Đề tài Một số giải pháp chỉ đạo sưu tầm, chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học các môn khoa học xã hội ở trường trung học cơ sở

Hiện nay, Đảng ta, nhân dân ta ra sức thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất

n¬ước, với mục tiêu dân giàu n¬ước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững b¬ước đi lên CNXH. Muốn sự nghiệp CNH - HĐH thành công, GD-ĐT phải đ¬ược đẩy mạnh và phát triển, phát huy tốt nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất n¬ước. Đảng và nhà n¬ước rất chú trọng tới điều đó, thực sự coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi d¬ưỡng nhân tài.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chỉ đạo sưu tầm, chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học các môn khoa học xã hội ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chân dung các vị lãnh tụ cách mạng, các nhà khoa học ở môn Lịch sử, Vật lý, Toán, Hoá học... để phục vụ giảng dạy môn GDCD, Ngữ văn, mượn các tranh ảnh thiên nhiên, tranh ảnh các dân tộc trên đất nước Việt nam và các nước trên thế giới trong Địa lý để dạy các môn Lịch sử, Ngữ văn, GDCD. Tuy nhiên việc làm và sưu tầm đồ dùng dạy học cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau: Đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung học tập và có tác dụng khơi gợi suy nghĩ của học sinh. Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính thẩm mỹ và tính giáo dục. Đồ dùng dạy học phải mang tính thực tế, xác thực so với tình huống và sự kiện cần tìm hiểu. 2.3. Bài học về chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản: Điều kiện thực hiện Như ta đã biết dù các phương tiện kỹ thuật trong dạy học rất phát triển nhưng các phương tiện dạy học đơn giản vẫn mãi mãi là đồ dùng quan trọng, không gì có thể thay thế được. Các đồ dùng dạy học đơn giản đều thể hiện 3 chức năng sau: Thông báo hay trình bày thông tin Minh họa, giải thích, mô tả trực quan. Tổ chức và tiến hành các hoạt động. Nội dung và cách thực hiện + Sử dụng để kiểm tra bài cũ: thông thường hoạt động kiểm tra bài cũ, giáo viên thường tổ chức vào đầu tiết học bằng một hệ thống câu hỏi những kiến thức đã học có liện quan đến nội dung bài mới để chuẩn bị hướng học sinh vào bài học. Cách tổ chức này ít gây được sự hứng thú, chú ý của học sinh. Để đổi mới phương pháp dạy học giáo viên có thể sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản vào hoạt động kiểm tra bài cũ. Giáo viên sử dụng hệ thống sơ đồ, bảng biểu thống kê, tranh ảnh hoặc bài tập trắc nghiệm để kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học. Việc sử dụng các đồ dùng đơn giản giúp người dạy tiết kiệm được thời gian, chủ động kiến thức, tránh lối học vẹt, quay cóp bài của học sinh đồng thời tăng khả năng nhận xét, phán đoán đánh giá của các em, giúp tiết học bắt đầu với sự hứng thú, sinh động hơn. + Sử dụng để giới thiệu bài học: đa số các giáo viên dạy các môn khoa học xã hội thường giới thiệu bài học bằng một đoạn văn chuẩn bị sẵn, hình thức này dễ gây nên sự nhàm chán. Để giới thiệu bài mới có hiệu quả, tạo yếu tố bất ngờ, tập trung sự chú ý của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng dạy học đơn giản để giới thiệu bài học: như sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, bảng thống kê cho các em nhận xét đánh giá nội dung để từ đó liên hệ vào bài học. + Sử dụng trong khai thác nội dung bài học: khi khai thác nội dung bài học giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để truyền tải nội dung bài học, giúp người dạy đỡ ghi bảng, tiết kiệm được thời gian, tập trung được sự chú ý của người học. Khi khai thác nội dung bài học giáo viên có thể sử dụng hệ thống tranh ảnh, bảng biểu, báo ảnh, đồ dùng sắm vai đơn giản, phiếu học tập, mô hình để tổ chức các hoạt động, các