Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp cho học sinh lớp 3

Cha ông ta đã từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. "Nâng cao nhân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" là một trong những chiến lược quan trọng mà Đảng đã vạch ra cho giáo dục – đào tạo. Nhà trường của chúng ta đang hướng đến phát triển tối đa những năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh.

Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học và có thẩm mỹ ở tất cả các môn học. Cũng từ đó chữ viết của học sinh do tôi phụ trách cũng ngày càng đẹp hơn. * Phân loại chữ viết học sinh - Xây dựng nề nếp phong trào rèn chữ viết: - Vào đầu năm học mới tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. Phân loại chữ viết của học sinh theo từng loại để có phương pháp rèn luyện chữ phù hợp. "Loại chữ đúng, đẹp. Loại chữ sai chính tả. Loại chữ sai độ cao. Loại chữ sai khoảng cách. loại chữ dính nét...v . v." - Hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào trong năm học. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch - Chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở. - Hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, cách trình bày các thể thơ khi viết bài để thống nhất trong cả lớp. - Hàng ngày, hàng tuần giáo viên phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở những lần sau. - Kết hợp tốt với chuyên môn, đoàn đội đánh giá phong trào "Vở sạch đẹp" theo từng đợt, từng học kì và cả năm học một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Trong đó tiêu chí đánh giá về chất lượng chữ viết được đặt lên hàng đầu.   * Nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh: - Đầu năm học, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm ngoài việc phổ biến kế hoạch hoạt động của nhà trường trong năm học mới giáo viên cần tuyên truyền trong phụ huynh về việc cần phải quan tâm rèn chữ viết cho học sinh. - Tuyên truyền giảng giải cho phụ huynh và học sinh về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với việc hình thành nhân cách, tính kiên trì, tính kỉ luật, chịu khó của các em trong quá trình học tập. Chỉ ra cho phụ huynh thấy được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu và tác hại của việc viết chữ xấu trong quá trình học tập. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác. - Vận động phụ huynh mua sắm đủ các loại học cụ có chất lượng cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực, thước kẻ ... Hướng dẫn phụ huynh dựa vào mẫu chữ ở vở tập viết để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót cho con em mình.  * Rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp qua tiết tập viết: - Chúng ta biết rằng muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu chữ, kích cỡ, độ cao, tốc độ viết đảm bảo. Vì thế trong các giờ tập viết, chính tả trên lớp, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái … Từ đó, hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó, giáo viên cần dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm các kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo các chữ cái và liên kết chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. - Hướng dẫn thêm về kỹ thuật viết như: Lia bút, rê bút hay viết liền mạch cho các em. - Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện phục vụ giảng dạy như: bảng phụ có kẻ sẵn dòng kẻ để viết chữ cái, từ ứng dụng và câu ứng dụng. Để không mất thời gian chuẩn bị bảng phụ thì giáo viên cần làm sẵn ba bảng phụ tương ứng với viết chữ cái, từ, câu ứng dụng làm bằng giấy ru ki sơn xanh và kẻ sẵn dòng kẻ ngang bằng mực xóa màu trắng cố định để khi viết mẫu có sai giáo viên xóa thì cũng không mất dòng kẻ. Đằng sau có gắn sẵn nam châm hít từ để sử dụng cho thuận tiện. - Khi viết chữ mẫu giáo viên phải vừa viết vừa phân tích chữ thu hút sự chú ý của toàn bộ học sinh cho học sinh thấy được tay giáo viên khi viết chữ từ điểm đặt bút, cách rê và lia bút, điểm dừng bút. Có như vậy học sinh mới xác định được cách viết chữ. - Không được bỏ qua khâu thực hành viết bảng con. - Giáo viên cần hướng dẫn kĩ khi học sinh thực hành viết vở tập viết: Điểm bắt đầu, điểm kết thúc độ cao khoảng cách phải chú ý theo mẫu trong vở. Sau mỗi tiết tập viết giáo viên cần chấm bài và sửa lỗi ngay tại lớp trực tiếp chỉ chỗ sai cho học sinh để học sinh kịp thời sửa chữa. Khen ngợi biểu dương học sinh viết đúng, đẹp, học sinh viết chữ có tiến bộ để khích lệ và khơi gợi niềm hứng thú viết chữ hướng tới viết đẹp cho học sinh. - Quan tâm đặc biệt đến cách ngồi viết, cầm bút của học sinh theo quy định học đường để có được tư thế viết chữ đạt hiệu quả cao nhất. * Biện pháp khắc phục điều kiện để rèn chữ đúng, đẹp cho học sinh: - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt là kĩ năng viết chữ đẹp. Đây là một kĩ năng không phải tự nhiên mà có, đòi hỏi sự chăm lo rèn luyện thường xuyên của giáo viên cho các em, phải dạy cho các em một cách có định hướng và có kế hoạch. - Giáo viên phải biết kết hợp dạy tốt các môn học khác như tập đọc, chính tả để khắc phục các đối tượng học sinh viết chậm sai do đọc yếu và sai quy tắc chính tả. Đặc biệt giáo viên không nên xem nhẹ việc rèn đọc hoặc bỏ qua việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Không nên xem nhẹ môn học nào bởi vì các môn học đều có liên quan bổ sung cho nhau. - Đồ dùng học tập phải đầy đủ như giấy, vở, bút, bảng con, phấn, thước... đạt tiêu chuẩn quy định. