Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt,
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 9805 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy toán lớp 4 cho học sinh yếu, kém, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi thấy các em học sinh yếu đã tiến bộ rất nhiều. Đến tuần thứ 6, bảy em hổng kiến thức lớp dưới đã nắm được bảng nhân, bảng chia đã học ở lớp 2, 3; Bốn em học yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn có tiến bộ rõ rệt, đã cố gắng vươn lên trong học tập. Đặc biệt tất cả các em đã tích cực, hứng thú học Toán và tiếp thu bài mới lớp 4 đạt yêu cầu.
Giải pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.
Tôi chỉ đạo giáo viên phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm lớn lao của phụ huynh và gia đình trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi yêu cầu giáo viên phải trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện và tính cách từng em giúp các em vươn lên trong học tập. Giáo viên phải hướng dẫn phụ huynh biết kiểm tra việc học tập của con mình. Phải thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh. Thường xuyên liên lạc thông báo kết quả học tập của các em qua sổ liên lạc cho phụ huynh và đề nghị phụ huynh theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình, giúp đỡ các em trong quá trình học tập ở nhà , quản lý thời gian biểu của con em, ghi đầy đủ lời nhận xét vào sổ (đảm bảo thông tin 2 chiều). Tổ chức cho giáo viên gặp mặt phụ huynh học sinh thường xuyên. Khi thấy học sinh chưa tiến bộ cần chủ động gặp phụ huynh để trao đổi về việc học tập của học sinh tiếp tục cùng với phụ huynh điều chỉnh biện pháp phù hợp và có hiệu quả hơn. Thấy được sự lo lắng của giáo viên nên phụ huynh đã thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài của con em mình, đôn đốc các em đi học chuyên cần. Vì vậy, Học sinh lớp 4 của nhà trường đã tiến bộ lên rất nhiều.
Giải pháp 6: Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn.
Sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học. Sinh hoạt chuyên môn còn góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Với tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn như vậy, ở trường chúng tôi đã xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn chủ yếu xoay quanh việc “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh”.
Vì vậy, trong sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn không thiên về việc chỉ lên kế hoạch hoạt động chuyên môn mà chú trọng việc đưa các vấn đề vướng mắc trong chuyên môn và thực tế dạy học để thảo luận cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh đạt hiệu quả hơn.
Thực hiện công tác chuyên môn, tôi quyết tâm thực hiện chuyên đề “Khắc phục tình trạng học sinh học yếu kém”. Đây là một nội dung chủ yếu và xuyên suốt quá trình sinh hoạt chuyên môn của trường trong năm học 20.. - 20... Bởi vì để thực hiện tốt mục tiêu “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ...” thì việc “khắc phục tình trạng học sinh học yếu” là đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất. Vì vậy việc “khắc phục tình trạng học sinh học yếu” là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và của mỗi giáo viên.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã dành nhiều thời gian cho nội dung “Tìm biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu”. Cụ thể:
Sau khi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên về việc phụ đạo học sinh yếu kém, trong buổi sinh hoạt chuyên môn yêu cầu giáo viên báo cáo với tổ chuyên môn và với nhà trường về tình hình học sinh học yếu môn toán và các môn học khác. Tổ chức thảo luận chuyên đề “khắc phục tình trạng học sinh yếu”. Tổ chức cho tập thể giáo viên phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu, xây dựng nội dung phụ đạo học sinh yếu phù hợp với từng khối lớp. Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, khối trưởng theo dõi việc phụ đạo học sinh yếu của tổ mình, khối mình. Cứ hai tuần một lần, trong buổi sinh chuyên môn, giáo viên báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu, từ đó thảo luận để tập thể giáo viên cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong thực tế phụ đạo học sinh yếu.
Để mở rộng sáng kiến, tôi đã trình bày vấn đề này trong buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, Tôi đã tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp thật bổ ích giúp tôi bổ sung cho “ Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu” hoàn chỉnh hơn. Tôi đã chỉ đạo cho tất cả giáo viên trong trường vận dụng các biện pháp nêu trên ở tất cả các khối lớp để tiếp tục khắc phục và ngăn ngừa tình trạng học sinh yếu, kém về môn Toán trong toàn trường phù hợp với đối tượng học sinh yếu và điều kiện thực tế của lớp mình.
Sau khi vận dụng vào thực tế dạy học “Các giải pháp cải tiến khắc phục tình trạng học sinh học yếu, kém môn Toán” của toàn trường nói chung và đặc biệt ở khối 4 nói riêng, tôi thấy kết quả đạt được đáng mừng, các em học sinh yếu có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh yếu giảm hẳn, tỉ lệ học sinh trung bình, khá giỏi tăng cao.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Khi áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy các em học sinh ở lớp 4 đã tiến bộ rõ rệt, chất lượng học tập ngày càng được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm.
