Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học

Thực hiện nghị quyết số 40/2000 QH 10 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông. Chương trình và sách giáo khoa mới đã được triển khai đại trà từ năm học 2002 - 2003.

 Chương trình và SGK mới đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học (PPDH),PPDH được gắn bó chặt chẽ với nội dung và thiết bị dạy học(TBDH)

 

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống nhất cách sử dụng có hiệu quả. - Thường xuyên theo dõi ý thức chấp hành các buổi sinh hoạt chuyên môn, ý kiến đóng góp của GV trong các buổi đó. - Nhờ có sinh hoạt chuyên môn mà GV có ý thức nghiên cứu và chuẩn bị những bài sử dụng TBDH khó để đưa ra trao đổi học tập và thống nhất trong các tiết học không còn tình trạng GV đưa TBDH ra mà không biết sử dụng. 3.3 Biện pháp sử dụng TBDH theo các chuyên đề: Tổ chức mỗi tháng sinh hoạt một chuyên đề trong đó có sử dụng TBDH. Qua đó GV thấy được sự cần thiết và tác dụng của việc sử dụng TBDH giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, từ đó GV có ý thức tự giác trong phong trào sử dụng TBDH vào bài giảng của mình. Kết quả: - Phó hiệu trưởng mỗi tháng tổ chức tập huấn cho GV một chuyên đề có sử dụng TBDH hiện đại. Như: Sử dụng vi tính viết văn bản, làm phiếu bài tập,...... Sử dụng đầu, băng đĩa,.... - Tổ trưởng chuyên môn mỗi tháng dạy (hoặc cử GVG dạy) một chuyên đề có sử dụng TBDH đơn giản như sử dụng mô hình vật mẫu, làm thí nghiệm,... để GV được học tập, trao đổi rút kinh nghiệm. 3.4 Biện pháp chỉ đạo dự giờ thăm lớp: - Đối với hiệu trưởng: dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất. Sau mỗi lần dự giờ đã tổ chức rút kinh nghiệm ngay và rất quan tâm đến việc sử dụng TBDH. - Đối với Phó Hiệu Trưởng: mỗi tuần 4 tiết, có tổ chức rút kinh nghiệm ngay hoặc dạy mẫu ngay sau hoạt động mà giáo viên tổ chức và sử dụng TBDH không hợp lí. - Đối với tổ trưởng chuyên môn và GV: Tổ trưởng và GV dự ít nhất 1 tiết/tuần, mỗi lần dự có nhận xét của cá nhân. 3.5 Biện pháp tăng cường pháp chế trong công tác chỉ đạo sử dụng TBDH (Biện pháp hành chính) Ngay từ đầu năm học ,nhà trường cần xây dựng được những quy định về quản lý và sử dụng TBDH nhằm thiết lập được nề nếp thói quen sử dụngTBDH trong dạy học. Những quy định cần phải đưa vào văn bản và trở thành pháp lệnh bắt buộc mọi người phải tuân thủ ,ai vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp. Nghiêm cấm tuyệt đối tình trạng dạy "chay" học "chay" trong nhà trường.Giáo viên và học sinh phải hiểu được rằng việc dạy "chay" học "chay" ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học, làm hạn chế chất lượng trong nhà trường. Hàng tuần ,GV phải có kế hoạch sử dụng TBDH trong tuần (nạp cho cán bộ thư viện vào cuối tuần trước ), cán bộ thư viện tổng hợp số lần đăng kí , số lần sử dụng. Ban lãnh đạo thường xuyên theo dõi kiểm tra sổ sách và dự giờ thăm lớp của GV xem GV có sử dụng TBDH và sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giờ dạy của GV. