Đề tài Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1

Môn tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh - năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiếng việt bậc Tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 11647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho trẻ làm lại như trên nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ", pí pa -pí pô''.... Cho trẻ đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng, trẻ sẽ dễ dàng nhận biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/ dây thanh rung mạnh và có luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay . - Sai phát âm /n/ nờ - /l/ lờ lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n, ch/tr, d/gi và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào. Để chữa lỗi phát âm cho học sinh tôi phải trực quan hóa sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm /l /mũi không rung. Sau đó, ta cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc la, lo, lô, lu, lư,... Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu ''con lươn nó lượn trong lọ, ''cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc ''... Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào mặt trong của hàm răng. ... 3. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng có thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây: + Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: sỏi, thỏi gỏi. Ngã: bã, đã, giã, mã . + Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở). + Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh . 4. Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực của thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc (hoặc thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi. Ví dụ: cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cach tập cho các em câu hát ''Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng''. * Khi giáo viên đã nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng, đọc diễn cảm rồi. Để việc phát âm chuẩn đem lại kết quả cao thì đối với người học cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định . * Đối với trò: Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày, dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh trong sáng, báo Măng non, báo Nhi Đồng ... * Cách dạy thực hành: - Đầu năm học 2011 - 2012, tôi được nhận chủ nhiệm lớp 1 điểm trường Tiến Yên gồm 16 học sinh. Qua một thời gian ngắn giảng dạy có nhiều em phát âm chưa chuẩn đọc ngọng, phát âm lẫn lộn giữa các âm, vần và thanh, đọc chưa lưu loát. Với thực trạng học sinh như vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng. Đặc biệt là phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Nắm chắc mục tiêu của từng bài dạy và nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, nắm bắt được đặc điểm phát âm của từng học sinh. Để từ đó, xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp đồng thời lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể và thực hiện dạy ở lớp. Để chữa lỗi phát âm cho những học sinh trên, tôi đã dùng phương pháp luyện theo mẫu phân tích cấu âm và luyện phát âm đúng qua âm trung gian trong các giờ hoc âm, vần. Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, có thể cho học sinh đọc nhanh các từ, câu trong bài học âm, vần. Để luyện phát âm thanh điệu nên cho học sinh đọc nhiều lần dấu thanh. Sau đó, các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân công của giáo viên những nội dung trên. Bằng những biện pháp thực hiện như vậy kết hợp với sự nhiệt tình giảng dạy tận tâm với nghề, trong quá trình dạy thực nghiệm tại lớp tôi đã thu được những kết quả đáng kể. III. KẾT QUẢ : Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú đọc, học sinh phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, lưu loát, nhiều em đọc diễn cảm.. Kết quả như sau : Tổng số Đọc tốt Đọc khá Đọc TB Đọc yếu 16 3 4 9 C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Thành công của đề tài : Để đạt được kết quả trên người giáo viên phải luôn qua tâm, tận tình với học sinh. Không những thế cần kết hợp với nhà trường, gia đình động viên các em, làm cho các em chăm chỉ tự tin và có hứng thú học tập . Qua dạy thực nghiệm ở lớp tôi, tôi nhận thấy rằng giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phải linh động sáng tạo sử dụng các phương pháp, thủ pháp dạy học thích hợp đúng lúc đúng chỗ. Đồng thời, phải sử dụng thường xuyên liên tục trong quá trình dạy học . Trong thời gian thực hiện tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của các đồng nghiệp. Qua đó có sự tác động rất lớn tới các giáo viên còn chưa coi trọng việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Rèn học sinh phát âm đúng qua đó đẩy mạnh được hứng thú học phân môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục, học sinh luôn phát huy được sự độc lập, tự chủ sáng tạo trong học tập . 2. Hạn chế của đề tài : Trong quá trình thực hiện đề tài này, bên cạnh những mặt thành công đã đạt được thì còn có những hạn chế, đó là mới chỉ tìm ra được một số biện pháp sửa những lỗi phát âm tiêu biểu mà học sinh hay mắc phải, chưa đưa ra hết các lỗi mà học sinh còn phát âm chưa chuẩn và biện pháp khắc phục các lỗi phát âm đó như thế nào? Do điều kiện về vật chất, con người còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện đầy đủ, toàn diện chưa thực hiện được. 3. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số bài học kinh nghiệm sau: Để dạy phân môn Tập đọc có hiệu quả cao cụ thể là việc "Rèn cho học sinh Lớp 1 cách phát âm đúng'' đạt kết quả tốt, theo tôi mỗi giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: a, Về kĩ năng của giáo viên: - Biết làm mẫu bởi ta đã thống nhất với nhau rằng giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải đọc tốt. - Phải biết cách quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu của thầy. - Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc mẫu. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan. Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một cái máy ghi âm; ghi và phát lại lời đọc của học sinh với một thái độ chân thành; một mong mỏi tha thiết "cô muốn giúp các em đọc được đúng, đọc hay hơn''. - Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu. Nghĩa là có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên. b, Về phương pháp luyện tập: - Các mục tiêu luyện tập phải rõ ràng tường minh, trực quan. - Cường độ luyện tập phải cao, nghĩa là về nguyên tắc, luyện càng nhiều càng tốt. - Phải lựa chọn ngữ điệu (từ ngữ, câu, đoạn) để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian luyện tập . - Trong khi luyện tập cần phối hợp đồng bộ tối đa các biện pháp luyện đọc. 4. Ý kiến đề xuất : Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và việc rèn phát âm cho học sinh nói riêng thì cần phải phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội. a, Đối với gia đình: - Phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc các em cả về trí tuệ lẫn thể chất. Hằng ngày, nên bớt chút thời gian kèm cặp các em học tập, trang bị cho các em đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. - Động viên con em kịp thời đúng lúc khi con có sự tiến bộ trong học tập. Từ đó giúp các em thích học hơn và có ý thức phấn đấu hơn nữa. b, Đối với địa phương : - Thường xuyên quan tâm tới gia đình có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho các em được đến trường học hành đầy đủ. - Hàng tháng có các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi, tổ chức các hội thi "Đọc hay, viết đẹp'' ngay ở trong thôn xóm mình. - Các buổi chiều tối nên mở đài phát thanh chương trình dành cho thiếu nhi, nêu gương những học sinh có ý thức vượt khó để đạt được kết quả tốt trong học tập . 5. Lời kết: Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nỗ lực của bản thân kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình và sự động viên kịp thời của ban giám hiệu Trường Tiểu học Bằng Lang, tôi đã có những thành công đáng kể trong việc chữa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học, đặc biệt là lớp do tôi phụ trách. Đồng thời cũng muốn giới thiệu một số kinh nghiệm trong việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Từ đó, thúc đẩy phong trào "Đọc đúng, đọc hay'' của trường. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ bé khi tôi được vinh dự giảng dạy lớp 1, với những kinh nghiệm này, mong được sự chia sẻ, đóng góp của quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Bằng Lang, ngày 05 tháng 01 năm 2013 Người thực hiện Hoàng Thị Huyến. Nhận xét của tổ khối chuyên môn : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phê duyệt của thủ trưởng đơn vị: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phê duyệt của phòng GD&ĐT Quang Bình: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docSKKN Mot so bien phap ren phat am chuan cho hoc sinh lop 1.doc
Giáo án liên quan