*) Kết quả kiểm tra định kì cuối học kì I về môn Toán ở khối lớp 4:
Tổng số HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
79
20
25,3%
23
29.1%
35
44.3%
1
1.3%
So sánh với kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy:
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp phụ đạo học sinh yếu, kém về môn toán mà tôi đã xây dựng chất lượng học tập môn toán được nâng lên rõ rệt. Tất cả học sinh yếu, kém môn toán ở đầu năm học của học sinh khối 4 đã lên loại trung bình có em đã đạt điểm khá. Không phát sinh thêm học sinh nào yếu, kém về môn toán. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày càng tăng.
Đồng thời, khi vận dụng các giải pháp trên cho toàn trường thực hiện, đến hết học kì I chất lượng nâng bậc học sinh yếu, kém về môn toán của trường chúng tôi đã chuyển biến rõ rệt. Toàn trường quyết tâm phấn đấu đến cuối năm học không còn học sinh nào còn yếu, kém về môn toán.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Kết luận
Qua việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Muốn khắc phục và giảm thiểu số học sinh yếu, kém để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy - học ngày một đi lên và có những biện pháp dạy và học đáp ứng được với sự phát triển của đất nước, thì đòi hỏi sự vào cuộc thật sự của các nhà quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh và tất cả các lực lượng xã hội có liên quan đặc biệt là vai trò của người giáo viên. Đó là:
1. Người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, tận tâm, tận lực để giáo dục và phụ đạo các em với tất cả tâm huyết của mình.
2. Giáo viên phải kịp thời phát hiện ra những học sinh yếu, kém thông qua các hoạt động học tập cũng như việc làm bài tập hàng ngày của học sinh và làm các bài kiểm tra định kì.
3 . Tìm ra nguyên nhân cùng với những biểu hiện của học sinh yếu kém về môn Toán.
4. Lập kế hoạch và đề ra các biện pháp phụ đạo cụ thể, rõ ràng; khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để đề ra phương pháp và hình thức dạy học thích hợp, giúp các em thích thú học tập và dễ tiếp thu bài.
5. Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Đặc biệt, nếu học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới thì giáo viên phải dạy lại
nội dung đó vào các buổi học tăng cường hoặc trong ngay tiết học chính khoá để "lấp lỗ hổng kiến thức" cho học sinh.
6. Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt, biết vận dung các trò chơi học tập để kích thích sự hứng thú của học sinh.
7. Trong giảng dạy, giáo viên phải nhẹ nhàng, kiên trì, chịu khó, biết động viên kịp thời khi các em tiến bộ (dù là một tràng vỗ tay của cả lớp hay lời khen của cô) nhưng cũng cần khéo léo nhắc nhở những học sinh có thái độ lơ là đối với nhiệm vụ học tập.
8. Thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh học sinh về kết quả học tập của các em. Biết thông cảm và chia sẻ với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em xoá bỏ những mặc cảm và biết vươn lên trong học tập.
9. Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ những bạn yếu, kém về cách học tập, về phương pháp vận dung kiến thức, giúp các em có phương pháp học tập tốt.
10. Áp dụng thường xuyên các biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán song song với các môn học khác đối với tất cả học sinh yếu các khối lớp.
II. Kiến nghị
a. Đối với giáo viên:
Phải đề cao trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc khắc phục học sinh học yếu. Bởi vì giáo viên là người chủ đạo trong việc này. Khi lập kế hoạch bài học (tất cả các tiết học), Giáo viên phải xây dựng các hoạt động học tập phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Phải có nội dung dạy cho học sinh yếu. Phải tích cực cùng với tổ chuyên môn và nhà trường đề ra biện pháp hợp lý và thực hiện có hiệu quả việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu.
b. Đối với nhà trường:
Phải xác định công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Phải xây dựng kế hoạch chung về công tác phụ đạo học sinh yếu kém và chỉ đạo kịp thời cho giáo viên thực hiện. Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu” để xây dựng biện pháp thực hiện có hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đồng thời điều chỉnh kịp thời những tồn tại trong công tác phụ đạo học sinh yếu của giáo viên. Có biện pháp hỗ trợ vật chất cho giáo viên, cho học sinh học yếu có hoàn cảnh khó khăn. Cuối năm học có đánh giá và khen thưởng cho những giáo viên làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu.
Trên đây là một số giải pháp khắc phục và ngăn ngừa tình trạng học sinh yếu, kém về môn toán lớp 4 trong việc dạy phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán. Trong quá trình chỉ đạo chuyên môn và dạy học, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để vận dụng vào dạy và phụ đạo học sinh yếu, kém. Nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong dạy học.
Do khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, với thời gian có hạn do đó không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp bổ sung của đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
File đính kèm:
- SKKN.doc