phương pháp như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, sắm vai... Việc sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản giúp học sinh khai thác kiến thức một cách chủ động, có hệ thống và khắc sâu hơn, sách giáo khoa chỉ còn là tài liệu để tham khảo và đối chứng, bài học các môn khoa học xã hội trở nên sinh động, không còn là lý thuyết đơn điệu nhàm chán nữa. + Sử dụng để làm bài tập: các bài tập trắc nghiệm có thể chuyển lên các tờ giấy Trô-ki, hoặc các mặt sau của bìa lịch. Cách sử dụng như trên sẽ tập trung được sự chú ý quan sát của học sinh trong việc giải quyết nội dung bài tập, tiết kiệm được thời gian. Giáo viên chỉ việc treo các bài tập trắc nghiệm lên bảng cho học sinh nêu các yêu cầu của bài sau đó cho các em lên bảng điền (khoanh tròn) vào chỗ (...) ô trống hoặc đầu các chữ cái (những chỗ cần điền đã được bọc giấy ni lông trắng để có thể sử dụng ở nhiều lớp, trong nhiều năm học) + Sử dụng để củng cố luyện tập: thông thường trong hoạt động củng cố luyện tập giáo viên thường đặt ra một hệ thống câu hỏi để học sinh nhắc lại nội dung bài học theo một trình tự. Cách tổ chức này dễ tạo nên sự khô cứng, nhàm chán trong bài học. Để củng cố, luyện tập đạt hiệu quả cao hơn giáo viên có thể sử dụng hệ thống bài tập (được chuẩn bị sẵn) trên các bảng phụ hoặc phiếu học tập, cho học sinh thảo luận nhóm hoặc độc lập giúp các em khắc sâu kiến thức hơn. Ngoài ra việc dặn dò học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị kiến thức bài mới giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bằng cách vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh (cách thức này vừa làm phong phú thêm đồ dùng dạy học, vừa tăng tính tích cực chủ động trong việc chuẩn bị lĩnh hội kiến thức của học sinh. Chú ý: Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới đồ dùng dạy học mà điều quan trọng là sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Cần tránh xu hướng sử dụng đồ dùng dạy học một cách tràn lan, không có chủ đích rõ rệt, mỗi đồ dùng dạy học đưa ra cần được khai thác một cách triệt để, giáo viên phải tiếp nhận, xử lý các câu hỏi của học sinh, tác động đến học sinh thông tin phản hồi. Đồ dùng dạy học được sử dụng như vậy trở thành phương tiện đa chiều. Khi sử dụng các đồ dùng dạy học đơn giản giáo viên cần phải tuân thủ các quy tắc sau: - Treo tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ... ở vị trí dễ quan sát, tốt nhất nên treo trên tường lớp, phía trước mặt học sinh. - Lưu ý học sinh về nhiệm vụ quan sát, theo dõi, nêu yêu cầu, câu hỏi trước khi cho học sinh quan sát. - Giáo viên phải mô tả, giải thích, nhất là với những chi tiết trìu tượng, phức tạp trên bảng biểu, sơ đồ. - Cho học sinh thảo luận, phân tích nội dung, ý nghĩa, nhận xét đánh giá sự kiện, tình huống qua tranh ảnh, bảng biểu để rút ra những điều cần thiết liên quan đến nội dung bài học. - Riêng khi sử dụng bản đồ trong dạy học Lịch sử và Địa lí nhất thiết giáo viên phải giới thiệu các kí hiệu, chỉ dẫn trên bản đồ. Sử dụng bản đồ câm, giáo viên cần chuẩn bị trước các kí hiệu để khi tường thuật học sinh có thể dán trực tiếp, tránh thiên về tường thuật suông. Mặt khác sử dụng bản đồ giáo viên cần nhớ chỉ bản đồ phải từ trên xuống, từ Tây sang Đông, nhất là khi dạy các dạng điạ hình, hệ thống sông ngòi trong môn Địa lí. - Sử dụng đồ dùng dạy học khai thác nội dung xong giáo viên cần nên cất gọn gàng, không để trên bảng hoặc treo nguyên vị trí khi sử dụng, tránh phân tán sự tập trung của học sinh vào nội dung bài học. PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN Đổi mới chương trình và phương pháp dạy học không thể tách rời với việc xây dựng và sử dụng đồ dùng dạy học. Sử dụng tốt đồ dùng dạy học làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập của học