Như chúng ta đã biết dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học là nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi dạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân với gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn các mực đó . Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học để thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp các chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống . Từng bước hình thành cho học sinh thái độ tự tin , yêu thương tôn trọng con người, yêu cái đúng, cái thiện đồng thời không đồng tình với cái sai trái .
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lựa chọn phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh
------***------
sáng kiến kinh nghiệm
lựa chọn phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 1
Năm học 2007 – 2008
i-đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học là nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi dạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân với gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn các mực đó . Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học để thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp các chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống . Từng bước hình thành cho học sinh thái độ tự tin , yêu thương tôn trọng con người, yêu cái đúng, cái thiện đồng thời không đồng tình với cái sai trái .
ii - các giải pháp sử dụng .
Từ những đặc điểm nhận thức của trẻ phương pháp dạy học chủ yếu của môn học đạo đức lớp 1 còn thiên về cảm tính , trực tiếp và cụ thể . Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng , sinh động qua các hoạt động :đóng vai chơi trò chơi ,phân tích xử lí tình huống ;kể chuyện theo tranh , xây dựng phần kết cho các câu chuyện có kết cục mở , đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và người xung quanh theo các chuẩn mực đã học. Tuỳ từng nội dung của bài học để giáo viên đưa ra các hoạt động phù hợp bao gồm các phương dạy -học hiện đại nhờ đóng vai , thảo luận nhóm ,tổ chức trò chơi , điều tra thực tiễn , giải quyết vấn đề, động não và các phương pháp truyền thống như :kể chuyện, đàm thoại , nêu gương , sử dụng đồ dùng trực quan khen thưởng …bao gồm cả hình thức học cá nhân , theo lớp và theo nhóm , học trong lớp học ngoài sân trường, có liên quan đến nội dung học tập.
Mỗi phương pháp và hình thức dạy học dều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hình thức dạy học nào .Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung từng bài , căn cứ vào trình độ và năng lực sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện , hoàn cảnh cụ thể của từng trường , từng lớp để lựa chọn và sử dụng kết hợp các hình thức dạy học một cách hợp lí.
iii-phương hướng cụ thể .
Giáo viên không phải là người truyền thụ kiến thức sẵn có cho học sinh hoặc sử dụng đồ dùng dạy học để minh hoạ cho bài giảng của mình mà người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp để định hướng cho các em tìm ra nội dung của bài học .Học sinh đóng vai trò chủ thể tiếp nhận tri thức của bài học qua các hoạt động của giái viên đưa ra, tự mình quan sát, trao đổi với bạn bè để rút ra bài học .
Cách thức tổ chức, lựa chọn phương pháp :
Tuỳ theo nội dung cụ thể của từng bài học mà học sinh lự chọn đối tượng quan sát cho phù hợp . Khi đã xác định được đối tượng giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm .
Hoạt động 1:Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm , đây là bước quan trọng giáo viên có thể tiến hành theo trình tự sau:
Cho học sinh làm việc theo nhóm hai người ( giáo viên phát cho mỗi nhóm một mẫu vật , hoặc phiếu học tập …).
Các nhóm tiếp nhân phiếu học tập qua sự hướng dẫn của giáo viên
Phiếu giao việc phải thể hiện và xác định đúng mục tiêu yêu cầu trọng tâm của bài học . Hệ thống câu hỏi này nhằm yêu cầu học sinh nắm một cách tổng quát từ tổng thể đến từng chi tiết nhỏ .
- Các nhóm tiến hành quan sát thảo luận trong nhóm để đưa ra ý kiến trả lời trước lớp .
- Học sinh trình bày kết hợp chỉ tranh
Cả lớp lắng nghe ý kiến của nhóm để nhận xét bổ sung .Giáo viên làm trọng tài
Dựa vào kết quả thảo luận của các nhóm giáo viên rút ra kết luận chung của bài học.
Hoạt động 2:
Đóng vai theo tình huống
1.Giáo viên phân vai cho hai học sinh ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai nhân vật có trong tình huống .
2.Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
3.Học sinh đóng vai trước lớp .
4.Học sinh nhận xét và thảo luận.
5.Giáo viên rút ra kết luận.
Hoạt động 3:
Cho học sinh liên hệ thực tiễn
Ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Bài đi học đều và đúng giờ (Đ Đ1)
Hoạt động 1:
1. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh Bt1 và thảo luận nhóm
+Chuẩn bị đối tượng quan sát
Giáo viên phóng to trang sách giáo khoa (Bt1) cho học sinh quan sát .
2. Học sinh làm việc theo nhóm hai người ,
3. Học sinh trình bày (kết hợp với chỉ tranh)
4. Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, con rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ ?
Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen?vì sao?
Các nhóm trình bày kết quả
5. Giáo viên nhận xét rút ra kết luận chung.
Hoạt động 2:
Cho học sinh đóng vai theo tình huống “trước giờ đi học”
1. Hai học sinh ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống .
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
3. Học sinh đóng vai trước lớp .
4. Học sinh nhận xét và thảo luận .
Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn?
Hoạt động 3:
Học sinh liên hệ.
Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ
5.Giáo viên kết luận
Ví dụ 2:Cảm ơn và xin lỗi (Đ Đ1)
Hoạt động 1:
Chuẩn bị đối tượng quan sát .
Phóng to tranh sách giáo khoa (Bt1)
1- Cho học sinh quan sát và cho biết :
Các bạn trong tranh đang làm gì ?
Vì sao các bạn lại làm như vậy ?
2- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
3- Giáo viên kết luận .
Hoạt động 2:
Học sinh thảo luận nhóm (Bt2)
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tranh
Học sinh thảo luận nhóm .
Đại diện các nhóm lên trình bày .
Cả lớp trao đổi bổ sung
Giáo viên kết luận .
Hoạt động 3:
Đóng vai(Bt4)
Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai .
Các nhóm học sinh lên sắm vai .
Thảo luận :
Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của từng nhóm ?
Em thấy thế nào khi được bạn cảm ơn ?
Em cảm thấy thế nào khi được nhận lời xin lỗi?
Giáo viên chốt lại cách ứng xử trong từng tình huống và kết luận .
IV.Kết luận :
Để dạy và học môn đạo đức có hiệu quả và chất lượng cao thì trước hết giáo viên phải là người tìm tòi và lựa chọn ra phương pháp giảng dạy riêng cho từng bài . Tổ chức cho học sinh các hoạt động bổ ích , sát thực nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy . Giáo viên phải nắm dược tâm lý của học sinh thích những hoạt động như thế nào ? Đặc biệt với tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 1 thường thích xem kênh hình nhiêù hơn kênh chữ . Qua các giờ dạy tôi thấy rằng học sinh rất thích quan sát tranh thảo luận nhóm và đặc biệt là đóng vai theo tình huống trong tranh : Thông qua hoạt động đóng vai tôi thấy không khí lớp học vui hẳn lên và học sinh em nào cũng xung phong lên đóng vai trước lớp . Tuy nhiên không phải giờ học nào cũng rập khuôn phương pháp đóng vai mà phải kết hợp nhuần nhuyễn các hoạt động lại với nhau và tuỳ theo nội dung của từng bài .
Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi nhằm xây dựng nâng cao giờ học có chất lượng cao . Có gì khiếm khuyết xin được đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường bổ sung ý kiến .
Tôi xin chân thành cảm ơn !.
Ngày 10 tháng 2 năm 2008
File đính kèm:
- PP Day hoc dao duc lop 1.doc