể hiện sự quyết tâm của ngành giáo dục để đưa tri thức của đất nước ta tiến xa hơn nữa, hội nhập cùng các nước khác trên thế giới. Trong đó môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh, giúp các em học tốt các môn học khác. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt lớp 1 nói riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong quá trình dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết tự học, tự tìm tòi sáng tạo, đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của thầy và trò trong việc dạy và học. Nhất là đối với học sinh lớp 1, là những người đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, có đầu óc suy luận khoa học, sáng tạo mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện của học sinh lớp mình dạy. 2. Kiến nghị + Đối với giáo viên : Để đạt được kết quả trong việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt chương trình tiểu học mới, tôi mong rằng tất cả giáo viên cần nghiên cứu, tìm ra phương pháp giảng dạy hay đầu tư nghiên cứu để rèn luyện các em đi đến kết quả cao nhất. + Đối với học sinh : Học sinh cần chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu trau dồi những kiến thức qua sách vở, báo, truyện... tự tìm tòi học hỏi, tự phát hiện những kiến thức cho bản thân. + Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh cần trang bị cho con em mình đầy đủ dụng cụ học tập, phục vụ tốt cho việc học của con em mình, dành nhiều thời gian đôn đốc con em học ở nhà, kết hợp với nhà trường cùng giáo dục. Đông Cửu, ngày 15 tháng 10 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Minh Lý Phần IV. Tài liệu tham khảo A. Tài liệu tham khảo - Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học. - Chương trính SGK lớp 1, sách giáo viên lớp 1 ( tập 1 + 2 ). - Tài liệu dạy lớp 1 theo chương trình tiểu học mới. - Mục tiêu GD, kế hoạch giáo dục ( Bộ GD - ĐT ). - Tạp chí gia đình tiểu học. - Báo giáo dục thời đại. Mục lục Nội dung Trang Phần I. Đặt vấn đề 1 I. Lý do chọn đề tài 1 1. Lý do khách quan 1 2. Lý do chủ quan 2 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 1- Nhiệm vụ khái quát 3 2- Nhiệm vụ cụ thể 3 IV. Đối tượng nghiên cứu 3 V. Phương pháp nghiên cứu 3 1- Phương pháp chính 3 2- Phương pháp bổ trợ 3 VI. Cơ sở nghiên cứu 3 Phần II. Giải quyết vấn đề 4 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 1- Tình hình trường lớp 4 2- Thực trạng của môn Tiếng việt lớp 1 4 II. Giải thuyết 6 III. Quá trình thực hiện giải pháp mới 6 1- Biện pháp thứ 1 6 2- Biện pháp thứ 2 7 3- Biện pháp thứ 3 7 4- Biện pháp thứ 4 8 5- Biện pháp thứ 5 9 6- Biện pháp thứ 6 13 7- Biện pháp thứ 7 13 IV. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp 14 Phần III. Bài học kinh nghiệm 15 I. Kinh nghiệm cụ thể 15 II. Cách sử dụng sáng kiến 16 III. Kết luận – kiến nghị 16

File đính kèm:

  • docSKKN Hoc van Tieu hoc.doc
Giáo án liên quan