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc sử dụngTBDH bằng cách đưa TBDH về từng phòng học để GV quản lý và sử dụng được thuận tiện. 3.6 Biện pháp thi đua sử dụng TBDH trong nhà trường : Một biện pháp có hiệu quả để tăng cường sử dụng TBDH đó là biện pháp thi đua, biện pháp này sẽ phát huy nhiều tác dụng sử dụng đúng lúc,đúng chỗ ,đúng mục đích, đúng nội dung.Sau mỗi kỳ thi đua có sơ kết thi đua và có chế độ khen thưởng kịp thời động viên về vật chất lẫn tinh thần đối với những GV có thành tích đồng thời có biện pháp xử lý hữu hiệu đối với những GV không có ý thức trong việc sử dụng TBDH làm thế mới tạo được sự công bằng khách quan ,khuyến khích được sự tham gia nhiệt tình của mọi người trong phong trào bảo quản, làm và sử dụng TBDH. Để phong trào thi đua sử dụng TBDH được triển khai rộng khắp và mọi thành viên đều hưởng ứng thì không thể quên được vai trò của tổ nhóm chuyên môn. Đây là một nhân tố quan trọng mà nhà trường cần quan tâm đến .Tổ nhóm chuyên môn lên kế hoạch và tổ chức cho GV trong tổ nhóm tham gia thi " làm và sử dụng TBDH" trong các giờ giảng và lựa chọn những giải xuất sắc để dự thi cấp trường, huyện, ... - Một năm nhà trường tổ chức thi 2 lần vào giữa học kì 1 và giữa học kì 2. 4. Nhóm biện pháp tăng cường trang TBDH: 4.1 Mua sắm trang thiết bị dạy học: - TBDH do cấp trên cấp phát . - Tiết kiệm từ ngân sách nhà nước nước để mua sắm TBDH hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học trong thời kì giáo dục hiện nay . - Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động từ phía cộng đồng và hội cha mẹ học sinh để trang bị thêm TBDH trong nhà trường. Kết quả : - Nhà trường đã động viên cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp mua sắm CSVC trong lớp học của con em mình như :bảng từ, hệ thống đèn điện để đảm bảo đủ ánh sáng cho HS học tập, mua một số dụng cụ thể dục thể thao bóng bàn, bóng chuyền,... - Nhà trường đã tham mưu với ban tài chính Tỉnh cấp cho 2 máy tính. - Nhà trường,GV cùng với các đơn vị kết nghĩa đầu tư công sức để làm các sân chơi bãi tập cho học sinh vui chơi và học tập. 4.2 Tự làm và sưu tầm TBDH đơn giản có hiệu quả. Trong yêu cầu của giáo dục Tiểu học hiện nay, ngành giáo dục không thể cung ứng đầy đủ các TBDH cho từng môn,từng bài.Việc tự làm TBDHcó ý nghĩa rất quan trọng vì với sự hướng dẫn của GV ,HS lĩnh hội kiến thức,hình thành kỹ năng tốt hơn,có cơ hội khám phá môi trường xung quanh nên: - TBDH tự làm thường sát với nội dung bài học. Hình thành thói quen tiết kiệm cho GV và HS . - Giúp cho học sinh khéo léo hơn và được giáo dục nhiều mặtthông qua các nguyên vật liệucó sẵn để tự làm. - Góp phần làm phong phú TBDH trong nhà trường . Để làm được TBDH cần sưu tầm tranh ảnh có ở các loại như sách ,báo, bìa lịch,... Sưu tầm các vật dụng như vỏ hộp, can nhựa , dây thép ,... chọn các vật liệu có sẵn như nứa, tre,... 5. Biện pháp bảo quản TBDH. - Để bảo quản tốt TBDH ,ngay từ khi nhận về phải phân loại thiết bịdạy học, có cách bố trí sắp đặt TBDH hợp lý,khoa học để tiện theo dõi và dễ sử dụng. - Phân nhiệm vụ cho nhân viên thư viện chịu trách nhiệm bảo quản và theo dõi thường xuyên TBDH để có kế hoạch tu bổ ,mua sắm bổ sung phục vụ cho việc giảng dạy đảm bảo đủ TBDH trong các môn dạy chống dạy "chay" học "chay". Xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách của thư theo đúng quy định và có sáng tạo trong quá trình quản lý theo chức năng nhiệm vụ của mình như: + Sổ danh mục với tên , số lượng , chất lượng , mục đích sử dụng để giao cho GV và cán bộ thư viện theo dõi và sử dụng . + Sổ theo dõi mượn trả TBDH để kiểm tra việc sử dụng và bảo quản TBDH khi mượn... - Nêu cao tinh tự giác , tích cực, trách nhiệm cao, trong quá trình sử dụng, mượnTBDH ..... - Cuối năm yêu cầu giáo viên báo cáo lại số TBDH bị hư hỏng trong quá trình sử dụng và tổ chức kiểm tra kiểm kê theo định kì để thanh lý và có kế hoạch tu bổ, mua sắm ,... IV. Kết quả: Qua việc nghiên cứu của bản thân , so sánh đối chiếu lý luận và thực tiễn của vấn đề . Qua tìm hiểu thực trạng của nhà trường tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH và thực tế đã được áp dụng tại trường tôi công tác thấy rằng hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Kết quả dạy học trong nhà trường: Năm học 2005-2006 (Trường cũ) : + Về đội ngũ giáo viên : - GVDG cấp tỉnh: 3đ/c - CSTĐ cấp huyện: 3 đ/c - GVDG cấp huyện : 3đ/c - GVDG chuyên đề : 7đ/c. - Có 3 đồ dùng dạy học đạt giải cấp tỉnh( trong đó bản thân có 1 đồ dùng đạt giải nhì) - Có 6 đồ dùng dạy học đạt cấp huyện . - 100% GV tham gia làm đồ dùng và thi làm sử dụng cấp trường. - LĐG: 11đ/c. - Trung bình 1giáo viên sử dụng TBDH: 324 lượt/1 năm + Về học sinh: - Giỏi : 157em /458 = 34,2 % - Khá : 112 em/458 = 24,5 % - TB: 180 em/458 = 32,8 % - Học sinh HTCTTH đạt: 97,8 % - Tỷ lệ lên lớp : 98 % Năm học 2006-2007 (Trường cũ) : + Về đội ngũ giáo viên : - GVDG cấp tỉnh: 5đ/c - Có 1 cán bộ thư viện giỏi cấp tỉnh. - CSTĐ cấp huyện: 3 đ/c - GVDG cấp huyện : 7 đ/c - GVDG chuyên đề: 4đ/c. - 100% GV tham gia làm đồ dùng và thi làm sử dụng cấp trường. - LĐG: 9 đ/c. - Trung bình 1giáo viên sử dụng TBDH: 365 lượt/1 năm + Về học sinh: - Giỏi : 158 em /453 = 34,9 % - Khá : 186 em /453 = 41,0 % - TB: 106 em /453 = 23,4 % - Học sinh HTCTTH đạt: 98.9% - Tỷ lệ lên lớp : 97 % Năm học 2007-2008 (Trường mới ) : + Về đội ngũ giáo viên : - GVDG cấp Quốc gia : 1 đ/c - GVDG cấp tỉnh : 2 đ/c - GVDG cấp huyện : 3 đ/c - Trung bình 1giáo viên sử dụng TBDH: 342 lượt/29 tuần - 100% GV tham gia tự làm đồ dùng trong quá trình giảng dạy. + Về học sinh : - Giỏi : 107em /321 = 34,2 % - Khá : 147em/321 = 24,5 % - TB: 61 em/321 = 32,8 % - Học sinh giỏi tỉnh (TDTT): 1 em - Học sinh giỏi huyện (TDTT): 6 em - Học sinh HTCTTH đạt: 100% - Tỷ lệ lên lớp : 98,5 % C. Kết luận: Thiết bị dạy học là những yếu tố rất quan trọng trong dạy học ở cấp Tiểu học , nó không chỉ thực hiện chức năng minh họa mà còn là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập .TBDH vừa là phương tiện, vừa là đối tượng,nội dung của quá trình nhận thức giúp GV tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh tạo hứng thú học tập , tích cực luyện tác phong và kĩ năng thực hành.Thiết bị dạy học là điều quan trọng trong quá trình dạy học .Muốn đổi mới phương pháp dạy học cần phải có TBDH. Vì vậy người cán bộ quản lý phải có kế hoạch cụ thể chỉ đạo để thực hiện tốt công tác TBDH, phải biết sử dụng TBDH,biết bảo quản một cách khoa học,phải đi đầu trong phong trào công tác này,phải thật sự là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.Do vậy năm học 2005-2006 Sở giáo dục tổ chức cuộc thi "Làm và sử dụng đồ dùng dạy họclần thứ nhất"tôi đã tham gia và đạt giải cấp tỉnh. Để sử dụng TBDH đạt hiệu quả cao hơn, tôi xin có một số kiến nghị sau: - Đối với Sở giáo dục : Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm trong quá trình làm và sử dụng TBDH( 2-3 năm 1lần), tập huấn cho CBQL và GV cách sử dụng các TBDH hiện đại đáp ứng với chương trình dạy học trong thời kì mới. - Đối với Phòng giáo dục: + Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng TBDH cho đội ngũ CBQL và GV. + Tham mưu với UBND Huyện cho biên chế riêng cán bộ thư viện,TBDH cho các nhà trường Tiểu học. Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo công tác làm và sử dụng TBDH trong nhà trường Tiểu học chắc không tránh khỏi hạn chế. Kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý bổ sung để biện pháp này thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Nam Đàn, tháng 5 năm 2008

File đính kèm:

  • docSKKN(9).doc
Giáo án liên quan