sinh, làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các đồ dùng dạy học là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Việc sưu tầm và làm đồ dùng dạy học đơn giản trong các môn khoa học xã hội góp phần giải quyết tình trạng đơn điệu trong qua trình giảng dạy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, chống dạy chay, học chay, học sinh yêu thích môn học hơn, giáo viên đòi hỏi phải chủ động trong quá trình chuẩn bị kiến thức, nhuần nhuyễn trong cách thức tổ chức phương pháp dạy học, truyền tải kiến thức dễ dàng hơn. Thực trạng đồ dùng dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở hiện nay khá nghèo nàn vì vậy việc chế tạo, sưu tầm đồ dùng dạy học khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học trong các môn khoa học xã hội nói riêng và các bộ môn khác nói chung là điều hết sức cần thiết. 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 2.1 Đối với các cấp quản lý giáo dục Các cấp quản lý giáo dục tăng cường kiểm tra hơn nữa việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng dạy học đơn giản. Hàng năm tổ chức dự thi và đánh giá cao các đồ dùng dạy học đơn giản nhưng có tính giáo dục và hiệu quả giáo dục cao. - Áp dụng và nhân rộng những đồ dùng dạy học đơn giản được giải qua các cuộc thi vào các trường học, hướng dẫn cách sử dụng cụ thể cho cán bộ giáo viên trong quá trình giảng dạy. - Tổ chức các lớp chuyên đề làm, sưu tầm và hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản. 2.2. Đối với các nhà trường trung học cơ sở Ban giám hiệu các nhà trường nên chú ý đầu tư vật chất, khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội nói riêng và các bộ môn khác nói chung làm đồ dùng dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy. Có chế độ khen thưởng động viên xứng đáng đối với những giáo viên thường xuyên làm, sưu tầm và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học đơn giản vào trong quá trình dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW khoá VIII, IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1997. 2. Chính phủ nước CHXHCNVN : Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (Ban hành theo quyết định số 201/2001/QĐ - TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ) NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1991. 3. Hệ thống các văn kiện Đại hội Đảng các cấp. 4. Hệ thống các văn bản , quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục tiểu học. 5. Tài liệu bồi dưỡng CBQL tập I – II – III – IV của nhà xuất bản CBQL giáo dục đào tạo. 6. Tài liệu BDTX chu kì III (2004 – 2007) các môn khoa học xã hội của Bộ giáo dục và Đào tạo. 7. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và Đào tạo cho các môn từ lớp 6 đến lớp 9 trong chương trình đổi mới giáo dục. 8. Báo cáo tổng kết các năm học (từ năm học 2003 – 2004 đến 2006 – 2007 của trường THCS Nga Thành – Nga Sơn – Thanh Hoá. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Nhiệm vụ nghiên cứu IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu VI. Kế hoạch nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận của công tác chỉ đạo ….. I. Lịch sử đề tài II. Cơ sở lí luận… III. Cơ sở thực tiễn… Chương II: Thực trạng chỉ đạo làm, sưu tầm… I. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường… II. Thực trạng đồ dùng dạy học …. III. Các biện pháp của Ban giám hiệu … Chương III. Kinh nghiệm chỉ đạo làm, sưu tầm… I. Cơ sở đề xuất các kinh nghiệm II. Kết quả kiểm chứng II. Bài học kinh nghiệm….. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Ý kiến, đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO 01 01 03 03 03 03 04 05 05 05 06 08 10 10 11 13 16 16 16 17 24 24 24 26

File đính kèm:

  • docKinh nghiem chi dao suu tam che tao va su dungdo dung day hoc cac mon khoa hoc xa hoi o truongTHCS.doc