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa do điều kiện kinh tế nên học sinh chủ yếu là dùng bút bi. Những loại bút mực hay bút chấm mực như ngày xưa đối với các em vô cùng xa lạ. Chính vì vậy chữ của các em đã mất đi dáng vẻ mềm mại, chân phương so với trước đây. Các em cũng chỉ viết được một kiểu chữ nét đều, không viết được kiểu chữ có nét thanh, nét đậm. Biết được hạn chế này đầu năm tôi vận động phụ huynh mua bút luyện chữ phù hợp. Thống nhất sử dụng một loại mực (mực xanh); một loại bút viết (viết ngòi luyện chữ nét thanh đậm) loại viết này tuy đắt nhưng có giá trị sử dụng lâu dài, nếu gia đình học sinh nào quá khó khăn thì ít nhất cũng phải dùng bút mực chữ A. Tuyệt đối không sử dụng bút bi để luyện chữ. Sử dụng vở có chất lượng cao, không bị nhoè khi viết. Chính yếu tố này là yếu tố quyết định không nhỏ thành công của việc luyện viết chữ đẹp. - Học sinh viết chậm viết sai hàng ngày ngoài viết bài ở trên lớp giáo viên cần khuyến khích học sinh luyện đọc luyện viết ở nhà. Quy định mỗi ngày học sinh phải luyện viết một bài. Thời gian đầu nên cho học sinh viết thơ bốn chữ hoặc năm chữ với số lượng ít sau nâng dần lên viết thơ lục bát, đoạn văn. Sau mỗi bài viết giáo viên phải chấm chữa bài, trực tiếp chỉ chỗ sai cho học sinh từ cách trình bày đến điểm đặt bút và dùng bút của các con chữ. Đối với học sinh viết chữ đẹp giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách cầm bút, lia bút, rê bút để có được chữ viết đẹp có nét thanh nét đậm. Ngoài luyện chữ viết theo mẫu giáo viên cần sưu tầm thêm các mẫu chữ đẹp sáng tạo cho học sinh tham khảo và hướng dẫn học sinh luyện viết khơi nguồn cảm hứng yêu thích luyện viết chữ đẹp cho các em. Xây dựng nguồn lực vững trãi để tham gia các hội thi viết chữ đẹp cấp trường, huyện, tỉnh. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Trong những năm học qua tôi luôn áp dụng những biện pháp trên vào quá trình giảng dạy và rèn chữ viết cho học sinh. Chữ viết của học sinh ngày càng tiến bộ, tất cả học sinh trong lớp cùng thi đua luyện chữ. Chữ viết của các em đã trở nên mềm mại mượt mà hơn. Phần lớn các em đã biết trình bày sổ sách sạch đẹp, viết chữ đúng khoảng cách. 100% học sinh viết chữ đúng độ cao theo quy định. Nhiều em có khả năng viết chữ nghiêng, chữ sáng tạo có nét thanh nét đậm được tham gia các hội thi do trường và ngành tổ chức đạt kết quả cao. Bên cạnh đó chữ viết của lớp cũng được các tổ chức trong nhà trường đánh giá và xếp loại là lớp đạt phong trào vở sạch chữ đẹp theo tiêu chuẩn đánh giá của bộ giáo dục. * Bảng xếp loại vở sạch chữ đẹp năm học 2010 – 2011 và năm 2011 – 2012. Năm Lớp TSHS Thời điểm Xếp loại Đạt giải hội thi cấp A B C Trường Huyện Tỉnh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 3A3 38 Đầu năm 16 42.1 18 47.4 4 10.5 HKI 26 68.4 12 31.6 Cả năm 28 73.7 10 26.3 7 87.5 1 100 2011 - 2012 3A3 35 Đầu năm 17 48.6 15 42.8 3 8.6 HKI 22 62.9 13 37.1 Cả năm 26 74.3 9 25.7 9 90.0 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Với sáng kiến "Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp cho học sinh lớp ba". Giáo viên và học sinh trong trường ít nhiều cũng có suy ngẫm, nhìn nhận lại những ưu điểm, hạn chế của mình trong quá trình giảng dạy và quá trình luyện chữ viết cho học sinh để từ đó có ý thức khắc phục, sửa chữa. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm với công việc, tích cực hơn trong việc sử dụng trang thiết bị được cấp và làm thêm nhiều dồ dùng phục vụ cho giảng dạy. Chữ viết của giáo viên, đặc biệt là chữ viết học sinh ngày càng đúng đẹp là cơ sở để học tốt các môn học và đạt kết quả cao trong quá trình học tập. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh từ đó có phương pháp giáo dục học sinh một cách có hiệu quả nhất. 6. Kiến nghị, đề xuất: Các cấp lãnh đạo ngành cần quan tâm hơn nữa trong việc cấp phát trang thiết bị phục vụ giảng dạy đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Cần có kế hoạch giám sát, kiểm tra quá trình giảng dạy, việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh thường xuyên và đồng bộ. Tổ chức thường xuyên các cuộc thi viết chữ đẹp giáo viên và học sinh. Không nên giới hạn số lượng thí sinh dự thi để giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi và thể hiện năng lực bản thân. Cần có khen thưởng động viên thích đáng với giáo viên và học sinh có tiến bộ trong quá trình giảng dạy và rèn luyện chữ viết tiếng việt. Ngày 25 tháng 5 năm 2012 Người viết Đinh Thị Thanh Tuyết

File đính kèm:

  • docSKKN ren ky nang viet chu dep lop 3.doc
Giáo án liên quan