Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx Xxxxx

Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những phát triển mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, sự phát triển giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả

doc35 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 10636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx Xxxxx, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là đối với cán bộ quản lý giáo dục.Đi đôi với việc bồi dưỡng chính trị, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo - Người cán bộ quản lý phải luôn biết vượt qua những tình huống khó khăn, thử thách để đưa đơn vị trường học đi lên. Phải tìm ra những biện pháp có tính sáng tạo và khả thi để đưa đơn vị từ trung bình vươn lên khá, khá rồi làm cho tốt, tốt rồi vẫn phải tiếp tục phấn đấu để tốt hơn nữa. Xứng đáng: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. - Giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, vì vậy phải coi trọng công tác tuyển dụng để đưa vào ngành những người đủ tiêu chuẩn, đồng thời sa thải những người yếu kém về chuyên môn và đạo đức. - Phải đặt mọi CBGV vào thế có thể bị thay đổi, bị sa thải, nếu không nỗ lực phấn đấu để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm và luôn trau dồi đạo đức, nhân cách của người Thầy. Phải coi đây như 1 việc làm tất yếu, thường xuyên để nâng cao chất lượng đội ngũ, là yếu tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục. - Có chính sách tuyển dụng sinh viên khá giỏi tốt nghiệp ngành sư phạm, họ rất thiết tha được làm thầy để được thể hiện năng lực và tâm huyết với nghề mà mình yêu thích Tạo sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. - Thực hiện chế độ đãi ngộ tương ứng với kết quả cống hiến của từng người để phát huy được động lực phấn đấu vững bền đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. - Bồi dưỡng giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp theo chương trình bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên; tăng cường NCKH; quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. 2.2. Nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên. - Nâng cao ý thức và kiến thức đối với những người tham gia đánh giá cán bộ, giáo viên và nhân viên. - Đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phải lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của mọi người làm thước đo chủ yếu . - Đánh giá phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm - Đánh giá phải theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đồng thời nâng cao trách nhiệm pháp lý của cấp có thẩm quyền về đánh giá cán bộ -Thực hiện đúng quy trình, phương pháp đánh giá cán bộ, giáo viên và nhân viên theo đúng hướng dẫn của các công văn hướng dẫn của các cấp. 2.3. Giáo viên cần tích cực đổi mới Phương pháp dạy học - Cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV trong nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Trang bị những tri thức cần thiết, làm cho mọi GV, mọi bộ phận trong trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng. Tạo ra sự kích thích đội ngũ trong lao động sáng tạo thực hiện vận dụng phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. .- Tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp dạy học trong năm học. - Thường xuyên kiểm tra việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với học sinh - Tăng cường đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Nâng cao vai trò gương mẫu và năng lực chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường. “Cán bộ nào phong trào ấy”, khi đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường chú trọng đến hoạt động chuyên môn của giáo viên thì cùng đồng tâm nhất trí dồn trí và lực để thực hiện thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch chỉ đạo đã được bàn bạc, hoạch định, cùng đánh giá mọi hoạt động của mỗi tổ nhóm, mỗi bộ phận, mỗi giáo viên, mỗi lớp học dựa trên tiêu chí chất lượng và hiệu quả 2.4 .Xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, giáo viên và nhân viên - Để đội ngũ hoạt động có hiệu quả thì yêu cầu về công tác qui hoạch, sử dụng và bố trí cán bộ, giáo viên và nhân viên là vô cùng quan trọng. - Công tác quy hoạch cán bộ quản lý trường học phải làm thường xuyên hàng năm để có kế hoạch đưa vào qui hoạch những giáo viên tiêu biểu, xuất sắc đồng thời đưa những giáo viên chưa có sự phấn đấu rèn luyện ra khỏi danh sách qui hoạch. - Việc phân công từng giáo viên, nhân viên phải phù hợp với sở trường, năng lực công tác để phát huy tốt nhất năng lực vốn có của mỗi người. 2.5. Đổi mới hệ thống trường, khoa sư phạm và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chú trọng công tác đào tạo lại để nâng cao trình độ của cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường lên trên chuẩn. 2.6. Hoàn thiện chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên và nhân viên. Có chính sách kịp thời động viên, khen thưởng, khuyến khích những cá nhân điển hình tiên tiến. 2.7. Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của chi bộ, cấp ủy xã, của các cấp chính quyền và sự tham gia toàn xã hội trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. 2.8. Có kế hoạch đưa số nhân viên chưa đủ trình độ chuyên môn theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng hệ vừa học vừa làm. PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo nói chung và của mỗi trường tiểu học nói riêng. Họ là nhân tố quyết định việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên là một tất yếu khách quan và là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các nhà trường hiện nay nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc xây dựng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện. Đã đến lúc chúng ta cần kiểm định lại chất lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên trong mỗi trường tiểu học, trọng dụng, động viên, khích lệ những cá nhân tiên tiến xuất sắc, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo những cá nhân chưa đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới Phát huy những thế mạnh, ưu điểm trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường Tiểu học xxx, đồng thời thực hiện tốt các giải pháp trên, tôi huy vọng rằng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường đủ mạnh để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giáo dục trọng tâm mà ngành đã đề ra. Đưa tập thể nhà trường đạt nhiều thành tích cao trong công tác giáo dục. Ý kiến đề xuất 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện abc - Cần chú trọng tăng cường và tuyển dụng giáo viên đủ, ổn định để cho nhà trường sử dụng, bố trí nhân sự một cách phù hợp. - Phối hợp với trường Đại học Phú Yên, thường xuyên mở các lớp đào tạo liên thông lên trình độ Đại học. - Tăng cường công tác kiểm tra, tư vấn, thúc đẩy về chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường học về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2. Đối với Đảng ủy xã xxx: - Cần tăng cường công tác Qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chính trị cho các giáo viên nằm trong qui hoạch cán bộ quản lý trường học. 2.3. Đối với Trung ương: - Cần có cơ chế chính sách đối với việc đào tạo, tuyển dụng cán bộ, giáo viên và nhân viên phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Cần có cơ chế chính sách về tiền lương hợp lý, nhất là đối với những giáo viên trẻ, năng lực mới ra trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; Thủ tướng chính phủ (2006), Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 8/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 3859/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục "; Bộ chính trị, Chỉ thị số 06 - CT/TU của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và  làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII. Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 Chính phủ (2005), Luật Giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 về Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007 về đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học; Ủy ban nhân dân huyện abc (2008), Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 27/8/2008 về “Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp”; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Công văn số 5438/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện abc (2011), Công văn số 223/HD-GDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2011-2012.

File đính kèm:

  • docSKQLGD mot so giai phap nham nang cao chat luong doi ngu CB GV va NV truong tieu hoc x.doc